2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2017 - 2019.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Thời gian: từ 03/2019 đến 03/2020
- Địa điểm: UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa năm 2019
2.3.2. Đánh giá thực trạng công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử
dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2017 - 2019
- Đánh giá kết quả công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 – 2019
- Đánh giá kết quả công tác tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2019
- Đánh giá kết quả công tác thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2019
- Tổng hợp kết quả công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2017 - 2019
- Tình hình thu nộp ngân sách thông qua công tác chuyển nhượng, tặng cho thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2019
2.3.3. Ý kiến đánh giá của người dân về công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về thực trạng công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2017 - 2019
- Đánh giá ý kiến của người dân về công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2019 2.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp để để nâng cao hiệu quả công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Thuận lợi - Khó khăn
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển quyền sử dụng đất 2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Điều tra các số liệu thứ cấp
- Thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ương, địa phương liên quan đến công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
- Thu thập tài liệu, số liệu về thu hồi đất từ cơ sở, các phòng ban có liên quan đến công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
- Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ dân nằm trong khu vực nghiên cứu.
- Thu thập các số liệu từ Phòng thống kê, Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành có liên quan.
- Thu thập tài liệu từ báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.
2.4.2. Điều tra các số liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
+ Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn: Để làm rõ những khó khăn, hạn chế, cũng như tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong các quy định về trình tự, thủ tục, thời gian, đối tượng,… của công tác chuyện nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Đề tài tiến hành điều tra các cán bộ chuyên môn trực tiếp thực hiện các thủ tục về thừa kế quyền sử dụng đất. Cụ thể là cán bộ trực tiếp thực hiện các thủ tục
thừa kế quyền sử dụng đất của UBND thị trấn, xã trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, văn phòng đăng ký đất đai, cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường huyện Hoằng Hóa. Với nội dung điều tra cán bộ chuyên môn đề tài không xây dựng phiếu điều tra mà chỉ tiến hành phỏng vấn trực tiếp, ghi chép lại ý kiến của các cán bộ về thực trạng, khó khăn, nguyên nhân tồn tại và những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của địa phương.
+ Phỏng vấn người dân: Để đánh giá được khách quan thực trạng công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.
Đề tài tiến hành lập và phát phiếu điều tra (có mẫu phiếu kèm theo) cho 150 đối tượng nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Trong đó:
+ 50 đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ 50 đối tượng nhận tặng cho quyền sử dụng đất.
+ 50 đối tượng nhận thừa kế quyền sử dụng đất.
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể.
2.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu
Phương pháp thống kê, so sánh được dùng sau khi đã thu thập được toàn bộ tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết từ các phương pháp được thực hiện trước đó.
Những tài liệu, số liệu, thông tin được kiểm tra ở ba khía cạnh: đầy đủ, chính xác, kịp thời. Sau đó được xử lý tính toán và đánh giá thông qua bảng thống kê, biểu đồ, đồ thị hoặc hình ảnh minh họa để đánh giá, so sánh và rút ra các luận cứ khoa học về thực trạng quản lý và sử dụng đất, công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Phân tích các số liệu và tài liệu về tình hình chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất đã thu thập được từ đó so sánh với những quy định của pháp luật để rút ra nhận xét, kết luận và đề nghị những giải pháp thực hiện, lấy quy định của pháp luật đất đai làm cơ sở để đánh giá thực tế vai trò công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
So sánh giữa lý luận và thực tế, phương pháp này dựa trên cơ sở số liệu và tài liệu thu thập được tiến hành phân tích đánh giá theo yêu cầu của đề tài.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Áp dung phần mềm Microsof Exell để xử lý số liệu về hiện trạng sử dụng đất, tình hình chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, từ đó lập được các bảng biểu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Chương 3