CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Khái niệm nhập khẩu
1.3.1.2. Nhập khẩu ủy thác
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhận làm dịch vụ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác nhập khẩu giữa các doanh nghiệp, phù hợp với những quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Do đó, Nhập khẩu ủy thác là hình thức nhập khẩu gián tiếp thông qua trung gian thương mại. Hoạt động ủy thác nhập khẩu phải được thực hiện theo Chương 3 của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán háng hóa Quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Trong hoạt động ủy thác, Bên ủy thác nhập khẩu sẽ phải trả một khoản tiền (thường tính theo tỷ lệ % tổng giá trị hợp đồng) cho bên nhận ủy thác nhập khẩu dưới hình thức phí ủy thác, quyền lợi và nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác nhập khẩu do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác, nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa. Hình thức này giúp cho doanh nghiệp nhận ủy thác không mất nhiều chi phí tài chính, độ rủi ro thấp nhưng lợi nhuận từ hoạt động này không cao.
Điều kiện để thực hiện ủy thác nhập khẩu là bên ủy thác có giấy phép kinh doanh trong nước và/hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, có hạn ngạch hoặc có chỉ tiêu nhập khẩu, nếu uỷ thác nhập khẩu những hàng hoá thuộc hạn ngạch hoặc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước đã duyệt đối với các mặt hàng có liên quan
đến cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân. Trường hợp cần thiết Bộ Công thương có văn bản cho doanh nghiệp được nhập khẩu uỷ thác theo hạn ngạch hoặc có chỉ tiêu kế hoạch đã giao cho bên nhận uỷ thác, được cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn bản đối với những mặt hàng nhập khẩu chuyên ngành và có khả năng thanh toán hàng hoá nhập khẩu uỷ thác. Bên nhận ủy thác phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, có ngành hàng phù hợp với hàng hoá nhập khẩu uỷ thác.
Về Phạm vi hoạt động nhập khẩu uỷ thác: Uỷ thác và nhận uỷ thác nhập khẩu những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước cấm nhập khẩu, bên uỷ thác chỉ được uỷ thác nhập khẩu những mặt hàng nằm trong phạm vi kinh doanh đã được quy định trong giấy phép kinh doanh trong nước, hoặc trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên: Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng có liên quan đến đơn hàng uỷ thác nhập khẩu. Bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác thương lượng và ký kết hợp đồng uỷ thác. Quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của hai bên do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng uỷ thác. Bên uỷ thác thanh toán cho bên nhận uỷ thác tiền hàng và các khoản phí tổng phát sinh khi thực hiện uỷ thác.
Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu nhựa đường của Việt Nam đều đăng ký chức năng nhập khẩu và có đủ khả năng về trình độ chuyên môn để tự nhập khẩu nhập khẩu nhựa đường thông dụng. Hơn nữa, từ năm 2016 trở lại đây, các Bộ, Ngành tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy trình thu mua nhựa đường phục vụ các dự án mở rộng giao thông vận tải có sử dụng ngân sách Nhà nước, đặc biệt là các dự án mở rộng cầu đường của Bộ Giao thông Vận Tải. Theo đó, các dự án mở rộng đường có 30 % tổng mức đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước phải thực hiện nghiêm Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 của Quốc hội ngày 26 tháng 11 năm 2013 (có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2013) và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu và/hoặc các quy định riêng của các Bộ, ngành về mua sắm hàng hóa. Trong khi đó, Luật đấu thầu và quy định của các Bộ không quy định về nhập khẩu ủy thác nên các doanh nghiệp nhập khẩu nhựa đường gần
như không thể ký kết hợp đồng nhập khẩu ủy thác. Do đó, những năm gần đây hình thức nhập khẩu này không còn được sử dụng rộng rãi.
CHƯƠNG 2