Kế toán chi tiết hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ đoàn phát (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG

1.3. Kế toán chi tiết hàng tồn kho

Hạch toán hàng tồn kho ở các doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết theo từng người quản lý vật chất và từng nhóm mặt hàng và theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Để hạch toán chính xác hàng tồn kho cần kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán ở phòng kế toán và hạch toán nghiệp vụ ở kho hàng, quầy hàng.

Kế toán chi tiết hàng tồn kho nhằm mục đích cung cấp thông tin chi tiết cụ thể về tình hình nhập, xuất tồn hàng hóa trong doanh nghiệp theo từng loại hàng và địa điểm bảo quản. Từ đó giúp nhà quản lý và kế toán các doanh nghiệp thương mại tổ chức tốt kế toán chi tiết hàng tồn kho.

1.3.1. Phương pháp thẻ song song

Nguyên tắc hạch toán đối với phương pháp này là ở kho, thủ kho mở thẻ kho để ghi chép về số lượng hàng hóa tồn kho, tại phòng kế toán sẽ mở sổ chi tiết theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị nhằm phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của hàng hóa.

- Ở kho: Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, xuất để ghi vào các thẻ kho theo số lượng, cuối ngày tính số tồn kho trên thẻ kho của từng loại hàng hóa.

Hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho gửi phiếu nhập, xuất kho cho kế toán.

- Ở phòng kế toán: Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào phiếu nhập- xuất hàng hóa do thủ kho chuyển lên, kế toán phải tiến hành kiểm tra, ghi đơn giá và tính thành tiền rồi ghi vào các sổ chi tiết hàng hóa theo từng mặt hàng về số lượng, giá trị tiền. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết hàng hóa và tiến hành kiểm tra đối chiếu với thẻ kho theo số lượng. Sau đó kế toán tổng hợp số liệu sổ ở các

Sổ chi tiết hàng hóa vào bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn hàng hóa theo từng mặt hàng, nhóm hàng để có cơ sơ đối chiếu với kế toán tổng hợp trên TK 156.

- Phương pháp thẻ này có ưu điểm là ghi chép đơn giản dễ kiểm tra đối chiếu. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là có sự ghi chép trùng lặp giữa thẻ kho và kế toán kho. Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh ít chủng loại, mặt hàng, số lượng nghiệp vụ nhập xuất kho ít.

Sơ đồ 1.1: Quá trình luân chuyển chứng từ theo phương pháp thẻ song song

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

1.3.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

- Tại kho: Thủ kho vẫn ghi chép vào thẻ kho để theo dõi lượng nhập, xuất, tồn kho đối với từng loại danh điểm hàng hóa như phương pháp thẻ song song. Tức là, hàng ngày căn cứ vào những chức từ nhập xuất để ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển giao chứng từ cho kế toán để tính trị giá hàng hóa theo giá hạch toán.

- Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và số tiền của từng danh điểm vật tư hàng hóa theo từng kho. Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trên sổ. Cuối tháng đối chiếu số lượng trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và đối chiếu phần giá trị với bảng tính giá vật tư.

Thẻ kho

Phiếu nhập

Phiếu xuất

Sổ chi tiết hàng hóa

Bảng kê tổng hợp N-X-T hàng hóa

Sơ đồ 1.2: Quá trình luân chuyển chứng từ theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 1.3.3. Phương pháp sổ số dư

Đặc điểm của phương pháp này là kết hợp chặt chẽ việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép kế toán tại phòng kế toán.

- Tại kho: thủ kho mở thẻ kho cho từng mặt hàng theo dõi về số lượng dựa vào các phiếu nhập, xuất trong kỳ. Sau đó thủ kho tập hợp toàn bộ chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng theo từng danh điểm hàng hóa. Đồng thời nhập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán kèm theo phiếu nhập xuất. Cuối tháng, thủ kho căn cứ số lượng tồn kho theo từng mặt hàng trên thẻ kho để ghi vào sổ số dư rồi chuyển cho kế toán. Sổ số dư do kế toán mở cho từng kho, dùng cho cả năm, cuối mỗi tháng giao cho thủ kho ghi một lần.

- Ở phòng kế toán: Hàng ngày, căn cứ vào các phiếu nhập, xuất do thủ kho chuyển đến kế toán ghi vào bảng kê nhập, xuất, tồn của từng kho theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng, căn cứ đơn giá và số lượng để tính ghi vào cột “số tiền” trên sổ số dư. Đối chiếu số liệu ở cột “số tiền” trên sổ số dư với số liệu ở cột “tồn cuối kỳ”

Thẻ kho Sổ đối chiếu

luân chuyển Phiếu

nhập kho

Bảng kê nhập

Phiếu xuất kho

Bảng kê xuất

trên bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn của toàn doanh nghiệp để có cơ sơ đối chiếu với kế toán tổng hợp TK 156.

Sơ đồ 1.3: Quá trình luân chuyển chứng từ theo phương pháp sổ số dư

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Trong điều kiện thực hiện kế toán bằng phương pháp thủ công thì phương pháp sổ số dư được coi là phương pháp có nhiều ưu điểm: hạn chế việc ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, cho phép kiểm tra thường xuyên công việc ghi chép ở kho, bảo đảm số liệu được chính xác và kịp thời.

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ đoàn phát (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)