TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÔNG CỤ CỦA THƯƠNG MẠI TÍN DỤNG.doc (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 2 CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Trong các quan hệ quốc tế, quan hệ về tài chính - tín dụng - ngân hàng là quan hệ phổ biến giữa các nước trên thế giới hiện nay; mối quan hệ này được đặc biệt quan tâm ở các nước đã và đang phát triển đối với các nước kém phát triển.

Đảng, Nhà nước ta đã xác định đường lối phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH là tăng trưởng nhanh và bền vững cả trước mắt cũng như lâu dài phải dựa trên hai yếu tố: Nội lực và ngoại lực, trong đó nội lực là yếu tố quyết định và bên ngoài là yếu tố quan trọng. Chính vì vậy, hơn 10 năm qua nước ta đã sử dụng vốn vay nước ngoài chủ yếu là vay vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn viện trợ cùng với nguồn lực tài chính trong nước là yếu tố quyết định để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ; Mức tăng trưởng kinh tế mấy năm qua xấp xỉ 8%, nước ta đã dần dần khẳng định vị thế trên thế giới và các nước trong khu vực; Đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được nâng lên một bước khả quan.

Một trong những yếu tố tạo nên thắng lợi về phát triển kinh tế thời gian qua là nguồn vốn vay nước ngoài mà chủ yếu là vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của nhiều nước.

Biểu đồ: Nợ vay nước ngoài và tín dụng thương mại quốc tế năm 2010

85%

Tính đến thời điểm này, nước ta đang có số nợ vay khoảng 14 tỷ USD, trong đó vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chiếm khoảng 85%, còn lại trên là 15% vay tín dụng thương mại. Hàng năm ngân sách nhà nước bố trí chi khoảng 1/3 tổng số tiền chi trả nợ để trả nợ nước ngoài, chủ yếu là vốn ODA của các nước phương Tây.

Tình hình kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng, nguồn đầu tư trực tiếp bằng vốn nước ngoài (FDI) và nguồn vốn của các nhà đầu tư trong nước tăng lên thì lượng vốn vay ODA nên giảm dần và có thể vay vốn tín dụng thương mại thông thường ở các tổ chức OCR, vay của ADB, vay của IBRRD, hoặc của WB … khi cần thiết.

Chúng ta cũng không nên dựa vào ngưỡng an toàn cho nợ nước ngoài theo tập quán quốc tế là 50% GDP. Thực tế ở nước ta thì năm 2000 tỷ trọng nợ gần 40% trong GDP; Dự kiến năm 2006 là gần 37% GDP; Bình quân 2001-2005 là gần 36% GDP; Ước năm 2009-2010 tỷ trọng khoảng 37% GDP. Vì mỗi thời kỳ, mỗi nước có những đặc điểm về kinh tế và xã hội khác nhau, không vì theo tập quán quốc tế ấy để dẫn đến tình trạng “tốt vay dày nợ”…

Trong giai đoạn 2006-2010 và tiếp theo đến 2015, nước ta dần dần đi vào thế ổn định khi gia nhập WTO, sẽ được hưởng những thuận lợi nhất định. Xu hướng đẩy mạnh huy động nguồn vốn của các nhà đầu tư trong nước, nhà nước và nhân dân đều có lợi và tạo ra khả năng phát triển bền vững. Đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư 100% vốn (FDI) để giảm dần số dư nợ vay hiện nay xuống đến mức hợp lý; Từ đó số chi trả nợ từ ngân sách nhà nước hàng năm chỉ còn 1/4 đến 1/5 số tiền chi để trả nợ cho nước ngoài; Trường hợp cần thiết phải vay ODA hoặc vay tín dụng thương mại thông thường của các nước phải đặt hiệu quả là chỉ tiêu hàng đầu cho mỗi lần vay, cho mỗi dự án.

Nhà nước và từng doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng về hiệu quả cho mỗi lần vay, có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc giải ngân vốn vay bao gồm cả vay ưu đãi (ODA) và vay thương mại thông thường. Cần quy định trách nhiệm kinh tế và hành chính của người đi vay thì chắc chắn việc sử dụng và quản lý vốn vay

nước ngoài sẽ là động lực quan trọng góp phần tích chực đưa nước ta tiến nhanh, tiến vững chắc sớm ra khỏi danh sách các nước chậm phát triển trên thế giới.

TDTM quốc tế với những vấn đề cần tháo gỡ

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÔNG CỤ CỦA THƯƠNG MẠI TÍN DỤNG.doc (Trang 31 - 33)