Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
2.1. Một số nét khái quát về công ty TNHH TM Tân Tiến
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH TM Tân Tiến
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH TM Tân Tiến GIÁM ĐỐC
Phòng hành chính – tổng hợp
Phòng tài chính - kế toán
Phòng kinh doanh
Bộ phận
kho
- Giám đốc công ty:Quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hiệu quả hoạt động của công ty.
- Phòng hành chính – tổng hợp: Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương theo yêu cầu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm lo các vấn đề về nhân sự của công ty, tổ chức, quản lý hành chính công ty.
- Phòng tài chính – kế toán: Có chức năng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm, cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho giám đốc công ty, thực hiện hạch toán theo quy định của nhà nước và điều lệ công ty, lập các báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm.
- Phòng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng kinh doanh, tổ chức kế hoạch, chiến lược kinh doanh. Phòng kinh doanh sẽ quản lý các bộ phận kinh doanh khai thác kho bãi:
+ Bộ phận kho: Tổ chức và quản lý hàng hoá lưu kho, theo dõi và ghi chép việc thực hiện nhập, xuất hàng hoá tại kho.
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH TM Tân Tiến.
2.1.4.1. Bộ máy kế toán
Để tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, gọn nhẹ, có hiệu quả đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo công ty đối với hoạt động kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói riêng
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH TM Tân Tiến
Kế toán trưởng:
- Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty.
- Lập kế hoạch và báo cáo giám đốc thường xuyên tình hình chi tiêu tại - công ty.
- Điều hành và kiểm tra việc chấp hành các chế độ kế toán tài chính, thường xuyên báo cáo với Giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Chịu trách nhiệm sắp xếp, tổ chức bộ máy của phòng tài chính kế toán phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của phòng.
- Quyền hạn và trách nhiệm của kế toán trưởng tuân theo quy định của pháp luật.
Kế toán viên: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi bằng tiền của doanh nghiệp, khoá sổ kế toán tiền mặt mỗi ngày để có số liệu đối chiếu với thủ quỹ. Kiểm tra chứng từ đầu vào, đầu ra và tổng hợp số liệu, hoá đơn, chứng từ.
Thủ qũy:
- Xuất, nhập quỹ tiền mặt theo phiếu thu phiếu chi đã được phê duyệt.
- Quản lý, bảo quản tiền mặt.
- Lập sổ quỹ và báo cáo quỹ hàng ngày, ghi chép liên tục các khoản thu chi quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
Kế toán trưởng
Thủ quỹ Kế toán
viên
Kế toán kho
- Chịu trách nhiệm về số tồn quỹ trên sổ và số tồn quỹ thực tế.
*Chế độ kế toán áp dụng.
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính, niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
Hình thức ghi sổ của công ty áp dụng là hình thức nhật ký chung và làm kế toán trên excel.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên, hàng tồn kho được ghi sổ theo giá gốc. Giá trị hàng xuất kho được xác định theo phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước).
Phương pháp kế toán TSCĐ: TSCĐ được ghi sổ theo giá gốc, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ .
Hàng quý kế toán lập báo cáo theo quý, hàng năm lập báo cáo tổng hợp và quyết toán thuế.
2.1.4.2. Hình thức kế toán
Công ty áp dụng phương pháp kế toán theo hình thức Nhật ký chung để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung , theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung tại công ty
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Trình tự ghi sổ kế toán:
(1) Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán gốc đã được kiểm tra (các phiếu nhập, xuất kho, phiếu thu, chi tiền, giấy báo nợ, có...) dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết kế toán ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung hoặc sổ nhật ký đặc biệt, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung (sổ nhật ký đặc biệt ) để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu ghi trên sổ cái , lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ thẻ kế toán chi tiết ) được dùng để lập các BCTC
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ Nhật ký đặc biệt
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký chung
SỔ CÁI
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết