nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực
Khi thực hiện Chủ Nghĩa Tư Bản Nhà Nước ,chúng ta có nhiều lợi thế hơn thời Lênin .Về vị trí địa lý nước ta nằm trong khu vực phát triển năng động nhất thế giới hiệ nay .Xu thế của thế giới là vừa hợp tác ,cạnh tranh để xây dựng một nền kinh tế toàn cầu .Vấn đề đặt ra là làm sao ta có thể hội nhập và hợp tác với các nước khác hẳn ta về tư tưởng ,chế độ chính trị xã hội .hương thức hội nhập đó chỉ có thể thưch hiện thông qua các hình thức kinh tế tư bản nhà nước với tính cách là một kiểu liên minh kinh tế với tư bản tài chính ở các nước tiên tiến như Lênin đã dự báo và mong muốn trước đây .
Toàn cầu hoà nền kinh tế thế giới là một xu thế khách quan do tác động của sự phát triển của lực lượng sản xuất .NHưng thập niên cuối thế kỷ XX,cuộc cách mạng khoa học và công nghẹ hiện đại đã đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn, hàng hoá ,dịch vụ,chuyển giao công nghệ trong phạm vi toàn cầu xuất hieenj nhiều hiện tượng mới như thương mại điện tử , đồng tiền ảo ,nền kinh tế số…kéo theo lý thuết mới về nền kinh tế ,đòi hỏi các dân tộc trên thế giới phải có tư duy mới đối với thách thức và cơ hội trong qua trình phát triển .
Quá trình toàn cầu hoà diễn ra ở nhiều cấp đọ khác nhau ,từ hợp tác song phương giữa hai nước ,hình thanh tam giác tứ giác ,các tiểu vùng kinh tế ,liên minh khu vực ,mậu dịch tự do ,diên đàn kinh tế ,liên minh kinh tế, các tổ
chức toàn cầu …hiện nay trên toàn thế giới có khoang trên 100 tổ chức như vậy.
Toàn cầu hoá là một quá trình vùa hợp tác vừa đấu tranh ,mỗi nước cần tận dụng tối đa thế và lực của mìnhđểđẩm bảo lợi ích của dân tộc trong quan hệ song phương và đa phương với các nước.
Các nước phát triển cũng như đang phát triển đều tìm cách hội nhập nền kinh tế của mình để thu được lợi thế lớn nhất.