Lỗ lũy kế của một số công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG của CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 2020 tới NAY (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 2020 – NAY14

2.3 Lợi nhuận và lỗ lũy kế của một số công ty chứng khoán từ 2020 tới nay

2.3.2 Lỗ lũy kế của một số công ty chứng khoán

Tình trạng doanh thu thấp, trong khi chi phí bào mòn hoàn toàn lợi nhuận là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới kết quả kinh doanh thua lỗ tại các công ty chứng khoán này.

Chứng khoán Việt nửa đầu năm và đặc biệt trong quý 2/2021 chứng khiến đà bứt phà của hàng loạt các chỉ số, VN-Index vượt xa mốc 1.400 điểm dễ dàng. So với thời điểm cuối quý 1, chỉ số VN-Index đã tăng trưởng hơn 18% về mặt điểm số. Sức nóng của thị trường đã hút lượng khổng lồ nhà đầu tư mới vào thị trường, đưa thanh khoản liên tiếp xô đô các cột mốc mới. Những phiên giao dịch tỷ đô không còn quá xa lạ, giá trị giao dịch bình quân tính riêng trong quý 2 đã tăng thêm 38% lên mức 26.300 tỷ đồng.

Vẫn có thể điểm tên một số công ty chứng khoán có kết quả kinh doanh đi ngược lại xu hướng trong quý 2 vừa qua, báo lỗ hàng tỷ đồng.

Table 2.8 LNST của các CTCK năm 2021

(Nguồn: cafef.vn)

Chứng khoán Đại Việt (DVSC) đã công bố BCTC quý 2/2021, ghi nhận khoản lỗ ròng gần 4,2 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động quý 2 đạt hơn 20 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó phần lớn được đóng góp bởi mảng tự doanh với gần 17,6 tỷ đồng. Hoạt động môi giới cũng thu về hơn 1,2 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ. Ngoài ra, DVSC không có thu nhập đến từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) hay các tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS)

Tuy nhiên, đáng chú ý là chi phí hoạt động trong quý 2 của DVSC ghi nhận hơn 22,1 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ. Nguyên nhân của sự chênh lệch đáng kể này đến từ hoạt động đánh giá lại tài sản tài chính theo giá thị trường, qua đó khoản chi phí bị tăng lên hơn 630%, ghi nhận ở mức 20,2 tỷ đồng. Chi phí môi giới theo đà tăng của doanh thu cũng ghi nhận vọt lên hơn 1,4 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, nhờ khoản lãi trong quý 1 mà DVSC vẫn báo lãi ròng gần 2,5 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/6/2021, DVSC vẫn còn khoản lỗ lũy kế lên đến gần 34,2 tỷ đồng.

Table 2.9 Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt (đvt: tỷ đồng)

(Nguồn: cafef.vn) Tương tự, Công ty Chứng khoán Đà Nẵng (DNSC) trong quý 2/2021 ghi nhận doanh thu hoạt động xấp xỉ 2 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đà tăng của các khoản chi phí lại mạnh mẽ hơn doanh thu, chi phí hoạt động tăng 93% lên hơn 1,3 tỷ đồng; khoản chi cho QLDN cũng chiếm gần 2,4 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ năm 2020. Do đó, DNSC báo lỗ ròng 1,7 tỷ đồng trong kỳ báo cáo trong khi cùng kỳ chỉ lỗ hơn 153 triệu đồng.

Tại Chứng khoán EuroCapital (ECC), quý 2 đánh dấu quý thứ 11 liên tiếp công ty chứng khoán này chìm trong thua lỗ. Các khoản chi phí tăng cao là nguyên nhân gây ra tình trạng kinh doanh kém của công ty.

Tính riêng trong quý 2, doanh thu hoạt động của ECC đạt 239 triệu đồng, gấp 12 lần cùng kỳ, nhưng chi phí hoạt động ghi nhận hơn 244,4 triệu đồng. Hoạt động môi giới có sự khởi sắc, đạt 18 triệu đồng trong khi cùng kỳ năm trước chỉ hơn 1,3 triệu đồng; tuy vậy, chi phí đạt 188 triệu đồng, áp đảo và bào mòn hoàn toàn doanh thu.

Hoạt động lưu ký cũng đem lại doanh thu gần 13 triệu, song chi phí mảng này lên tới hơn 33 triệu đồng.

Kết quả, ECC lỗ xấp xỉ 1,1 tỷ đồng trong quý 2. Lũy kế 6 tháng, khoản lỗ ròng của công ty đạt 2,2 tỷ đồng, lỗ lũy kế tính đến 30/6 lên tới gần 63,5 tỷ đồng.

Tình trạng chi phí bào mòn hoàn toàn lợi nhuận cũng xảy ra với CTCP Chứng khoán Việt (VSCS). Tổng doanh thu hoạt động và doanh thu tài chính của công ty trong quý 2 đạt 1,35 tỷ đồng; tuy nhiên các khoản chi phí lại ghi nhận 1,5 tỷ đồng, khoản chi phí QLDN cũng tăng 72% lên 865 triệu đồng. Kết quả, VSCS ghi nhận phần lỗ sau thuế trong quý gần 260 triệu đồng. Lỗ lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 428 triệu đồng.

Table 2.10 Lợi nhuận ròng của ECC và VSCS ( Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

(Nguồn: cafef.vn)

Một CTCK nhỏ là Chứng khoán Globalmind Capital (GMC) ghi nhận lỗ sau thuế quý 2 xấp xỉ 1,4 tỷ đồng, cải thiện 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đến từ việc doanh thu hoạt động tăng gấp đôi lên 1,9 tỷ đồng, trong khi mức tăng của chỉ phí lại thấp hơn, chỉ tăng 25% so với thực hiện cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, GMC cũng thực hiện tốt kiểm soát chi phí QLDN khi giảm 9% so với cùng kỳ, ghi nhận 2,5 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, lỗ ròng của GMC đạt hơn 2,5 tỷ đồng, giảm 40% so với 6 tháng đầu 2020.

Tính từ đầu năm 2018 đến nay, có đến 10/14 quý GMC báo lỗ. Lỗ lũy kế tính đến cuối quý 2/2021 ghi nhận hơn 26,5 tỷ đồng.

Table 2.11 Lợi nhuận ròng của GMC ( Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị )

(Nguồn: cafef.vn)

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG của CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 2020 tới NAY (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)