Mục đích
Trong bài này, bạn sẽ học cách tìm kiếm những sự trợ giúp từ nhiều nguồn khác nhau như tài liệu hệ thống, tài liệu trực tuyến, hỗ trợ thương mại, hỗ trợ cộng đồng, Launchpad và Fridge.
10.1 Giới thiệu
Bạn có thể dễ dàng tìm được một số nguồn thông tin hỗ trợ và giúp đỡ khi gặp sự cố nào đó. Các nguồn thông tin được chia ra làm 2 kênh chính, luôn sẵn sàng để bạn truy cập:
• Kênh thứ nhất: Hoạt động miễn phí, dựa trên công đồng và các hệ thống có liên quan, các tài liệu trực tuyến, các hộp thư chung, diễn đàn, kênh IRC và Lauchpad.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
360 / 407
Hình 10.1:Truy cập vào tài liệu hệ thống
10.2 Tài liệu hệ thống
Nguồn thông tin đầu tiên mà bạn nên tham khảo là các tài liệu sẵn có trong hệ thống.Nhóm biên soạn t ài liệu của Ubuntuchịu trách nhiệm cập nhật và duy trì các tài liệu hướng dẫn đối với mỗi phiên bản Ubuntu được phát hành. Nguồn tài liệu này rất đáng tin cậy, và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ.
Các tài liệu hệ thống trong Ubuntu được tổ chức thành các chủ đề, giải đáp những câu hỏi thường gặp. Bạn có thể truy cập vào chúng thông qua nútHelp and Supportnằm trên trình đơn System. Hình dưới đây minh họa việc truy cập vào trang chính của các tài liệu hệ thống: Help and Support.
Hình 10.2:Tài liệu hệ thống
Bạn mới dùng Ubuntu? Phần này sẽ giới thiệu với bạn về thế giới tuyệt vời mà Ubuntu mang lại. Phần này cũng có một hướng dẫn đơn giản dành cho người dùng Microsoft Windows, giờ chuyển sang Ubuntu. Nó cũng giải thích cách làm việc trong môi trường mới, vai trò của người quản trị và các kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản.
Một số ứng dụng có sẵn các trợ giúp nằm trong trình đơnHelp,và bạn chỉ việc nhấnF1để mở chúng.
Một tính năng nổi trội của tài liệu hệ thống là tìm kiếm trong toàn bộ các tài liệu để giải quyết vấn đề bạn gặp phải. Bạn chỉ việc gõ từ khoá cần tìm và hệ thống sẽ tìm trong tất cả các tài liệu đã cài đặt sẵn, và đưa ra các kết quả.
10.3 Các tài liệu trực tuyến
Tài liệu trực tuyến của Ubuntu nằm tronghttps://help.ubuntu.com. Có hai loại tài liệu trên trang này, tài liệu chính thức và tài liệu do cộng đồng đóng góp.
Tài liệu chính thức là các tài liệu được đưa vào trong hệ thống Ubuntu trong quá trình cài đặt và có thể xem trực tiếp trên máy bạn. Bạn cũng có thể truy cập vào những tài liệu này trên Internet, qua trang web trên.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
362 / 407
Hình 10.3:Tài liệu trực tuyến
Để tiện tra cứu, các tài liệu được chia ra làm nhiều hạng mục khác nhau. Bạn có thể tìm ra các tài liệu dành riêng cho từng bản phân phối Ubuntu, như Ubuntu 6.06 LTS, 7.04 và 7.10 bên dưới các thẻ trên trang này.
Để mở các tài liệu chính thức trên máy, không cần truy cập vào Internet, bạn mở trình đơnSystemvà chọn mụcHelp and Support.
Thông tin có trong tài liệu chính thức đủ để giúp bạn thực hiện hầu hết các vấn đề cần giải quyết trong hệ thống. Tuy nhiên nếu bạn vẫn không tìm được lời giải cho vấn đề của mình, hãy tham khảo các tài liệu do cộng đồng đóng góp. Mặc dù những tài liệu do cộng đồng đóng góp không thông qua quy trình kiểm tra chất lượng của nhóm Biên soạn tài liệu Ubuntu, nhưng có thể chúng sẽ có ích cho bạn. Bạn có thể truy cập các tài liệu này thông qua liên kếtCommunity Docs. Tài liệu của cộng đồng Ubuntu được lưu dưới dạng Wiki, để bất kỳ thành viên nào của cộng đồng cũng có thể sửa đổi cho hoàn thiện hơn.
Tài liệu do cộng đồng đóng góp bao gồm rất nhiều chủ đề, nhưng chủ yếu đề cập đến các nội dung sau:
• Chuyển từ một hệ điều hành khác sang Ubuntu, ví dụ như Microsoft Windows hay Red Hat
• Các cấu hình sau khi cài đặt để thực hiện rất nhiều tác vụ khác nhau, ví dụ như
– Bảo trì máy
– Cài đặt và cấu hình phần cứng
Hình 10.4:Tài liệu do cộng đồng đóng góp
Tài liệu do cộng đồng đóng góp cũng được chia thành nhiều hạng mục khác nhau. Bạn có thể chọn hạng mục mình muốn xem từ trang chỉ mục nằm bên phải của trang tài liệu. Bạn cũng có thể dùng chức năng Searchở góc trên bên phải của trang tài liệu để tìm thông tin mình cần. Cẩn thận rằngTitlessẽ chỉ tìm ra các trang tài liệu với tiêu đề có liên quan đến từ khoá bạn chọn. Nếu tìm kiếm thông qua tiêu đề không đưa ra kết quả mong muốn, bạn có thể thực hiện tìm kiếmTextđể tìm toàn bộ các trang có chứa các từ khoá trong nội dung cũng như tiêu đề.
Bạn cũng có thể xem thử trong trangCommonQuestions, giải đáp các vấn đề hay gặp. Bạn vào trangCommonQuestionsbằng liên kết
Common Questionsở trong trang tài liệu cộng đồng.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
364 / 407
Hình 10.5:Trang giải đáp các vấn đề thường gặp
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các đoạn phim hướng dẫn. Bạn có thể nhấn vào liên kếtUbuntu Screencaststrên trangCommunity Documentationđể truy cập vào một số video hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng Ubuntu. Các video này được thiết kế để hỗ trợ người mới dùng Ubuntu. Chúng được lưu thành 3 kích thước là lớn, vừa và nhỏ ở 2 định dạng là OGG và Flash để bạn tiện tham khảo.
Hình 10.6:Trang Screencasts
Chú ý:
Những video này được phát hành theo giấy phép Creative Commons Attributions-Share Alike 3.0. Vì thế, bạn hoàn toàn có quyền sửa đổi, chia sẻ, bán lại hoặc phân phối các video này, miễn là bạn phải đảm bảo giấy phép mà nó sử dụng. Giấy phép Creative Commons được phát hành bởi một hệ thống giấy phép khác mà Creative Commons, một tổ chức phi lợi nhuận đề ra. Giống như tổ chức Mã nguồn mở, tổ chức Creative Commons khuyến khích sự hợp tác sáng tạo và chia sẻ văn hoá, khoa học và giáo dục.
10.4 Cộng đồng hỗ trợ
Cộng đồng lớn mạnh của Ubuntu cũng cung cấp rất nhiều thông tin hỗ trợ miễn phí cho bạn. Ngoài các tài liệu do cộng đồng đóng góp, bạn còn có thể nhận được những thông tin quý giá khác từ cộng đồng:
• Thông qua hòm thư chung
• Thông qua diễn đàn
• Thông qua các kênh IRC
• Thông qua các nhóm LoCo
• Thông qua Wiki của Ubuntu
Bằng các kênh thông tin này, tất cả các hệ thống Ubuntu đều được cộng đồng hỗ trợ!
10.4.1 Hòm thư chung
Để được trợ giúp khi gặp một vấn đề nào đó, bạn có thể gửi yêu cầu qua thư điện tử tới hòm thư chung phù hợp, và câu hỏi của bạn sẽ nhanh chóng được các thành viên trong hòm thư giải đáp.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
366 / 407
Bạn sẽ phải đăng ký vào hòm thư chung trước, bằng cách mở trang web Ubuntu Mailing Lists tạihttps://lists.ubuntu.com/. TrangMailing Lists
có tất cả các hòm thư chung mà bạn có thể đăng ký tham gia và thảo luận các chủ đề trong đó. Dưới đây là hình ảnh của trangMailing Lists:
Hình 10.7:Trang Mailing Lists – các hòm thư chung hỗ trợ cho Ubuntu
Để được trợ giúp cho Ubuntu cài trên máy tính để bàn, bạn cần phải đến trangCommunity Supportvà chọn hòm thưubuntu-users. Bạn sẽ thấy một trang như sau:
Hình 10.8:Đăng ký hòm thư Ubuntu-users
Bạn phải cung cấp cho hòm thư địa chỉ thư điện tử, tên đầy đủ, và chọn một mật khẩu cho mình, rồi nhấn vào nút Subscribe.
Khi bạn đăng ký vào hòm thư chung, một thư yêu cầu xác nhận sẽ được gửi tới địa chỉ hòm thư mà bạn cung cấp, yêu cầu bạn xác nhận rằng đó chính là địa chỉ thư của bạn. Để kích hoạt tài khoản của mình trên hòm thư chung, bạn phải mở thư xác nhận trong hòm thư điện tử của mình, rồi bấm vào liên kết trong đó.
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
368 / 407
Hình 10.9:Thư yêu cầu bạn kích hoạt tài khoản trên hòm thư chung
Bấm vào liên kết đó xong, trình duyệt sẽ chuyển tới trangConfirm subscription request, tại đây bạn có thể xem lại yêu cầu đăng ký tham gia hòm thư chung của mình và hoàn tất quá trình đăng ký bằng cách nhấn vào nútSubscribe to list ubuntu-users.
Hình 10.10:Trang hoàn tất đăng ký tham gia hòm thư chung của bạn
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop
370 / 407
Hình 10.11:Bạn đã hoàn tất việc đăng ký vào hòm thư chung!
Ngay sau đó, bạn sẽ nhận thêm một lá thư nữa, chứa địa chỉ của hòm thư chung để bạn có thể gửi thư điện tử cho toàn bộ những người đã đăng ký vào hòm thư đó. Trước khi gửi câu hỏi của mình, bạn nên đọc các bó thư đã có, vì nhiều khi câu hỏi của bạn đã được những người khác hỏi rồi, và được giải đáp rồi.
Có thể bạn sẽ nhận được rất nhiều thư trả lời! Số lượng thư trả lời cũng có thể được điều chỉnh thông qua UserCP (User Control Panel). Bạn có thể dùng bảng điều khiển này để tuỳ chỉnh hồ sơ và tuỳ thích của mình.
10.4.2 Diễn đàn
Các diễn đàn trên mạng là một nguồn thông tin rất dồi dào cho người dùng Ubuntu. Bạn có thể tìm được thông tin về rất nhiều chủ đề liên quan đến Ubuntu mà không cần phải đăng ký vào hòm thư chung, đôi khi quá đông người trả lời. Các diễn đàn còn rất thuận tiện để gặp gỡ những người dùng khác cũng như các lập trình viên Ubuntu.