KPI trong tuyển dụng (Các chỉ tiêu định lượng)

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 43 - 46)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC

1.6. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC

1.6.5. KPI trong tuyển dụng (Các chỉ tiêu định lượng)

Theo David Parmenter (2007) và một vài nghiên cứu liên quan về KPI ở Việt Nam như Nguyễn Thị Kim Thương (2009), Phan Thị Thanh Hiền ( 2014 ) … có thể đưa ra một sốchỉ tiêu đánh giá hiệu quảtuyển dụng thông qua chỉsố KPI như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

TD1 = Số lượngứng viên nộp hồ sơ / Số lượng hồ sơ mong muốn

Với chỉ số này giúp doanh nghiệp đo lường được mức độ hiệu quả của bảng miêu tảcông việc và chất lượng hồ sơ nhận được thông qua các kênh tuyển dụng.

- Tổng sốhồ sơ trong đợt tuyển dụng:

Chỉ sốnày chính là tổng sốhồ sơ xin việc

Ý nghĩa: Chỉ số này đo lường mức độ hiệu quảtruyền thông của doanh nghiệp, số lượng hồ sơ nhiều có thểlà do danh tiếng công ty, có thểdo truyền thông tốt, có thể do công việc hấp dẫn.

Lưu ý: Có thể có trường hợp do thông báo không rõ ràng về yêu cầu, trách nhiệm, tiêu chuẩn nên sốhồ sơ nộp có thểnhiều nhưng số lượng hồ sơ đạt yêu cầu ít, gây mất thời gian cho việc sàng lọcứng viên.

- Tỷlệ ứng viên đạt yêu cầu so với tổng số ứng viên

Ứng viên đạt yêu cầu là các ứng viên đạt các yêu cầu cơ bản theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp đềra.

Công thức tỷlệ ứng viên đạt yêu cầu:

TD2 = Số ứng viên đạt yêu cầu / tổng số ứng viên

Ý nghĩa: Nếu tỷ lệ này càng cao cho thấy doanh nghiệp đã truyền thông tốt những yêu cầu cơ bản, cốt lõi của doanh nghiệp đến các ứng viên. Việc các ứng viên tựnhận biết được yêu cầu và tự so sánh đối chiếu với khả năng của bản thân, nếu thấy đáp ứng đủhoặc một phần mới tham dự ứng tuyển sẽgiúp doanh nghiệp đỡ vất vả hơn trong việc lọc hồ sơ ứng viên. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá thấp, chứng tỏ doanh nghiệp đã không truyền thông cho ứng viên hiểu tiêu chuẩn, nội dung công việc và điều kiện công việc là gì, dẫn đến việc các ứng viên không đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu cũng tham gia dựtuyển. Nếu tỷlệnày cao thì chứng tỏquảng cáo đã xác định đúng thị trường mục tiêu, đã truyền thông những điểm cốt lõi của công việc đến các ứng viên, giúp bộphận tuyển dụng đỡ vất vả và giảm tốn kém trong việc lọc ứng viên.

- Chỉsốthời gian hoàn thành công tác tuyển dụng:

Chỉ số thời gian hoàn thành công tác tuyển dụng là chỉ số được đo bằng thời gian tuyển dụng thực tếso với thời gian tuyển dụng mong muốn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TD3 = Thời gian tuyển dụng thực tế/ Thời gian tuyển dụng mong muốn

- Chi phí tuyển dụng bình quân một ứng viên: Nhằm đo lường được mức chi phí tuyển dụng trung bình cho mỗi công nhân viên được tuyển chọn. Chi phí tuyển dụng được tính cho tất cảcác hoặc động tuyển dụng bao gồm: chi phí đăng quảng cáo, lệ phí sử dụng các trang web đăng tuyển, chi phí cho hội đồng tuyển dụng, chi phí photocopy,điện thoại, giấy, chi phí sửdụng công ty săn đầu người...

Công thức: TD4 = Tổng chi phí tuyển dụng / Tổng ứngviên được tuyển –Mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển

Ứng viên đạt yêu cầu là các ứng viên đạt các yêu cầu cơ bản theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp đềra.

Công thức: TD5 = Số lượng ứng viên được ký hợp đồng chính thức / Tổng nhu cầu tuyển

Ý nghĩa: Nếu tỷ lệ này càng cao cho thấy doanh nghiệp đã truyền thông tốt những yêu cầu cơ bản, cốt lõi của doanh nghiệp đến các ứng viên. Việc các ứng viên tựnhận biết được yêu cầu và tự so sánh đối chiếu với khả năng của bản thân, nếu thấy đáp ứng đủhoặc một phần mới tham dự ứng tuyển sẽgiúp doanh nghiệp đỡ vất vả hơn trong việc lọc hồ sơ ứng viên. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá thấp, chứng tỏ doanh nghiệp đã không truyền thông cho ứng viên hiểu tiêu chuẩn, nội dung công việc và điều kiện công việc là gì, dẫn đếnviệc các ứng viên không đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu cũng tham gia dựtuyển.

- Tỷlệnghỉ việc trongứng viên mới tuyển

Công thức: TD6 = Tổng sốtuyển mới nghỉ việc / Tổng sốnhân viên mới tuyển (trong vòng 1 năm)

Ý nghĩa: Tỷlệnày cho biết được mức độhài lòng của công nhân viên trước khi ký hợp đồng và sau khi ký hợp đồng của công nhân viên của công ty.

Cho biết được những tiêu chuẩn tuyển dụng của công ty có chất lượng hay không, công ty thực sự tuyển vào những công nhân viên phù hợp, đáp ứng tốt cho công ty không.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)