CHƯƠNG 1: SMART CONTRACT 1.1. Khái niệm
Hợp đồng thông minh được Nick Szabo định nghĩa là một công cụ kết hợp giao thức và giao diện người dùng giúp chính thức hóa và bảo mật mạng máy tính. Sử dụng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến các thỏa thuận hợp đồng.
Bitcoin (Một loại tiền mã hóa dưới dạng phần mềm mã nguồn mở, giúp trao đổi trực tiếp bằng Internet) đã đặt ra nền tảng cơ bản để thiết lập Smart Contract. Thế nhưng hợp đồng thông minh chỉ thực sự được thỏa mãn mọi yêu cầu và được nhiều người sử dụng khi Ethereum (Nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở) ra đời.
Toàn bộ quá trình được thực hiện tự động bởi các bên mà không cần gặp mặt trực tiếp và không có sự can thiệp từ bên ngoài. Phương thức thiết lập hợp đồng mới này vẫn đảm bảo tính minh bạch, có thể truy xuất, đảo chiều và không bị can thiệp từ bên ngoài.
Hợp đồng thông minh Hợp đồng truyền thống
Điểm giống nhau giữa hợp đồng truyền thống và hợp đồng thông minh nằm ở chỗ các điều khoản và hình phạt đều được nêu rõ ràng.
- Được tạo ra bởi các chuyên gia pháp lý.
- Biên soạn một lượng lớn tài liệu.
- Cần phải có bên thứ ba để thực thi.
- Mất khá nhiều thời gian để thỏa thuận và đi đến ký kết.
- Được tạo bởi ngôn ngữ lập trình như C++, Go, Python, Java trên hệ thống máy tính.
- Toàn bộ mã được thực hiện bởi hệ thống sổ cái phân tán Blockchain.
- Không cần đến bên thứ ba trung gian.
- Hợp đồng có thể tồn tại nhiều vấn đề, không minh bạch.
- Mất nhiều chi phí và phải dựa vào hệ thống tư pháp để giải quyết khi có sự cố.
- Đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc thực thi.
Bảng so sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống
1.2. Cách hoạt động
Smart Contract chỉ tự động thực hiện khi những điều khoản đã được lập trình sẵn từ trước. Các điều khoản trong hợp đồng sẽ được viết bằng ngôn ngữ lập trình, sau đó mã hóa và chuyển vào một block thuộc Blockchain. Sau đó, hợp đồng thông minh được phân phối và sao chép lại bằng các Node đang hoạt động tại nền tảng đó.
Sau khi có lệnh triển khai thì hợp đồng sẽ được triển khai theo đúng điều khoản. Đồng thời, tự động kiểm tra quá trình thực hiện những cam kết, điều khoản.
Vì hệ thống hoạt động dựa trên câu lệnh “If - Then” và hàng trăm người giám sát nên sẽ không xảy ra lỗi sai trong quá trình giao nhận.
Hình 2.1. Quá trình trao đổi hợp đồng
Ví dụ: Nếu bạn muốn mua một chiếc xe từ công ty tôi và trả tiền điện tử qua hệ thống Blockchain.
Biên nhận sau đó sẽ được đưa vào hợp đồng thông minh của công ty và có trách nhiệm giao mật mã và chiếc xe cho bạn với đúng thời hạn đã nêu trong hợp đồng.
Nếu mật mã của công ty không giao đúng thời hạn thì tiền sẽ được chuyển lại vào tài khoản bạn. Nếu đến trước thời hạn thì hệ thống sẽ giữ lại cả tiền của bạn và mật mã của công ty tôi để chuyển vào đúng ngày.
Hình 2.2. Quá trình thanh toán bằng hợp đồng thông minh
1.3. Lợi ích của Smart contract
Smart Contract là một ứng dụng tận dụng tất cả những điểm mạnh của công nghệ Blockchain mang lại vì vậy nó có rất nhiều lợi ích, dưới đây là các lợi ích chính của nó.
- Tự động hóa: Quá trình được thực hiện hợp đồng là tự động bằng. Đồng thời bạn chính là người tạo hợp đồng, không còn phải phụ thuộc vào môi giới, luật sư hay bất kì ai khác. Như vậy, nó cũng xóa bỏ những nguy cơ đến từ bên thứ ba
- Không bị thất lạc: Tài liệu của bạn được mã hóa trên một cuốn sổ cái chung, có nghĩa là không thể bị thất lạc.
Hình 2.3. Lợi ích của Smart contract
- An toàn: Blockchain sẽ đảm bản sự an toàn cho tài liệu của bạn. Không một hacker nào có thể đe dọa đến chúng.
- Tốc độ: Hợp đồng thông minh sử dụng các ngôn ngữ lập trình, code phần mềm để tự động hóa các điều khoản, tiết kiệm hàng tiếng đồng hồ cho những công việc không cần thiết.
- Tiết kiệm: Hợp đồng thông minh tiết kiệm cho bạn hàng đống tiền nhờ xóa bỏ khâu trung gian.
- Chính xác: Các hợp đồng tự động không chỉ nhanh và rẻ hơn mà còn tránh được các lỗi thường thấy khi viết giấy tờ.
1.4. Ưu nhược điểm a. Ưu điểm
- Ứng dụng của hợp đồng thông minh có thể được sử dụng vào nhiều lĩnh
- Tự do: Không nhận sự quản lý của bất kỳ một cơ quan nào.
- Giảm thiểu rủi ro đến từ bên thứ ba.
- An toàn và minh bạch.
- Tiết kiệm và nhanh chóng.
b. Nhược điểm
- Rủi ro từ Internet: Có thể bị tấn công hoặc khai thác bởi các hacker nếu để lộ những thông tin quan trọng.
- Không nhận được quyền pháp lý: Quyền lợi có thể không được bảo vệ vì chưa có chính sách.
- Yêu cầu cao về trình độ triển khai của các lập trình viên và hệ thống. Từ đó, chi phí để trả cho họ và cơ sở hạ tầng là không hề nhỏ.
1.5. Ứng dụng Smart contract (Blockchain 2.0) a. Sử dụng cho các cuộc bầu cử
Việc thao túng kết quả bầu cử là rất khó, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra, nhưng hợp đồng thông minh thì sẽ bao giờ có thể thao túng. Bởi vì những phiếu vote được bảo vệ bởi sổ cái sẽ cần được giải mã và cần phải có một quyền truy cập đủ mạnh để tiếp cận nó. Và sự thực là không ai nắm trong tay quyền lực như vậy trong blockchain.
b. Sử dụng cho các nhà quản lý
Vào năm 2015, Tập đoàn Trust & Clearing (DTCC) đã sử dụng một sổ cái Blockchain để lưu trữ thông tin về tài sản chứng khoán trị giá 1.500 nghìn tỷ USD, đồng nghĩa với 345 triệu giao dịch.
c. Logistics (Chuỗi cung ứng)
Chuỗi cung ứng là một hệ thống kéo dài và mỗi bộ phận phải theo dõi và ghi lại thông tin để biết vấn đề phát sinh ở đâu.
Do quá trình dài hơi và kém năng suất, với Smart contract mỗi bộ phận tham gia đều có thể theo dõi quá trình công việc => đảm bảo tính minh bạch, chống gian lận.
d. Dịch vụ y tế
Với Smart Contract thì hồ sơ bệnh lý của người bệnh sẽ được mã hóa và lưu trữ trên Blockchain với một khóa riêng, chỉ những người có khóa đó mới có thể truy cập vào xem hồ sơ được. Sổ cái cũng có thể được sử dụng trong việc quản lý chăm sóc y tế, ví dụ như giám sát thuốc men, kết quả xét nghiệm và quản lý các nguồn cung y tế.