Phân tích hàm hồi quy

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ gói vé phổ thông tại công viên suối khoáng nóng núi thần tài (Trang 64 - 67)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GÓI VÉ PHỔ THÔNG CỦA CÔNG VIÊN SUỐI KHOÁNG NÓNG NÚI THẦN TÀI – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2 Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ gói vé Phổ thông tại Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài

2.2.4 Phân tích hàm hồi quy

Phân tích hệ số hồi quy – kiểm định ANOVA

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình, ta sử dụng giá trị R2 điều chỉnh và kiểm định ANOVA. Tiến hành kiểm định dựa trên số liệu thu thập được theo phương pháp Variables Entered/Removed.

Bảng 2.17: Thống kê phân tích hệ số hồi quy (Model summary) Model Summaryb

Mô hình

R R2 R2hiệu chỉnh Sai số ước tính Durbin- Watson

1 .589a .547 .518 .48664 1.895

(Nguồn: Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dựa vào bảng phân tích hệ số hồi quy ta thấy rằng R2 hiệu chỉnh = 0,518 < R2 = 0,547 cho thấy mô hình hợp lý để đánh giá sự hài lòng về gói vé phổ thông ở khu du lịch núi Thần Tài.

Sau khi chạy hồi quy tuyến tính bội với phương pháp đưa vào một lượt (Enter) ta có hệ số R2 = 0,547 > 0,5, điều này có nghĩa là các biến độc lập giải thích được 54,7%

cho sự biến thiên của nhân tố phụ thuộc.

Kiểm định thống kê Durbin-Watson với số mẫu quan sát 120 thu được d=1,895.

Lúc này ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình rơi vào miền chấp nhận giả thuyết không có tương quan chuỗi bậc nhất.

Bảng 2.18: Kết quả kiểm định ANOVA ANOVAa

Mô hình Tổng bình

phương

df Trung bình bình phương

F Sig.

1

Regression 14.321 5 2.864 12.095 .000b

Residual 26.997 114 .237

Total 41.319 119

(Nguồn: Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS)

Kiểm định F sử dụng trong bảng phương sai với giả thuyết:

 H0: Mô hình hồi quy tuyến tính không phù hợp (β1= β2= β3= β4=0)

 H1: Mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp (tồn tại ít nhất 1 β khác 0) Nhìn vào kết quả phân tích ANOVA ở bảng trên cho thấy giá trị Sig = 0,000 < 0,05 do vậy bác bỏ giả thuyết H0 . Như vậy, sự kết hợp giữa các biến độc lập giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy tuyến tính được xem là phù hợp.

Phân tích hệ số tương quan

Trước khi tiến hành hồi quy, chúng ta sẽ phân tích hệ số tương quan cho mô hình. Nếu các biến độc lập này có mối tương quan với biến phụ thuộc thì việc phân tích hồi quy mới có ý nghĩa thống kê.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.19: Kết quả phân tích tương quan

Mô hình

Hệ số không đạt chuẩn

Hệ số chuẩn hóa

t Sig.

Thống kê cộng tác

B Std.

Error Beta Độ chấp

nhận

1

(Constant) -1.196 0.610 -1.959 0.052

STC 0.218 .077 0.219 2.825 0.006 .955

SDU 0.352 .084 0.321 4.216 0.000 .987

NLPV 0.236 .080 0.226 2.946 0.004 .977

SCN 0.228 .084 0.212 2.722 0.008 .948

PTHH 0.260 .093 0.215 2.801 0.006 .975

(Nguồn: Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS)

Hồi quy được xác định từ giá trị trung bình của các yếu tố, với phương pháp hồi quy 1 lượt (Enter) cho thấy các yếu tố đều có hệ số Sig < 0,05 nên có ý nghĩa trong mô hình hồi quy 5 yếu tố tác động ảnh hưởng tới mô hình nghiên cứu theo thứ tự:

1. Sự đáp ứng 2. Năng lực phục vụ 3. Sự tin cậy

4. Phương tiện hữu hình 5. Sự cảm nhận

Từ kết quả trên, xây dựng mô hình hồi quy biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến “Sự hài lòng”.

Sự hài lòng = - 1,196 + 0,321 Sự đáp ứng + 0,226 Năng lực phục vụ + 0,219 Sự tin cậy + 0,215 Phương tiện hữu hình + 0,212 Sự cảm nhận

Từ kết quả chạy phân tích EFA cho ra 5 biến độc lập khi đưa vào hồi quy thì các yếu tố đều được giữ lại. Thông qua hệ số β trong mô hình hồi quy, ta biết được mức độ quan trọng của các nhân tố tham gia vào phương trình. Các hệ số β đều có giá trị dương chứng tỏ các biến độc lập đều có tác động cùng chiều đến biến phụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

thuộc. Và bất cứ một sự thay đổi nào của một trong các nhân tố trên đều có thể tạo nên sự thay đổi.

Mô hình nghiên cứu sau hồi quy

Sau quá trình hồi quy, có thể xác định được bộ thang đo hoàn chỉnh trong nghiên cứu “Đánh giá sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ gói vé Phổ Thông tại Công viên Suối Khoáng Nóng Núi Thần Tài – Thành phố Đà Nẵng” bao gồm 5 nhóm nhân tố: “Tin cậy”, “Đáp ứng”, “Năng lực phục vụ”, “Sự cảm nhận”,

“Phương tiện hữu hình” tác động với 22 biến quan sát tác động đến “Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ” và 3 biến quan sát thuộc thành phần “Sự hài lòng”.

Hình 2.17: Mô hình nghiên cứu sau hồi quy

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ gói vé phổ thông tại công viên suối khoáng nóng núi thần tài (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)