(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016?
A. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa mùa tăng.
B. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa mùa giảm.
C. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa đông xuân giảm. D. Lúa mùa giảm, lúa đông xuân giảm.
Câu 77: Biển Đông có ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên nước ta chủ yếu do đặc điểm nào sau đây?
A. Có diện tích rộng, nguồn tài nguyên dồi dào. B. Có tính nóng ẩm, ảnh hưởng của gió mùa.
C. Vùng biển kín, có các dòng hải lưu ven bờ. D. Có vùng thềm lục địa nông, mở rộng.
Câu 78: Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến thị trường tiêu thụ.
B. dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa tràn lan trên diện rộng.
C. trình độ chăn nuôi còn thấp, khâu chế biến chưa phát triển.
D. các cơ cở chăn nuôi còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Câu 79: Vấn đề chủ yếu cần chú ý trong phát triển ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là A. hạn chế nuôi trồng để bảo vệ môi trường sinh thái.
B. hạn chế khai thác để duy trì trữ lượng hải sản.
C. tăng cường đánh bắt xa bờ để nâng cao sản lượng hải sản.
D. khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi hải sản.
Câu 80: Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Triệu người)
Năm 2000 2011 2015 2019
Tổng số 77,6 87,8 91,7 96,2
Số dân thành thị 18,7 27,9 31,1 33,1
Số dân nông thôn 58,9 59,9 60,6 63,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai
A. Đường. B. Kết hợp. C. Miền. D. Tròn.
--- HẾT ---
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.
BẢNG ĐÁP ÁN
41.A 42.B 43.D 44.A 45.C 46.D 47.D 48.C 49.B 50.A
51.B 52.D 53.A 54.D 55.B 56.A 57.D 58.A 59.C 60.B
61.A 62.A 63.C 64.C 65.A 66.B 67.D 68.C 69.B 70.D
71.B 72.C 73.A 74.D 75.C 76.A 77.B 78.A 79.D 80.C
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 41 (NB)
- Phương pháp: Kiến thức bài 14 – Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Cách giải: Nguyên nhân chính làm cho tài nguyên rừng nước ta suy giảm mạnh trong thời gian qua là do khai thác không hợp lí.
- Chọn A.
Câu 42 (NB)
- Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Cách giải: Mùa bão ở nước ta xảy ra nhiều nhất vào tháng IX.
- Chọn B.
Câu 43 (NB)
- Phương pháp: Kiến thức bài 27 – Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.
- Cách giải: Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta là - Chọn D.
Câu 44 (NB)
- Phương pháp: Kiến thức bài 26 – Cơ cấu ngành công nghiệp.
- Cách giải: Các trung tâm công nghiệp hàng đầu ở nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hòa, Vũng Tàu và Thủ Dầu Một.
- Chọn A.
Câu 45 (TH)
- Phương pháp: Kiến thức bài 39 – Vùng Đông Nam Bộ
- Cách giải: Cơ sở năng lượng của vùng Đông Nam Bộ từng bước được giải quyết nhờ vào phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
- Chọn C.
Câu 46 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5
- Cách giải: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
- Chọn D Câu 47 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 – Bản đồ sông ngòi
- Cách giải: Lưu lượng nước lớn nhất của sông Mê Công (Cửu Long) vào tháng 10 (theo số liệu đo ở trạm Mỹ Thuận và trạm Cần Thơ).
- Chọn D.
Câu 48 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9
- Cách giải: Thời kì có bão đổ bộ trực tiếp từ Biển Đông vào vùng khí hậu Bắc Trung Bộ là tháng 9 - Chọn C.
Câu 49 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13
- Cách giải: Dãy Đông Triều chạy theo hướng vòng cung.
- Chọn B.
Câu 50 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15
- Cách giải: Đô thị có quy mô dân số trên một triệu người là Hà Nội.
- Chọn A.
Câu 51 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17
- Cách giải: Trung tâm kinh tế có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế là Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chọn B.
Câu 52 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19
- Cách giải: Tỉnh có diện tích cây công nghiệp lâu năm và diện tích cây công nghiệp hàng năm bằng nhau là Tây Ninh.
- Chọn D.
Câu 53 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 21
- Cách giải: Tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm dưới 0,1 % giá trị sản xuất công nghiệp cả nước là Ninh Thuận (màu vàng nhạt).
- Chọn A.
Câu 54 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 22
- Cách giải: Trung tâm công nghiệp nào sau đây không có ngành công nghiệp chế biến lương thực là Quy Nhơn, chỉ có 2 ngành công nghiệp chế biến chính: sản phẩm từ chăn nuôi và thủy sản.
- Chọn D.
Câu 55 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 23
- Cách giải: tuyến đường ô tô nối liền cửa khẩu quốc tế Lao Bảo với quốc lộ 1 là đường số 9.
- Chọn B.
Câu 56 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 25
- Cách giải: Đà Nẵng là là trung tâm quốc gia. Các đáp án còn lại là trung tâm vùng.
- Chọn A.
Câu 57 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 26
- Cách giải: Cây công nghiệp lâu năm là cây trồng chuyên môn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là chè.
- Chọn D.
Câu 58 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 27
- Cách giải: Khu kinh tế ven biển Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
- Chọn A.
Câu 59 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 28
- Cách giải: Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp có ngành đóng tàu.
- Chọn C.
Câu 60 (NB)
- Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 29
- Cách giải: Cửa khẩu Mộc bài thuộc vùng Đông Nam Bộ, các cửa khẩu còn lại thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Chọn B.
Câu 61 (VD)
- Phương pháp: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu
- Cách giải: Khai thác tăng 932,5 nghìn tấn, nuôi trồng tăng 1933,9 nghìn tấn. Vây nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
- Chọn A.
Câu 62 (VD) Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ - Cách giải:
+ Chọn A: tốc độ tăng trưởng là biểu đồ đường.
+ Loại B: quy mô và cơ cấu là biểu đồ tròn.
+ Loại C: sự chuyển dịch cơ cấu là biểu đồ đường + Loại D: thay đổi quy mô là biểu đồ cột.
- Chọn A.
Câu 63 (TH)
- Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Liên hệ ý nghĩa của vị trí địa lí về mặt tự nhiên - Cách giải:
+ Loại A: sự phân hóa thiên nhiên sâu sắc do lãnh thổ kéo dài, tác động của gió mùa đông bắc.
+ Loại B: tài nguyên sinh vật phong phú do nằm trên đường di lưu của nhiều loài động, thực vật.
+ Chọn C: Với vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản.
+ Loại D: nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai không liên quan đến vị trí liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
- Chọn C.
Câu 64 (TH)
- Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm
- Cách giải: Năng suất lao động xã hội ở nước ta còn thấp nguyên nhân chủ yếu là do trình độ của người lao động chưa cao.
- Chọn C.
Câu 65 (VD)
- Phương pháp: Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa
- Cách giải: Nguyên nhân chủ yếu làm cho quá trình đô thị hóa gia tăng nhanh ở nước ta hiện nay là do quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh.
- Chọn A Câu 66 (VD)
- Phương pháp: Kiến thức bài 20 – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Cách giải: Trong cơ cấu ngành nông nghiệp của nước ta, dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là do nông nghiệp nước ta còn mang nặng tính tự cấp, tự túc.
- Chọn B.
Câu 67 (TH)
- Phương pháp: Kiến thức bài 24 – Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và thủy sản.
- Cách giải: Nguyên nhân chủ yếu làm cho hoạt động khai thác thủy sản xa bờ ở nước ta ngày càng phát triển là do tàu thuyền, ngư cụ ngày càng hiện đại.
- Chọn D.
Câu 68 (TH)
- Phương pháp: Kiến thức bài 24 – Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và thủy sản
- Cách giải: Các cánh rừng phi lao ở vùng ven biển miền Trung nước ta thuộc loại rừng phòng hộ.
- Chọn C.
Câu 69 (NB)
- Phương pháp: Kiến thức bài 30 – Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải
- Cách giải: Loại hình giao thông vận tải chiếm tỉ trọng cao nhất trong khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa của nước ta hiện nay là đường ô tô.
- Chọn B.
Câu 70 (TH)
- Phương pháp: Kiến thức bài 42 – Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- Cách giải: Ý nghĩa của các đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền;
các nội dung còn lại là ý nghĩa về kinh tế.
- Chọn D.
Câu 71 (VD)
- Phương pháp: Kiến thức bài 31- Vấn đề phát triển thương mại và du lịch
- Cách giải: Từ sau Đổi mới kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng liên tục, nguyên nhân chủ yếu do mở rộng và đa dạng hóa thị trường.
- Chọn B.
Câu 72 (VD)
- Phương pháp: Kiến thức bài: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH
- Cách giải: Khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là thiếu nguyên liệu tại chỗ.
- Chọn C.
Câu 73 (VD)
- Phương pháp: Kiến thức bài: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Cách giải: Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Duyên hải Nam Trung Bộ là tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và sự phân công lao động mới.
- Chọn A.
Câu 74 (VD)
- Phương pháp: Kiến thức bài: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Cách giải: Mục đích chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên là hạn chế những rủi ro của thị trường và sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Chọn D.
Câu 75 (VD)
- Phương pháp: Kiến thức bài 41 – Vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Cách giải: Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là diện tích đất mặn, đất phèn lớn.
- Chọn C.
Câu 76 (VD)
- Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ
- Cách giải: Theo biểu đồ lúa mùa giảm: nhận xét “lúa mùa tăng” là không đúng.
- Chọn A.
Câu 77 (VDC)
- Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Cách giải: Biển Đông có ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên nước ta chủ yếu do có đặc điểm nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Chọn B.
Câu 78 (VDC)
- Phương pháp: Kiến thức bài: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Cách giải: Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến thị trường tiêu thụ.
- Chọn A.
Câu 79 (VD)
- Phương pháp: Kiến thức bài: Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Cách giải: Vấn đề chủ yếu cần chú ý trong phát triển ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Chọn D.
Câu 80 (VD)
- Phương pháp: Kĩ năng nhận dạng biểu đồ
- Cách giải: Đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi cơ cấu trong thời gian 4 năm
=> Biểu đồ miền là thích hợp nhất - Chọn C.
--- HẾT ---