Các thủy vực nước lợ mặn tại hà tiên – kiên giang

Một phần của tài liệu Thực tập giáo trình cơ sở Thực vật nổi ĐHCT (Trang 21 - 26)

Thành phần loài thực vật nổi nước lợ - mặn qua kết quả định tính đã tìm thấy được 85 loài thuộc 5 nhóm ngành tảo. Trong đó ngành tảo khuê chiếm ưu thế cao nhất với 49 loài chiếm tỉ lệ (58%) trong đó đại diện một số loài như: Chaetoceros. Cosinodiscus.

Cyclotella. Gyrosigma. Navicula.…Tảo khuê phát triển nhiều ở thủy vực vùng biển ven bờ. nơi có độ mặn không quá cao. thường thấp hơn 32ppt và hàm lượng chất lượng muối dinh dưỡng vô cơ hòa tan thường cao. Các muối đạm Photpho. Sắt. Silic và các muối dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tảo khuê. Các ngành tảo lam. tảo lục.

và tảo mắt chiếm tỉ lệ thấp là do những loài này phát triển tốt ở thủy vực nước ngọt.

còn ven biển Hà Tiên là vùng nước mặn nên chúng có chúng có thành phần loài thấp.

Riêng đối với tảo giáp chiếm số lượng tương đối với 11 loài chiếm (13%). thành phần loài thực vật nổi nước lợ - mặn được thể hiện ở Hình 4.

Hình 4: Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi ở các thủy vực lợ/mặn Hà Tiên – Kiên Giang

Nghiên cứu cho thấy thành phần thực vật nổi của các thủy vực nước lợ - mặn vùng

tảo khuê chiếm ưu thế hơn các ngành tảo khác. Do môi trường ở đây là nước lợ - mặn.

nhiệt độ thích hợp dao động từ (30 - 31 ˚C). p H từ (6,6 – 9), giàu muối dinh dưỡng thích hợp cho 5 nhóm ngành tảo phát triển đặc biệt là tảo khuê. ngành tảo khuê chiếm tỉ lệ cao và là ngành tảo đặc trưng cho thủy vực nước lợ - mặn. với nơi có hàm lượng và thành phần muối dinh dưỡng cao, độ trong dao động 20 – 90cm (dựa theo nhóm khảo sát chuyên đề môi trường). thêm vào đó nền đáy ở thủy vực nước lợ - mặn chủ yếu là cát nên thành phần silic trong nước nhiều. phù hợp cho sự phát triển của tảo khuê.

Rhizosolenia Spirogyra

3.2.2. Cấu trúc thành phần thực vật nổi tại thủy vực lợ. .mặn ở Hà Tiên – Kiên Giang

Kết quả nghiên cứu cho thấy các thủy vực nước lợ - mặn đã khảo sát có thành phần loài tảo khuê chiếm ưu thế. Tảo lam. tảo lục. tảo mắt. tảo giáp ít tìm thấy ở các thủy vực này. Cụ thể là ở bãi triều Mũi Nai không có tảo lục và tảo lam. ở ao cá mú và ao tôm 2 không tìm thấy tảo lục. còn ở bến Tô Châu thì không thấy xuất hiện tảo mắt. Từ các điểm khảo sát và nghiên cứu trên cho thấy ở các thủy vực này tương đối tốt thích hợp cho sự phát triển của tôm. cá. Thành phần loài thực vật nổi ở thủy vực ao nuôi và thủy vực tự nhiên sẽ được thể hiện ở Hình 5 và Hình 6.

3.2.2.1. Thủy vực ao nuôi

Hình 5: Thành phần loài thực vật nổi ở thủy vực ao nuôi ở vùng ven biển Hà Tiên – Kiên Giang

Ao tôm 1 tìm thấy được 5 nhóm ngành với tổng sô 20 loài. ngành được tìm thấy nhiều nhất là tảo khuê với 10 loài chiếm (50%) . Các yếu tố như nhiệt độ (30 ˚C). pH (6.2) và độ mặn (21 ppt) (dựa vào số liệu của nhóm chuyên đề môi trường) là điều kiện để tảo khuê sinh trưởng và phát triển mạnh. Tảo lam với 5 loài chiếm (25%), tảo giáp với 3 loài chiếm (15%), tảo lục và tảo mắt thấp nhất với 1 loài chiếm (5%).

Ao tôm 2 tìm thấy được 4 nhóm ngành với tổng sô 11 loài. không tìm thấy tảo lục ở thủy vực. Ở đây tảo khuê được tìm thấy nhiều nhất với 5 loài chiếm (46%). còn tảo lam. tảo mắt và tảo giáp với 2 loài chiếm (18%).

Ao cá mú tìm thấy được 4 ngành với tổng số 18 loài.riêng tảo lục không tìm thấy tại thủy vực được khảo sát. Ngành được tìm thấy nhiều nhất là tảo khuê với 12 loài chiếm (67%); tảo lam. tảo mắt. tảo giáp với 2 loài chiếm (11%).

Qua khảo sát tại 3 thủy vực ao nuôi này cho thấy thành phần loài tảo khuê trong tổng số loài dao động từ (46% - 67%). So sánh với các kết quả nghiên cứu ở các điểm thu mẫu ao nuôi tôm tại Huyện Năm Căn và Ngọc Hiển thuộc Tỉnh Cà Mau. Cho thấy thành phần loài tảo khuê từ 34 – 41 loài trong tổng số 58 loài tảo gần sát với nghiên cứu tại thủy vực này. (Hoàng Thị Bích Mai và ctv, 2010).

3.2.2.2. Thủy vực tự nhiên

Hình 6: Thành phần loài ở các thủy vực tự nhiên nước lợ - mặn Hà Tiên – Kiên Giang

Thông qua kết quả phân tích cho thấy tảo khuê vẫn là ngành tảo có số loài cao nhất trong 4 thủy vực tự nhiên do tảo khuê là ngành đặc trưng cho thủy vực lợ - mặn gồm:

18 loài ở Kênh Moso, 24 loài ở Bến Tô Châu, 30 loài ở BT. Bình An, 18 loài ở Mũi Nai.

Kênh Moso là kênh dẫn nội đồng là nguồn nước cấp. thải cho hệ thống ao nuôi. Ở đậy được tìm thấy 5 nhóm ngành tảo với 35 loài Trong đó tảo khuê có 18 loài chiếm (51%), tảo mắt có 8 loài chiếm (24%), tảo lam có 3 loài chiếm (8%), tảo lục có 2 loài chiếm (5%), tảo giáp với 4 loài chiếm (12%).

Bến Tô Châu khu vực cửa sông thủy vực nước chảy là nơi giao thoa giữa thủy vực nược ngọt và nước lợ - mặn. Qua kết quả khảo sát tại đây tìm thấy 4 ngành với 34 loài, tảo mắt không tìm thấy. Trong đó tảo khuê chiếm ưu thế với 24 loài chiếm (69%), tảo lam với 3 loài (9%), tảo lục với 2 loài chiếm (6%), tảo giáp 5 loài chiếm (16%).

Bãi triều Bình An là khu vực biển ven bờ với 5 ngành gồm 43 loài. Trong đó tảo khuê chiếm ưu thế với 30 loài chiếm (69%), tảo giáp với 7 loài chiếm (16%), tảo lục với 6 loài chiếm (7%),tảo lam và tảo mắt với 2 loài chiếm 5%. Bãi triều Mũi Nai là vùng biển ven bờ và cũng là Bãi tắm biển thuộc khu du lịch Mũi Nai. Tại đây tìm được 3 ngành với 22 loài, tảo lam và tảo lục không được tìm thấy tại đây. Trong đó, tảo khuê là ngành chiếm ưu thế với 18 loài chiếm (82%); tảo mắt và tảo giáp với 2 loài chiếm

Trăng – Bạc Liêu cho thấy thành phần loài tảo khuê trong tổng số loài tảo ở 2 địa điểm nghiên cứu tương đối giống nhau. Tại địa điểm nghiên cứu Sóc Trăng – Bạc Liêu cho thấy số loài tảo khuê được tìm thấy 176 loài trong tổng số 232 loài chiếm (75%) còn tại địa điểm thu mẫu đang nghiên cứu tảo khuê dao động (từ 69% - 82%) điều này cho thấy 2 nghiên cứu được thực hiện tại 2 địa điểm khác nhau nên tổng số lượng loài có sự khác nhau. Tuy nhiên, thành phần về các nhóm ngành tảo ở 2 thủy vực tương đối giống nhau. Thông qua kết quả ở hầu hết tại các điểm kháo sát ngành tảo khuê có số lượng loài chiếm nhiều nhất. Lí giải cho điều trên là do trong nước biển có chứa Sillic là điều kiện thuận lợi cho sinh vật phù du vùng ven biển Sóc Trăng và Bạc Liêu (Mai Viết Văn, 2014).

3.2.3. Mật độ thực vật nổi nước lợ. mặn

Nhìn chung mật độ tảo ở cả 7 thủy vực tương đối , trong đó BT. Mũi Nai có mật độ tảo cao nhất 216.117 ct/L. thấp nhất là ao tôm 2 với mật độ 62.464 ct/L. Ở 7 thủy vực đều có mật độ tảo khuê cao so với các ngành tảo khác. cao nhất là tảo khuê ở ao tôm 1 với mật độ 171.527 ct/L.

Hình 7: Mật độ thực vật nổi thủy vực nước lợ/mặn tại Hà Tiên – Kiên Giang

Bãi triều Mũi Nai có mật độ tổng cộng là (216.117 ct/L). là điểm thu có mật độ tảo cao nhất. trong đó tảo khuê có mật độ cao nhất với (129.067 ct/L). thấp nhất là tảo mắt (153 ct/L). Tại thời điểm khảo sát tại đây màu nước có màu vàng nâu (màu trà) do tại thủy vực này mật độ tảo khuê chiếm ưu thế và đang giai đoạn nở hoa, đặc biệt là giống loài Rhizosolenia. Nguyên nhân do đây là khu du lịch nên dân cư tập trung nhiều, các sản phẩm thải từ sinh hoạt, rác thải, chất thải,…và hàm lượng phù sa,vật chất lơ lững trong môi trường nước nhiều từ đó tạo ra môi trường sống lí tưởng cho tảo khuê phát triển tối đa. Thêm vào đó đây là vùng triều độ mặn > 30 ppt là điều kiện tốt để cho các giống loài sinh trưởng và phát triển tốt như: Rhizolenia, Nitzschia, Chaetoceros. Từ kết quả mật độ thực vật nổi đã được khảo sát cho thấy tại thủy vực này mật độ tảo cao là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho động vật nổi phát triển. Đối chiếu với kết quả về mật độ động vật nổi đã được khảo sát trong cùng một thủy vực và cùng thời điểm thu mẫu cho thấy mật độ động vật nổi tại thủy vực này rất cao (335.638 ct/L) (theo số liệu nhóm chuyên đề Động vật nổi). Đặc biệt là Nauplius và Copepoda rất phát triển. Từ 2 kết quả đã được khảo sát trên chứng minh đây là thủy vực này có môi trường và nguồn thức ăn tự nhiên phong phú và đa dạng cho nghề nuôi trồng thủy s

Bãi Triều Bình An có tổng mật độ tảo là (97.011 ct/L). trong đó tảo khuê có mật độ cao nhất với (53.772 ct/L). tảo mắt có mật độ thấp nhất với (4.626 ct/L). Theo kết quả

khảo sát động vật nổi tại thủy vực này với mật độ (271.251 ct/L) (theo số liệu nhóm chuyên đề Động vật nổi). Từ kết quả khảo sát này so với kết quả khảo sát mật độ TVN và ĐVN ở thủy vực Mũi Nai trên cho thấy tại thủy vực này độ đa dạng và phong phú của nguồn thức ăn có thấp hơn so với thủy vực Bãi triều Mũi Nai nhưng đây cũng là nguồn thức ăn quan trọng và khá phong phú. Các số liệu về môi trường như: Độ mặn (25 – 30 ppt), pH (6,8 – 7,4), độ trong (25 – 30 cm), DO (> 5 mg/L),…(dựa vào số liệu của nhóm chuyên đề môi trường); các nước thải, nước thải từ các khu dân cư ven Bãi triều, hàm lượng phù sa và vật chất lơ lững cao,… là điều kiện để thực vật nổi và động vật nổi phát triển tạo ra chuỗi thức ăn hoàn chỉnh trong hệ sinh thái vùng Triều.

Bến Tô Châu có tổng mật độ tảo là (91.653 ct/L). trong đó tảo khuê có mật độ cao nhất với (52.258 ct/L). Đây là thủy vực cửa sông, là nơi giao thoa giữa nước ngọt và lợ mặn độ mặn dao động từ (15 – 25) ppt (theo số liệu nhóm chuyên đề môi trường) nước từ các sông nhánh đổ ra đay mang theo các chất thải nước thải từ các khu dân cư và các điểm chợ ra đây nên có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao nhưng tảo ở đây lại không phát triển với mật độ cao do sự cản ánh sáng từ các bóng râm của cây cối ven bờ, các tàu thuyền neo tại đây nên hạn chế sự lấy ánh sáng để quang hợp tạo oxygen cho thủy vực có nơi hàm lượng oxygen có nơi (< 2 mg/L) đặc biệt là oxygen tầng đáy. Hàm lượng NO2 trong thủy vực này rất cao dao động từ (15 – 30 mg/L) nguyên nhân do sự hô hấp của các sinh vật thủy sản, quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ và hô hấp của tảo về đêm. Từ những điều kiện hạn chế trên nên tảo không phát triển tối đa được.

Kênh Moso có tổng mật độ là (117.975 ct/L). trong đó tảo khuê có mật độ cao nhất với (81.358 ct/L). tảo có mật độ thấp nhất là tảo giáp (4.304 ct/L). Do đây là kênh dẫn nội đồng cho hệ thống ao nuôi nên thường có nhiều vật chất hữu cơ các chất thải từ hệ thống ao nuôi, lượng thức ăn dư thừa,… Mặt khác còn có nước,chất thải sinh hoạt từ các hộ dân sinh sống gần đó dẫn đến có hàm lượng dinh dưỡng cao. Thêm vào đây các chỉ tiêu về môi trường như: pH (6 - 7), nhiệt độ (28 - 31˚C),DO (> 4 mg/L), độ mặn (5 – 10 ppt), độ trong cao độ đục thấp (theo kết quả khảo sát của nhóm chuyên đề môi trường) đây là điều kiện để cho ánh sáng đi sâu vào môi trường nước giúp cho tảo quang hợp tạo ra nguồn oxygen cung cấp cho thủy vực. Đây là những điều kiện để trao phát triển đặc biệt là nhóm ngành tảo khuê điển hình là giống loài Nitzschia có độ rộng muối từ (5 – 35 ppt) từ đó kéo theo ĐVN cũng phát triển theo số liệu từ nhóm chuyên đề ĐVN đã nghiên cứu tại cùng thủy vực thì mật độ ĐVN khá cao với (292.991 ct/L) từ đó sẽ làm nguồn thức ăn tự nhiên tươi sống rất phong phú cho tôm, cá ở thủy vực này.

Ao tôm 1 có tổng mật độ tảo (210.208 ct/L), trong đó cao nhất là tảo khuê với mật độ là (171.527 ct/L), mật độ thấp nhất là tảo lục với mật độ là (1.875 ct/L). Do là ao

nuôi quảng canh nên không thường thay nước trong ao nuôi và xunh ao nuôi có nhiều cây cỏ phát triển vì thế trong ao có hàm lượng dinh dưỡng khá cao tao điều kiện cho tảo phát triển. Ao tôm 2 có tổng số mật độ tảo là (62.464 ct/L). trong đó tảo chiếm mật độ cao nhất là tảo khuê với (33.440 ct/L). mật độ thấp nhất là tảo lam với (3.154) cá thể . do hàm lượng chất dinh dưỡng trong ao thấp có thể là lượng thức ăn dư thừa ít hoặc không có. lúc thu mẫu có một ít mây nên mật độ tảo có thể ít hơn so với thực tế. Ao cá mú có tổng mật độ (90.884 ct/L), trong đó mật độ tảo khuê chiếm ưu thế (47.004 ct/L).

Từ kết quả đã khảo sát ở thủy vực ao nuôi trên cho thấy ngành tảo khuê chiếm ưu thế ở cả 3 thủy vực này chiếm (53 – 82%) trong tổng số mật độ tảo. Đặc biệt tại thủy vực Ao tôm 1 tảo khuê chiếm mật độ cao lên đến (82%) trong tổng số mật độ tảo trong cùng thủy vực. Điểm thuận lợi để tảo khuê phát triển như: Độ nặm (17 – 21 ppt), nhiệt độ (28 - 31˚C), DO (> 4 mg/L)(dựa vào kết quả nhóm chuyên đề môi trường),các chất dinh dưỡng từ các sản phẩm thải của tôm, thức ăn dư thừa,…là điều kiện thuận lợi để nhóm ngành tảo khuê phát triển điển hình là các giống loài Chaetoceros, Navicula, Gyrosigma thích hợp sống ở độ mặn từ (5 – 35 ppt)(Lê Quốc Việt,2018).

Có thể thấy tất cả các thủy vực ở Hà Tiên- Kiên Giang tảo Khuê phát triển cao nhất vì là nhóm phổ biến trong thủy vực nước lợ mặn đa số nền đáy các thủy vực đều có chứa nhiều Sillic, độ mặn (>10ppt) thuận lợi để tảo phát triển. Tảo Giáp sống ở nước lợ, mặn nhưng ít được tìm thấy hơn so với tảo Khuê vì chúng chỉ phát triển mạnh vào mùa thu mà mẫu được lấy vào mà hè nên không xuất hiện nhiều. Tảo Lục xuất hiện thấp nhất vì chúng phần lớn phân bố ở nước ngọt.

Một phần của tài liệu Thực tập giáo trình cơ sở Thực vật nổi ĐHCT (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w