Bài 3.12: Bài 3.12: Điốt bán dẫn là linh kiện
III. NHẬN DẠNG, XÁC ĐỊNH CỰC TÍNH VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA
Học lý thuyết thực hành tại xưởng
Nhận dạng các điốt bằng mã chữ cái
ghi trên thân điốt:
Mã chữ cái thực tế ghi trên thân điôt zene gồm có:
AZ... BA... BZ... BZD...
BZS.... BZV... BZW... BZX...
BZY.... BZZ... DZ.... ESM....
EZ... FDZ.... FPZ... G...
GZ... KVR.... LMZ... MD...
MVS.... MZ... PL... PFZ....
PLE.... PZ... RN.... RZ...
TDZ.... UZ.... Z... ZD...
ZF... ZP... ZPD.... ZPU...
ZPY... ZTE.... ZTK... ZU....
ZW... ZX.... ZY... ZZ....
ZW... 02ZB.. 1N... 1S...
Hình dạng thực tế của điốt ổn áp
Mã chữ cái thực tế ghi trên thân điôt biến dung gồm có:
- BA.... - BB .... - BBY... - CV....
- MV.... - MVAM.... - RF... - TF....
- TIV.... - VA.... - 1N.... - 1S...
Hình dạng điốt phát sáng (LED)
Loại này dùng phát sáng đủ màu (đỏ,vàng, xanh), được ứng dụng ở máy tăng âm, caset, báo mở nguồn ở các thiết bị điện tử, vi tính...Cực P thường được nối với chân dài, cực N npối với chân ngắn.
Hình dạng thực tế của điốt thu sáng:
Xác định cực tính, chất lượng của các điôt: ổn áp, biến dung, tunen, quang điện
Xác định cực tính của các loại điôt: ổn áp, biến dung, tunen, quang điện:
tương tự như điôt thường.
Dùng VOM, DDM ở thang đo R1 ta lợi dụng nguồn pin trong đồng hồ để phân cực cho điôt ta tiến hành đo 2 lần có đảo que đo, ta có 2 trị số điện trở đó là Rth (khi điôt được phân cực thuận) và Rng (Khi điôt phân cực nghịch). Với
trương hợp có Rth thì que đen của đồng hồ là cực anốt (nếu đồng hồ có cực dương nguồn pin trong đồng hồ là que âm của VOM) cực còn lại là ca tốt.
Đối với LED thì catốt của LED:
- Nằm ở chân ngắn
- Phía vỏ bị cắt xén
- Nếu soi dưới ánh sáng, điện cực catốt của LED lớn hơn.
Điều quan trọng khi sử dụng LED luôn luôn với một điện trở mắc nối tiếp.
Xác định chất lượng điôt (kiểm tra điôt tốt xấu):
Dùng VOM ở thang đo R1 hoặc R10 ta tiến hành đo hai lần có đảo que đo:
- Nếu quan sát thấy kim đồng hồ một lần lên hết kim và một lần kim không lên thì điôt còn tốt.
- Nếu quan sát thấy kim đồng hồ một lần lên hết kim và một lần lên khoảng 1/3 vạch chia thì điôt bị rỉ.
- Nếu quan sát thấy kim đồng hồ một lên mút kim với cả hai lần đổi que đo thì điôt bị đánh thủng.
- Nếu quan sát thấy kim đồng hồ nằm im ở cả hai lần đổi que đo thì điôt bị đứt.
Kiểm tra điôt quang: Ta cũng đo giống như điôt thường, nhưng nhớ đưa ra ngoài ánh sáng hoặc rọi ánh sáng vào thì mới đủ điều kiện để điôt quang hoạt động.
Thực hành tại xưởng theo nhóm từ 2 đến 3 người:
Thực hành nhận dạng các loại điốt đặc biệt bằng quan sát mã chữ, hình dạng thực tế của các điốt từ các điốt đơn lẻ và các điốt trên các bo mạch thực tế (điốt trong các bộ nguồn có ổn áp, máy tăng âm, máy thu...) .
Thực hành xác định cực tính, chất lượng các loại điốt đặc biệt
Thảo luận nhóm về: nhận dạng, xác định cực tính và chất lượng của các điốt đặc biệt .
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
Bài 4.1: Trình bày cấu tạo và kí hiệu quy ước của các điốt ổn áp, biến dung.
Bài 4.2: Trình bày cấu tạo và kí hiệu quy ước của điốt tu nen
Bài 4.3: Trình bày cấu tạo và kí hiệu quy ước của điốt phát sáng và thu sáng.
Bài 4.4 Trình bày nguyên lý hoạt động, các tham số cơ bản, công dụng của điốt ỗn áp .
Bài 4.5: Đặc tuyến Von - Ampe của điốt tunen có những đặc điểm nào khác với điốt thông thường
Bài 4.6: Trình bày các tính chất cơ bản của điốt biến dung và lĩnh vực ứng dụng Bài 4.7: Trình bày cách xác định các cực của điốt phát sáng và thu sáng
Bài 4.8: Trình bày phương pháp xác định chất lượng điốt ổn áp biến dung, tu nen.
Câu hỏi trắc nghiệm: Tìm câu trả lời đúng Bài 4.9: Điốt ổn áp dùng để:
a. Nắn điện b. Khuếch đại
c. Tạo bộ ổn định điện áp
d. Tự động điều chỉnh của các mạch điều hưởng Bài 4.10: Điốt biến dung dùng để:
Tách sóng
Tạo dao động siêu cao tần
Điều chỉnh điện dung trong các mạch cộng hưởng