Các yêu cầu tiên quyết đối với việc áp dụng HACCP sản phẩm mít sấy thăng hoa

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy (Trang 39 - 42)

PHẦN II: XÂY DỰNG HACCP CHO SẢN PHẨM MÍT SẤY THĂNG HOA

I. Các yêu cầu tiên quyết đối với việc áp dụng HACCP sản phẩm mít sấy thăng hoa

1.1. Yêu cầu thiết kế, bố trí nhà xưởng

1.1.1. Yêu cầu chung về thiết kế, bố trí nhà xưởng - Có tường bao ngăn cách với bên ngoài.

- Xây dựng vững chắc bằng các vật liệu không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở.

- Thiết kế và bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều.

- Có sự cách biệt giữa khu sản xuất và không sản xuất, giữa các khu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bao gói, kho hàng, khu thay trang phục, khu nhà ăn, khu vệ sinh để tránh lây nhiễm chéo.

- Thiết kế bề nước sát trùng ủng tại cửa ra vào xưởng chế biến.

1.1.2. Kết cấu nhà xưởng

1.1.2.1. Trần nhà:

Đảm bảo độ kín, sáng màu, làm bằng các vật liệu không thấm nước, không rạn nứt, tránh mốc, đọng nước và các chất bẩn.

1.1.2.2. Sàn nhà:

Bề mặt cứng, bền vững, làm bằng các vật liệu không thấm nước, không trơn, không bị hóa chất làm thôi nhiễm, không gây độc đối với thực phẩm, dễ làm vệ sinh và thoát nước tốt.

1.1.2.3. Tường và góc nhà:

Tường phẳng, sáng màu, không ngấm nước, không gây ô nhiễm đối với thực phẩm, dễ vệ sinh.

1.1.2.4. Cửa ra vào:

Bề mặt nhẵn, không thấm nước, tự động đóng mở và đóng kín.

1.1.2.5. Cửa sổ:

Được thiết kế sao cho hạn chế bám bụi tới mức thấp nhất, có lưới bảo vệ làm bằng vật liệu không gỉ, tránh xâm nhập của côn trùng và đông vật, thuận tiện cho việc làm vệ sinh thường xuyên.

1.1.2.6. Hệ thống thông gió:

Hệ thống có công suất phù hợp và được lắp đặt tại các vị trí cần thiết nhằm loại bỏ hơi nước ngưng tụ, không khí nóng, không khí bị ô nhiễm, mùi lạ và bụi.

1.1.2.7. Hệ thống chiếu sáng:

Sự dụng ánh sáng tự nhiên đảm bảo ánh sáng không nhỏ hơn 540 lux ở các khu vực chế biến thủ công, phân loại, kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm các khu vực khác không nhỏ hơn 220 lux. Đèn chiếu sáng có chụp bảo vệ an toàn và bảo đảm nếu bị vỡ các mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm.

1.2. Yêu cầu về thiết bị dụng cụ.

- Được chế tạo bằng vật liệu không độc, không hấp thụ, không thôi nhiễm vào thực phẩm, không gây mùi vị lạ hay làm biến đổi màu sắc sản phẩm.

- Các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với rau quả phải được làm bằng vật liệu không gỉ, an toàn, dễ vệ sinh và bảo dưỡng.

- Thiết bị, dụng cụ đo lường, giám sát chất lượng phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định thường xuyên.

- Dụng cụ và phương tiện cầm tay phải làm bằng vật liệu phù hợp, không thôi nhiễm.

- Dụng cụ phòng chống vi sinh vật gây hại: Xưởng sản xuất, các kho nguyên liệu, thành phẩm phải được lắp đặt thiết bị, dụng cụ phòng chóng côn trùng, động vật gây hại đảm bảo vệ sinh và hiệu quả.

1.3. Yêu cầu về con người.

- Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khẻo theo quy định của Bộ Y Tế và khám sức khẻo định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần.

- Có giấy chứng nhận đã tham dự tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, phải học tập và bổ sung kiến thức mới.

- Xây dựng, áp dụng nội quy về đảm bảo vệ sinh các nhân và nơi làm việc.

- Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh các nhân, trước khi vào làm việc phải thay trang phục bảo hộ lao động phù hợp khi làm việc.

- Không đeo đồ trang sức (nhẫn, vòng, đồng hồ…) có thể rơi vào thực phẩm hoặc rơi vào thiết bị khi đang vận hành hoặc có thể tích tụ chất bẩn là nguồn nhiễm bẩn thực phẩm. Móng tay phải cắt ngắn và không được sơn móng tay.

- Rửa tay kỹ bằng chất tẩy rửa (hoặc chất khử trùng khi cần thiết), làm khô tay ngay sau khi rửa trước khi bắt tay vào làm việc, sau khi tạm dừng làm việc trong một thời gian ngắn, thay đổi công việc, sau khi đi vệ sinh, hoặc sau khi tiếp xúc với chất, vật khác không phải thực phẩm.

- Không được ăn uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc, ngậm tăm, ăn trầu, ngậm thuốc chữa bệnh thậm chí nói to, ho… có thể ngây nhiễm bẩn thực phẩm.

- Không vứt giấy lộn (giấy kẹo, bao thuốc lá…) tóc, mẩu thuốc, dược phẩm, mỹ phẩm trong các khu vực xử lý thực phẩm.

- Tuyệt đối không được khạc nhổ trong các khu vực xử lý thực phẩm.

- Chấp hành đúng các qui định sử dụng các phương tiện vệ sinh, vứt khăn sử dụng một lần vào nơi qui định, cất giữ quần áo và đồ dùng cá nhân bên ngoài khu vực sản xuất.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)