Đóng vai tình huống

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT (Trang 26 - 32)

II. Tổ chức đóng vai trong dạy học lịch sử ở trường THPT để tạo hứng thú học tập cho học sinh

2. Cách thức sử dụng các dạng đóng vai trong dạy học Lịch sử

2.3. Đóng vai tình huống

Trong quá trình dạy học có nhiều phương pháp dạy học tích cực được áp dụng mang lại hiệu quả cao. Trong đó việc GV tạo tình huống và học sinh giải quyết tình huống bằng phương pháp đóng vai có ý nghĩa quan trọng. Tình huống là những sự kiện, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết.

Khi giáo viên tổ chức đóng vai giải quyết tình huống sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung bài học, nắm vững kĩ năng, tạo điều kiện cho học sinh vào vị trí trung tâm của hoạt động, phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo cho học sinh. Khi áp dụng phương pháp này sẽ hạn chế lối học thụ động, học sinh chủ động tư duy sáng tạo, tăng sự hứng thú, giờ học sôi nổi.

Khi dạy kiến thức mới HS sẽ tự tưởng tượng về nhân vật thông qua dữ liệu tình huống. GV đưa ra tình huống mà học sinh chưa biết và sẽ biết khi học xong bài học. GV là người xây dựng tình huống còn HS đảm nhận vai trò là người giải quyết tình huống.

Quy trình thực hiện khi đóng vai tình huống:

- Bước 1: Lựa chọn tình huống. Giáo viên tạo tình huống ngay khi vào bài học, hoặc trong quá trình dạy bài mới giáo viên lựa chọn tình huống và tạo tình huống có vấn đề

- Bước 2: Giáo viên chia nhóm, các nhóm tự bàn bạc và lựa chọn người diễn xuất

- Bước 3: Sau khi phân vai các nhóm bàn bạc cách giải quyết tình huống mà giáo viên đưa ra

- Bước 4: Thể hiện vai diễn để giải quyết tình huống

- Bước 5: Đánh giá xem nhóm nào giải quyết tình huống tốt hơn. Giáo viên chốt kiến thức

Giáo viên phải dự kiến phân bố thời gian hợp lý cho từng hoạt động nghiên cứu tình huống kết hợp với đóng vai thể hiện tình huống. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tiến trình lên lớp. Nếu kéo dài thời gian đóng vai, giờ học sẽ trở thành “diễn kịch” và nội dung của tình huống cần giải quyết có thể bị lan man, giờ dạy học sẽ kém hiệu quả. Cần lưu ý rằng phần đóng vai không phải là nội dung chính của bài học mà giáo viên phải phân bố hợp lý để có sự xâu chuỗi, từ tìm hiểu tình huống, thể hiện qua đóng vai, thông qua hệ thống câu hỏi để rút ra nội dung cơ bản của bài học. Việc diễn không phải là phần chính mà quan trọng là thảo luận sau phần diễn ấy. Học sinh thường làm

24 theo tổ nhóm để giải quyết tình huống. Học sinh không có sự chuẩn bị trước ở nhà như đóng vai nhân vật mà được giáo viên thông báo tình huống và yêu cầu giải quyết tình huống ngay tại lớp. Vì vậy, giáo viên phải luôn chủ động về mặt thời gian, đảm bảo đúng yêu cầu về lý luận dạy học, tuân thủ lô gic của quá trình dạy học.

Ví dụ: Khi dạy cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cuộc khủng hoảng và hậu quả của nó, Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai người đứng đầu chính phủ các nước tư bản đề xuất cách giải quyết khủng hoảng…Khi học sinh nhập vai các lực lượng chính trị để giải quyết khủng hoảng sẽ tạo sự hứng thú trong quá trình tìm hiểu kiến thức, kích thích khả năng sáng tạo, trình bày được quan điểm cá nhân về một vấn đề lịch sử.

Đối với hình thức này GV có thể áp dụng trong các bài dạy về các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp, hoặc các chiến lược chiến tranh trong kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975), sau khi trình bày về âm mưu và hành động của địch, GV nêu tình huống cho học sinh đóng vai đề xuất các phương án để đánh bại âm mưu, thủ đoạn đó.

Sử dụng đóng vai tình huống trong phần khởi động bài học

Ví dụ : Thiết kế hoạt động khởi động bằng phương pháp đóng vai khi dạy Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (Lịch sử 12- Ban cơ bản)

Hoạt động khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Nhằm tạo mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức đã biết và chưa biết có liên quan đến bài học, yêu cầu học sinh xác định nhiệm vụ học tập của bài và giáo viên dẫn dắt vào bài mới.

Cách thức: Tổ chức đóng vai cặp đôi ăn ý.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

25 1. Giáo viên nêu vấn đề

- Giáo viên chọn 2 cặp đôi nam – nữ tham gia đóng vai “Cặp đôi hoàn hảo”.

- Nhiệm vụ :

- Các cặp đôi nghe bài hát “Ông bà anh” của tác giả Lê Thiện Hiếu.

- Đóng vai thể hiện tình yêu của ông bà ngày xưa và tình yêu của đôi bạn trẻ ngày nay trên nền nhạc bài hát để minh họa cho lời bài hát.

- Thời gian trình bày : 1 phút 30 giây.

2. Sau khi các cặp đôi biểu diễn xong, giáo viên đánh giá và tuyên bố cặp đôi hoàn hảo chung cuộc và phát vấn:

Sau khi nghe bài hát và quan sát các bạn biểu diễn em hãy cho biết chủ đề của bài hát là gì?

3. Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi và giới thiệu vào nội dung bài học:

Đây là bài hát về tình yêu nhưng trong đó đã đề cập đến những tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đối với đời sống của con người. Với sự phát triển của khoa học - công nghệ đã đưa con người đến gần nhau hơn nhưng cũng đẩy con người xa nhau hơn. Bài hát chỉ mới thể hiện một khía cạnh nhỏ những tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kì hội nhập hiện nay. Vậy cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã diễn ra như thế nào? Nguyên nhân, đặc điểm và tác động của nó là gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

- Học sinh xung phong tham gia đóng vai

- Tất cả học sinh hứng khởi nghe bài hát và quan sát các cặp đôi biểu diễn.

- Các thành viên tham gia đóng vai thực hiện theo đúng luật chơi giáo viên đã đưa ra.

- Học sinh vận dụng hiểu biết trả lời:

Đây là bài hát có chủ đề về tình yêu.

- Học sinh lắng nghe, từ kiến thức cũ liên hệ đến những vấn đề sẽ đặt ra trong bài mới theo sự dẫn dắt của giáo viên.

26 Sử dụng đóng vai tình huống trong phần hình thành kiến thức mới

Ví dụ 1: Thiết kế hoạt động hình thành kiến thức mới bằng phương pháp đóng vai tình huống khi dạy bài 15: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918 -1939 ( Lịch sử 11)

Hoạt động tìm hiểu: Khủng hoảng kinh tế và Đảng Quốc xã lên nắm quyền ở Đức Mục tiêu: Học sinh nắm được hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với nước Đức, quá trình lên nắm quyền của Hít le và Đảng quốc xã.

Cách thức: Giáo viên tạo tình huống và yêu cầu học sinh đóng vai các lực lượng chính trị trong xã hội Đức lúc bấy giờ giải quyết khủng hoảng ( Đảng cộng sản Đức, Giai cấp tư sản – nền cộng hòa vai ma, Đảng Quốc xã)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Bước 1: GV tạo tình huống có vấn

đề: Trước hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933, các lực lượng chính trị trong xã hội nước Đức giải quyết khó khăn này như thế nào?

- Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm đóng vai các lực lượng chính trị giải quyết khủng hoảng.

-Thời gian để các nhóm thảo luận là 3 phút.

- Bước 3: đại diện các nhóm trình bày cách giải quyết khủng hoảng trước lớp.

+ Nền cộng hòa Vai ma + Đảng cộng sản Đức + Đảng quốc xã

- Đại diện các nhóm trình bày cách giải quyết của nhóm mình GV nhận xét và đặt câu hỏi: Như vậy trong các lực lượng chính trị xã hội ở nước Đức thì cuối cùng Đảng quốc Xã đã lên nắm quyền? Vậy nguyên nhân nào làm cho chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?

- Học sinh nhận nhiệm vụ và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

27 Ví dụ 2: Thiết kế hoạt động hình thành kiến thức mới bằng phương pháp đóng vai tình huống khi dạy bài 12: Tây Âu hậu kì trung đại tiết 2 ( Lịch sử 10 )

Hoạt động tìm hiểu hệ quả của cuộc phát kiến địa lí

Mục tiêu: Hiểu và đánh giá được những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc phát kiến địa lí đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại

Cách thức: Tổ chức học sinh đóng vai tình huống: một nhóm đóng vai đại diện cho người dân thuộc địa, một nhóm đóng vai đại diện những nhà phát kiến địa lí.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Bước 1: Gv tạo tình huống: Em hãy quan sát hình ảnh sau đây và trả lời câu hỏi:

Hình ảnh trên phản ánh nội dung gì?

GV chuyển ý: đó là hình ảnh phản ánh hai lực lượng: một là người dân thuộc địa và những nhà phát kiến Châu Âu.

- GV đặt yêu cầu: để nắm rõ hơn hệ quả của phát kiến địa lí cô chia lớp thành hai nhóm:

nhóm đóng vai đại diện cho người dân thuộc địa nói lên quan điểm của mình về cuộc phát kiến địa lí, nhóm đóng vai đại diện cho thương nhân Châu Âu trình bày mục đích của mình khi tiến hành các cuộc phát kiến + thời gian cho các nhóm thảo luận là 2 phút và trình bày quan điểm của mình trước lớp 3 phút

+ tư liệu : SGK

- Các nhóm tiến hành trình bày sản phẩm của nhóm mình

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- Các nhóm tiến hành trình bày sản phẩm của nhóm mình

+ những nhà phát kiến:

chúng tôi tìm kiếm vùng đất mới là để phục vụ mục đích giao thương buôn bán, đem đến nền văn minh mới, khai sáng cho những vùng đất mới và đồng thời đưa đến những cái nhìn mới mẻ về thế giới cho các bạn.

28 - GV điều hành cuộc tranh luận và chốt ý:

Như vậy cuộc tranh luận của hai đại diện cho ta thấy tính 2 mặt trong hệ quả của phát kiến địa lí:

+ Mở ra con đường mới, thị trường

mới…Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến Châu Âu.

+ Tình trạng bóc lột và buôn bán nô lệ…

+ người dân thuộc địa:

Các ngài nói đi khai phá văn minh nhưng tại sao lại bóc lột, đàn áp chúng tôi?

+ những nhà phát kiến

À! Chẳng qua do cách thể hiện, do bất đồng ngôn ngữ nên chúng tôi sử dụng ngôn ngữ cơ thể + người dân thuộc địa:

Các ngài nói đi khai phá văn minh nhưng tại sao những người dân ở Châu Phi, Châu Á vẫn nghèo nàn, lạc hậu…

Ví dụ 3: Khi dạy bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc từ thế kỉ X –XV( Lich sử 10), Hoạt động tìm hiểu khoa học kĩ thuật, GV nêu tình huống bằng câu chuyện giai thoại trong Lịch sử (trích từ Sách kể chuyện thần đồng Việt Nam): Một lần, cậu bé Vũ Hữu cùng cha Vũ Bá Khiêm sang nhà bà con chơi. Bấy giờ, ông chủ nhà có cái điếu thuốc lào khảm bạc, được chạm trổ rất kỳ công, cả vùng không ai có. Trong cuộc hàn huyên giữa hai người, ông chủ nhà muốn làm cái nỏ điếu bằng bạc nhưng ngặt nỗi không biết tính toán thế nào để mua đủ bạc. Nhớ đến cậu bé Hữu, ông nhờ tính toán toán lượng bạc cần thiết. Em hãy đóng vai Vũ Hữu giúp bác chủ nhà?

Như vậy khi đóng vai Vũ Hữu để giải đáp tình huống trên HS vừa nắm được kiến thức toán học, kiến thức lịch sử vừa rèn kĩ năng xử lí nhanh tình huống do GV đưa ra. HS sẽ thấy hứng thú vì phát huy khả năng toán học trong giờ học Lịch sử.

Sử dụng PPĐV trong các trò chơi đố vui lịch sử ở phần củng cố bài học.

Có hai cách GV có thể sử dụng PPĐV trong trò chơi ở phần củng cố bài học:

Cách 1: HS thay nhau bắt thăm phiếu học tập (có ghi 1 câu nói nổi tiếng của nhân vật) và đóng vai nhân vật thể hiện diễn cảm câu nói đó. HS còn lại đoán nhân vật đó là ai. Cách 2: HS bốc thăm phiếu học tập (có ghi tên nhân vật) và bằng những kiến thức Lịch sử của mình, diễn trước lớp về nhân vật đó làm sao cho các HS còn lại đoán đó là nhân vật nào.

29 Khi dạy bài 27, 28 “ Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến nửa đầu thế kỉ XIX” (LS10), GV tổ chức trò chơi bằng cách đưa các phiếu học tập, mỗi phiếu ghi câu nói nổi tiếng của một nhân vật Lịch sử. Em hãy bốc thăm và đọc diễn cảm câu nói trong phiếu học tập để giúp các bạn nhận biết đó là nhân vật Lịch sử nào.

Phiếu học tập 1:Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”

Phiếu học tập 2: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!"

Phiếu học tập 3: "Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã"

Phiếu học tập 4: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi."

Phiếu học tập 5: "Chưa trả thù nhà, đền nợ nước. Làm sao cho xứng mặt nam nhi?"

Như vậy với cách 1 GV soạn sẵn câu nói nổi tiếng còn HS là người thể hiện câu nói đó. Trong khi cách 2, HS phải tự sáng tạo kịch bản và thể hiện trước lớp, như vậy với cách này HS phải có vốn kiến thức nhất định về nhân vật Lịch sử.

Vì vậy cách 2 thường áp dụng cho HS khá giỏi, còn cách 1 thì đa số HS trong lớp đều có thể tham gia thực hiện.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)