Nhận định chung về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến sản lượng và lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay (5 năm gần đây) (Trang 20 - 29)

Chương 2. Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến sản lượng và lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2.2. Nhận định chung về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế

Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ từ năm 2005 đến nay đã chịu nhiều tác động từ kinh tế thế giới. Vì vậy chính phủ đã phải dùng các công cụ là các chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng để điều tiết nền kinh tế tránh lạm phát, ổn định giá cả thị trường, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định.

Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng rấ lớn trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế. Thông qua chính sách tiền tệ ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được hệ thống tiền tệ để từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác chính sách tiền tệ còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.

2.3. Đánh giá tác động của CSTT và những thành tựu, những tồn tại hạn chế cần khắc phục

* Tác động ( vai trò ) của CSTT

- Chính sách tiền tệ và hệ thống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế được ví như hệ thống mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường.

- Chính sách tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế thị trường đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

- Tạo ra công ăn việc làm: Chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh

doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. Tình hình đó đặt ra cho ngân hàng Trung ương trách nhiệm là phải vận dụng các công cụ của mình góp phần tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh đồng thời phải tham gia tích cực vào sự tăng trưởng liên tục và ổn định khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức tăng thất nghiệp tự nhiên.

- Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của chính sách tiền tệ. Sự tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố: Lãi suất và số cầu tổng quát. Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác động lên tổng sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi vậy chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp.

- Ổn định giá cả: Ổn định giá cả có ý nghĩa quan trọng trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Ổn định giá cả giúp cho Nhà nước hoạch định được phương hướng phát triển kinh tế một cách có hiệu quả hơn vì loại trừ được sự biến động của giá cả. Ổn định giá cả giúp cho môi trường đầu tư ổn định góp phần thu hút vốn đầu tư, khai thác mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp cũng như các cá nhân sản xuất đem lại nguồn lợi cho mình cũng như xã hội.

- Ổn định lãi suất: Mong muốn có một sự ổn định lãi suất vì những biến động của lãi suất làm cho nền kinh tế bấp bênh và khó lập kế hoạch cho tương lai. Vì vậy, ổn định lãi suất chính là thực hiện lãi suất tín dụng cung ứng phương tiện thanh toán, cho nền kinh tế quốc dân thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội và với một hệ thống lãi suất mềm dẻo phải linh hoạt, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường.

- Ổn định thị trường tài chính: Việc ổn định thị trường tài chính là mục tiêu rất quan trọng trong công tác điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ, ổn định thị trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất bởi vì biến động trong lãi suất có thể gây nên sự mất ổn định cho các tổ chức tài chính. Trong những năm gần đây những biến động mạnh của lãi suất là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với các hiệp hội tiết kiệm và cho vay đã gặp khó khăn về tài chính như chúng ta đã biết.

- Ổn định thị trường ngoại hối: Thị trường ngoại hối là thị trường mà ở đó tiền tệ của các nước khác nhau được đem ra trao đổi với nhau, chính tại thị trường này tỷ giá hối đoái được xác định. Việc tỷ giá ổn định không chỉ có tác động tích cực do

một phần vốn đầu tư USD trước đây có thể chuyển vào thị trường chứng khoán để

“đánh sóng” mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách tỷ giá luôn là một yếu tố vĩ mô quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài xem xét khi họ có ý định đầu tư vào Việt Nam. Sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền, từ đó tác động ít hay nhiều đến hoạt động của nền kinh tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó.

- Việc cung ứng tiền có thể thông qua con đường tín dụng, cũng có thể thông qua hoạt động của thị trường mở ( mua bán giấy tờ có giá), thị trường hối đoái ( mua bán ngoại tệ) và để điều tiết mức tiền cung ứng, ngân hàng Trung ương các nước sử dụng các công cụ khác nhau như lãi suất, tỷ suất, dự trữ bắt buộc…. Chính vì thế mà chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế là một điều hiển nhiên, bởi nó được sinh ra là để điều tiết tiền tệ, mà sức vận động của tiền tệ trong nền kinh tế lại như máu lưu thông trong cơ thể con người.

- Công cụ tái cấp vốn: hình thức cấp tín dụng của ngân hàng Trung ương đối với các ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho ngân hàng thương mại, ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.

- Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng TM có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này.

- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: hoạt động ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá trị ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tin dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.

- Công cụ lãi suất tín dụng: công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bời vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể kích thích hay kìm hãm sản xuất. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.

- Công cụ hạn mức tín dụng: công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính cùa Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ

chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.

- Tỷ giá hối đoái: tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước.

Về thực chất tỷ.

giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông.

=> Chính sách tiền tệ góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, ổn định giá cả hàng tiêu dung, ổn định được thị trường ngoại hối, thị trường vàng… giúp từng bước phục hồi nền kinh tế cũng như tạo ra lợi thế trong liên kết và phân công lao động quốc tế, thích ứng với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế.

* Thành tựu đạt được nhờ CSTT

- Trong 10 năm gần đây, lạm phát được kiểm soát, giảm dần từ mức cao nhất hai con số trong năm 2008 xuống mức một con số và liên tục duy trì ở mặt bằng thấp, ổn định từ năm 2012 đến nay.

- Đặc biệt, năm 2017 vừa qua lạm phát bình quân ở mức 3,53%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đặt ra (khoảng 4%).

- Tỷ giá trung tâm được điều hành linh hoạt, kết hợp đồng bộ các công cụ CSTT, hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, nhờ vậy NHNN liên tục mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước cao nhất từ trước tới nay;

lượng tiền mặt đưa ra lưu thông được trung hòa hợp lý, góp phần ổn định lạm phát, lãi suất và tỷ giá.

-Thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, lạm phát được kiểm soát, giúp neo vững kỳ vọng lạm phát, củng cố niềm tin của nền kinh tế và giới đầu tư vào đồng Việt Nam, góp phần tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho DN.

- Được các tổ chức quốc tế đánh giá cao sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam, theo đó Moody’s đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”.

- Trong năm 2019, Việt Nam tiếp tục có được ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát ở mức thấp, tỷ giá tương đối ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, giải ngân vốn FDI đạt kỷ lục (trung bình đạt 1,5 tỷ USD/tháng), xuất khẩu vẫn tốt với mức tăng trưởng cao gấp khoảng 4 lần mức tăng trưởng trung bình của xuất khẩu toàn cầu…

- Hệ thống ngân hàng hiện nay đã có được lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu thấp và về tổng thể, khu vực ngân hàng đã tạo ra một bước ngoặt dù phía trước vẫn còn những thách thức.

- NHNN hoàn thành đúng thời gian việc xây dựng Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

- Nhờ CSTT, ngành Ngân hàng cơ bản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đời sống chính đáng của người dân. Đến ngày 24/9/2019, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 8,64% so với cuối năm 2018.

* Những tồn tại cần khắc phục đối với CSTT

- Lập trường chính sách tiền tệ của NHNN vẫn còn quá nới lỏng, thanh khoản dư thừa. Hiện tại, nó vẫn chưa tác động lên ổn định vĩ mô, nhưng rủi ro đang nghiêng về hướng suy giảm.

-Lãi suất liên ngân hàng vẫn thấp hơn đáng kể so với lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu, làm hạn chế hiệu quả từ cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ của NHNN.

- Tăng trưởng tín dụng ở mức 17-18% một năm cũng vẫn cao hơn tăng trưởng GDP danh nghĩa (11-12%). Đây là điều cần quan tâm, khi tỷ lệ nợ trên GDP khu vực tư nhân đã lên 130,7% năm 2017 (theo World Bank), từ 96,8% năm 2013.

Điều này phản ánh tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tín dụng. Đây là cách thức không bền vững.

- Nếu lạm phát xảy ra thì một trong những cách để chống là tăng lãi suất, như vậy

“giá” chống lạm phát sẽ khá đắt.“Lãi suất tăng sẽ làm giảm tăng trưởng trong dài hạn, ảnh hưởng tới sức khoẻ doanh nghiệp

- Một số hạn chế của công cụ CSTT:

+ Công cụ dự trữ bắt buộc: Tính linh hoạt không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm, phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM.

+ Công cụ lãi suất tái chiết khấu: hiệu quả của công cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của các NHTM, mặt khác mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo mó, sai lệch thông tin về cung cầu vốn trên thị trường.

+ Quản lí hạn mức tín dụng của NHTM: Có thể triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM, làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoài sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên

+ Quản lí lãi suất của các NHTM: Dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế. Mặt khác việc thay đổi quy định điều chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh.

2.4. Giải pháp

*Giải pháp về chính sách kinh tế

1- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại, hội nhập, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và phát triển; tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh;

2- Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững;

3- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh một cách thực chất, hiệu quả hơn;

4- Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn;

5- Tập trung nâng cao chất lượng nguồn lực gắn với đổi mới sáng tạo và phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường với số lượng lớn, cơ cấu ngành, nghề hợp lý, có cơ chế phù hợp thu hút, trọng dụng nhân tài;

6- Chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;

7- Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai;

8- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;

9- Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế;

10- Đẩy mạnh công tác thông tin, báo chí, truyền thông, tranh thủ sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp.

*Giải pháp về chính sách tiền tệ

Thứ nhất là tính phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội đất nước, bám sát mục tiêu và tôn trọng nguyên tắc thị trường của CSTT. Sự thành công của CSTT của NHNN là sự hợp lý, sự phù hợp đồng thời tôn trọng nguyên tắc thị trường trong quá trình thực hiện mục tiêu kép: ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước đây và ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo.

Thứ hai là sự tôn trọng kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành các quy định của NHNN, của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Đảm bảo cho cơ chế chính sách về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng của NHNN được thực hiện an toàn, có hiệu quả. Trong đó, việc thực hiện các quy định, các chỉ tiêu mang tính định hướng cần phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ mới đảm bảo chính sách phát huy nhanh, hiệu lực và có hiệu quả, minh bạch và công bằng, nhất là các quy định về lãi suất, tỷ giá, tín dụng.

Thứ ba là cách thức tổ chức triển khai thực hiện tốt cơ chế chính sách. Việc này đòi hỏi công tác tổ chức triển khai thực hiện của các cơ quan, các đơn vị thuộc NHTW và các tổ chức tín dụng phải tổ chức tốt, trách nhiệm mới đảm bảo cơ chế chính sách đi vào thực tiễn có hiệu quả. Cần nắm vững các quy trình: công tác chỉ đạo triển khai thực hiện; công tác theo dõi, nắm bắt, đánh giá kết quả và những khó khăn vướng mắc, tồn tại hạn chế của cơ chế chính sách, nắm bắt phản hồi, phản biện từ tổ chức tín dụng, từ doanh nghiệp…. từ đó tiếp tục phát huy tác động của chính sách hoặc điều chỉnh chính sách cho phù hợp, hợp lý.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến sản lượng và lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay (5 năm gần đây) (Trang 20 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)