Chế độ chương trình

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hành thí nghiệm động cơ (Trang 22 - 31)

4.1. Giới thiệu các trang thiết bị phục vụ thí nghiệm (OPUS 40)

4.1.7. Chế độ chương trình

Phím “Program” được nhấn trong khi OPUS 40 đang ở chế độ đo, máy phân tích chuyển sang chế độ chương trình và sẽ có các chương trình “Service”.

Các chương trình “Service” có thể được chọn bằng cách sử dụng các phím mũi tên “ ” hoặc “ ”. Sau đó nhấn “Enter” để kích hoạt chương trình “Service” do bạn chọn. Để trở về chế độ đo bạn chỉ cần ấn nút “ESC”.

Các chương trignh “Service” bao gồm:

P1: Kiểm tra rò, hở.

P2: Chuẩn định khí với bình khí mẫu CO, HC, CO2

P3: Đặt thời gian và ngày tháng.

P4: Thay cảm biến O2. P5: Xác nhận các số đo.

P6: Đổi hệ số Lamda.

P7: Chuẩn khí với 2 khí của cảm biến NOx. P8: Thay cảm biến NOx mới.

P9: Cho phép hay không cho phép tự động hiệu chỉnh về 0.

P10: Chế độ kiểm tra cảm biến lambda.

P11: Kiểm tra độ phân giải của màn hình.

P12: Kiểm tra lượng HC dư.

Một vài chương trình trên có thể không có trong máy phân tích tùy theo cấu hình của nó.

Nếu nút “Program” được nhấn trong khi OPUS 40 đang ở chế độ đo, máy phân tích sẽ chuyển sang chế độ chương trình, hiển thị “P1”

trên màn hình. Bây giờ các phím đã đổi chức năng màu xanh ghi bên dưới mỗi bàn phím. Sử dụng các phím “ ” hoặc “.” để chọn chương trình, sau đó nhấn “Enter” để kích hoạt nó. Để trở về chế độ đo nhấn phím “ESC”.

Chú ý: Phím “ESC” luôn có thể được sử dụng để hủy lệnh và trở về.

4.1.7.1. P1 – Kiểm tra rò

Kiểm tra rò, hoặc kiểm tra độ kín là công việc rất quan trọng để máy phân tích thực hiện đúng chức năng của nó. Có nghĩa là độ kín của khí trong dầu rò, đường ống đo, bộ phận ly nước, hệ thống bơm phải được kiểm tra.

Chú ý: Ngay khi có sự rò khí lập tức gây ra kết quả sai lệch, phải thực hiện kiểm tra rò. Máy phân tích cài phần mềm OIML tự động kiểm tra rò khi máy khởi động hoặc khi bơm chạy, đối với máy cài phần mềm tiêu chuẩn kiểm tra rò không được thực hiện trong vòng ít nhất 20 giờ.

Để thực hiện ta làm theo các bước:

1. Nhấn phím “Program” khi máy phân tích đang ở chế độ đo.

Màn hình sẽ hiện “P1”.

2. Bịt miệng đầu rò khí bằng ngón tay và nhấn phím “Enter”.

Màn hình sẽ hiện “P1-1”.

3. Sau một lát, bơm ngừng quay. Đầu rò khí vẫn bị bịt cho đén khi hiện kết quả kiểm tra. Khi bơm ngừng sẽ hiện “P1-2”.

4. Khi kiểm tra kết thúc. Màn hình sẽ hiện “Good” nếu không có rò khí khác, hoặc “Err” nếu có rò. Sau vài giây OPUS 40 sẽ trở về chế độ đo.

4.1.7.2. P2 – Chuẩn khí CO, HC và CO2

Chuẩn khí phải được thực hiện theo thường lệ để đạt được độ chính xác cao, việc chuẩn khí nên thực hiện 6 tháng một lần. Thiết bị để chuẩn khí sẵn có như là các phụ kiện.

Chuẩn khí với một hỗn hợp khí được thực hiện như sau:

1. Khởi động máy phân tích và để nó chạy ít nhất 30 phút.

2. Nối bình khí mẫu thông qua một lưu lượng kế tới đầu vào ghi

“CAL” ở mặt sau máy (chú ý: không được mở bình khí).

3. Nhấn “Program” khi máy phân tích ở chế độ đo, màn hình hiển thị “P1”.

4. Nhấn “ ” hoặc “ ” để chọn chương trình P2, màn hình hiển thị

“P2”.

5. Nhấn “Enter”. Màn hình sẽ hiện các giá trị khí đã được chạy trước đó.

6. Giá trị CO nhấp nháy, kiểm tra xem giá trị CO nhấp nháy có giống giá trị được in trên chai khí chuẩn không. Nếu không, hãy điều chỉnh giá trị nhấp nháy bằng cách nhấn phím “ ” để tăng giá trị hoặc nhấn phím “ ” để giám giá trị. Nếu giữ phím vài giây, giá trị sẽ thay đổi nhanh hơn. Khi giá trị CO và giá trị trên bình giống nhau, nhấn “Enter”.

7. Bây giờ giá trị HC nhấp nháy. Thiết lập giá trị HC giống cách thiết lập giá trị CO, có thể nhấn phím “ ” để trở về giá trị CO.

8. Sau HC, thực hiện cho CO2 giống như với HC. Khi giá trị CO2 được hiểu chỉnh nhấn “Enter”.

9. Bây giờ chuẩn zero sẽ được thực hiện nếu máy có phần mềm OIML1.

10. Bơm ngừng hoạt động và hình CO, HC và CO2 hiện 0.

11. Mở bình khí và điều chỉnh lưu lượng về 250 lít/giờ trên lưu lượng kế.

12. Đợi cho đến khi các số đo ổn định, thời gian kéo dài khoảng 10 giây. Sau đó nhấn “Enter”.

13. Sau ít giây, máy bơm sẽ chạy. Bây giờ tháo bình khí ra (chú ý: cẩn thận không sử dụng khí nhiều hơn cần thiết).

Bây giờ chuẩn khí được kết thúc và máy OPUS 40 chuyển về chế độ đo.

4.1.7.3. P3 – Đặt thời gian và ngày tháng

Máy OPUS 40 có một đồng hồ thời gian thực, chỉ thị năm, tháng, ngày và thời gian. Thông tin này được in ra trên bản in kết quả.

Đặt thời gian và kết quả như sau:

1. Nhấn “Program” khi máy phân tích đang ở chế độ đo.

2. Sử dụng các phím “ ” hoặc “ ” để chọn “P3”.

3. Nhấn “Enter”.

4. Màn hình CO sẽ hiện “1”, năm được hiển thị nhấp nháy trên màn hình HC. Nhấn các phím “ ” hoặc “ ” để đặt năm hiện tại, sau đó nhấn “Enter”.

5. Màn hình CO sẽ hiện “2”, tháng được hiển thị nhấp nháy trên màn hình HC. Thao tác tiếp như bước 4 để đặt tháng hiện tại, sau đó nhấn “Enter”.

6. Màn hình CO sẽ hiện “3”, ngày được hiển thị nhấp nháy trên màn hình. Thao tác như bước 4 để đặt lại ngày hiện tại, sau đó nhấn

“Enter”.

7. Màn hình CO sẽ hiện “4”, giờ được hiển thị nhấp nháy trên màn hình HC. Nhấn các phím như bước 4 để đặt lại giờ hiện tại, sau đó nhấn “Enter”.

8. Màn hình CO sẽ hiện “5”, phút được hiển thị nhấp nháy trên màn hình HC. Nhấn các phím như bước 4 để đặt phút hiện tại, sau đó nhấn “Enter”.

9. Nhấn “ESC” để trở về chế độ đo.

Việc đặt thời gian và ngày tháng bây giờ đã xong.

4.1.7.4. P4 – Thay cảm biến O2

Chức năng này được sử dụng khi thay cảm biến oxy. Tuổi thọ của cảm biến oxy khoảng 1 năm.

4.1.7.5. P5 – Xác nhận các số đọc

Chức năng này được sử dụng khi đo chính xác các số đọc được kiểm tra. Chức năng này còn có nghĩa để dễ dàng kiểm tra giá trị

HC, từ khi OPUS 40 hiện HC theo propane thay cho Hexane như thường lệ. Nghĩa là không cần phải tính toán bằng tay sử dụng hệ số PEF.

4.1.7.6. P6 – Đặt hàm số tính toán lamda

Chương trình P6 được sử dụng để thay đổi các hằng số O và H theo công thức Brettschneider sử dụng để tính toán giá trị lamda.

H là tỷ lệ nguyên tử của Hydro với Cacbon.

O là tỷ lệ nguyên tử của Oxy vơi Cacbon.

Trong chương trình P6 có thể chuyển qua lại giữa các giá trị đặt trước và các giá trị người dùng định nghĩa.

Nó được thực hiện theo cách sau:

1. Nhấn “Program” khi máy phân tích đang ở chế độ đo.

2. Sử dụng các phím “ ” hoặc “ ” để chọn “P6”.

3. Nhấn “Enter”.

4. Màn hình CO sẽ hiển thị chế độ mà máy phân tích đang làm việc, có 3 chế độ:

- Std: Sử dụng các hằng số H và O áp dụng cho các động cơ sử dụng nhiên liệu xăng trên hầu hết các nước.

- LPG: Sử dụng các hằng sô H và O áp dụng cho các động cơ sử dụng nhiên liệu LPG trên hầu hết các nước.

- USER: Cho phép bạn đựat bằng tay các hằng số H và O.

Sử dụng phím “ ” hoặc “ ” để chọn nhiên liệu, nhấn Enter khi chọn xong. Nếu bạn chọn “Std” hoặc “LPG” máy phân tích sẽ chuyển chế độ đo, nếu bạn chọn “user” sẽ có các tình huống sau:

5. Màn hình CO sẽ hiện “1” trên màn hình HC hiện giá trị bằng hằng số H. Sử dụng phím “ ” hoặc “ ” để đặt lại, sau đó nhấn

“Enter”.

6. Màn hình CO sẽ hiện “2”, trên màn hinh HC hiện hằng số O, sử dụng phím “ ” hoặc “ ” để đặt lại, sau đó nhấn “Enter”.

7. Nhấn “Enter” để trở về chế độ đo.

Khi máy phân tích được bật lên hoặc thoát khỏi chế độ tạm dừng, máy luôn bắt đầu từ chế độ “Std”.

Một vài tùy chọn nêu trên hoặc toàn bộ chương trình P6 có thể không có trong cấu hình.

4.1.7.7. P7 – Chuẩn định với hai khí của cảm biến NOx

Chuẩn định cảm biến NOx được thực hiện với hai nồng độ khí khác nha.

Chú ý: Nếu cảm biến NOx đã được thay trước khi chuẩn, nó phải thiết lập chế độ ban đầu bằng cách sử dụng chương trình P8.

Nồng độ của 1 khí nên xấp xỉ 1000 phần triệu NOx.

Nồng độ 2 khí nên xấp xỉ 2000 phần triệu NOx.

Việc chuẩn hai hỗn hợp khi này được thực hiện như sau:

1. Khởi động máy OPUS 40 và cho chạy ít nhất 30 phút.

2. Nối bình khí có nồng độ 1 thông qua lưu lượng kế tới đầu vào có chữ “CAL” trên mặt sau máy (chú ý không cho mở bình khí).

3. Nhấn “Program” khi máy ở chế độ đo. Màn hình hiện “P1”.

4. Nhấn phím “ ” hoặc “ ” để chọn chương trình P7, màn hình hiện “P7”.

5. Nhấn phím “Enter”. Màn hình NOx sẽ hiện giá trị khí cho khí 1 trong lần chuẩn trước đó. Đèn “RPM” sáng chỉ giá trị của nồng độ 1 được hiển thị.

6. Kiểm tra giá trị của NOx nhấp nháy có giống với giá trị in trên bình khí chuẩn không. Nếu không, điều chỉnh giá trị bằng cách nhấn phím “ ” hoặc “ ” để tăng hoặc giảm giá trị. Nếu nhấn giữ các phím này giá trị sẽ thay đổi nhanh hơn. Khi giá trị NOx và giá trị trên bình khí giống nhau, nhấn “Enter”.

7. Giá trị khí nồng độ 2 chỉ trên màn hình NOx.

Đèn “Oiltemp” sáng chỉ răng giá trị khí nống độ 2 được hiển thị.

Kiểm tra giá trị và điều chỉnh nó nếu cân bằng sử dụng phím “ ” hoặc “ ”. Nhấn “Enter” khi điều chỉnh xong.

8. Chuẩn về 0 sẽ được thực hiện, các màn hình hiện “CAL” (cho với OILM1)

9. Đèn “RPM” sáng chỉ rằng máy phân tích đang sẵn sàng chấp nhận khí nồng độ 1.

10. Mở bình khí và điều chỉnh lưu lượng tới 250 lít/giờ trên lưu lượng kế.

11. Đợi cho đến khi các số đô ổn định, nó kéo dài khoảng 20 giây, sau đó nhấn “Enter”.

12. Đèn “Oiltemp” sáng chỉ rằng máy phân tích đang sẵn sàng chấp nhận khí nồng độ 2.

13. Nối bình khí có nồng độ 2 vào đầu vào chuẩn định và mở bình khí. Điều chỉnh đến lưu lượng 250 lít/giờ.

14. Đợi cho đến khi số đọc ổn định, kéo dài khoảng 20s. Sau đó nhấn “Enter”.

15. Sau ít giây, bơm chạy. Bây giờ tháo bình khí.

Chú ý: Cẩn thận không được dùng nhiên liệu hơn lượng cần sử dụng.

Kết thúc chuẩn định, máy chuyển sang chế độ đo.

4.1.7.8. P8 – Lắp cảm biến NOx mới

Khi cảm biến NOx đã thay đổi, chương trình P8 sẽ kích hoạt để thiết lập ban đầu cho cảm biến mới (chú ý: Không bao giờ được kích hoạt chương trình P8 trừ khi cảm biến NOx được thay thế).

Thực hiện như sau:

1. Nhấn “Program” khi máy đang ở chế độ đo. Màn hình hiển thị

“P1”.

2. Nhấn phím “ ” hoặc “ ” để chọn P8, màn hình hiện “P8”.

3. Nhấn “Enter”. Màn hình hiện “P8” và cảm biến NOx được lập.

Sau khoảng 60 giây, máy phân tích trở về chế độ đo.

4.1.7.9. P9 – Cho phép và khoảng cho phép trở về 0.

Thông thường máy OPUS 40 thực hiện chuẩn về 0 cứ 30 phút một lần hoặc nếu các cảm biến mà điểm 0 cho một hoặc nhiều khí đã bị trôi, thường do sự thay đổi điều kiện môi trường.

Bằng cách sử dụng chương trinh P9 có thể làm cho máy OPUS không tự động điều chỉnh về 0 nữa. Việc chuẩn về 0 được thực hiện theo kỳ mỗi khi nhấn phím “ZERO”.

1. Nhấn phím “Program” khi máy đang ở chế đọ đo.

2. Sử dụng phím “ ” hoặc “ ” để chọn mục “P9”.

3. Nhấn phím “Enter”.

4. Sử dụng phím “ ” hoặc “ ” để chọn “PCAL” hoặc “ACAL”. Nếu

“PCAL” được chọn, máy sẽ không tự động chuẩn về 0, ngược lại là chế độ tự động.

5. Nhấn “Enter”.

6. Máy phân tích chuyển sang chết độ đo.

4.1.7.10. P10 – Kiểm tra cảm biến O2

Cảm biến O2 kèm theo như là một phụ kiện.

Các chức năng của cảm biến O2 nằm trong chương trình P10 trên menu chương trình. Ta thực hiện như sau:

1. Khởi động máy phân tích khi bộ kiểm tra cảm biến O2 đã được nối.

2. Nhấn phím “Program” khi máy ở chế độ đo, sẽ hiện “P1” trên màn hình.

3. Sử dụng các phím “ ” hoặc “ ” để cuốn chương trình tới

“P10” và nhấn “Enter”.

4. Bây giờ xuất hiện “1” trên màn hình CO. Sử dụng phím “ ” hoặc “ ” để chọn giữa “1”, “5” và “Auto”.

“1”: Đo trên cảm biến oxy với tín hiệu ra là 1V.

“5”: Đo trên cảm biến oxy với tín hiệu ra là 5V.

“Auto”: Máy phân tích tự tìm cảm biến oxy phù hợp. Động cơ xe phải được hoạt động cho nóng trước khi sử dụng chức năng này.

5. Nhấn các phím “Enter” để chọn kiểu cảm biến oxy. Nếu chế độ “Auto” được chọn. Các màn hình sẽ hiện “Auto” nhấp nháy vài giây trước khi quyết định kiểu cảm biến.

Điện áp đo từ cảm biến oxy sẽ được chỉ ra trên màn hình CO.

Chương trình P6 có các chức năng sau đây:

- “Program”: Chuyển giữa đo điện áp và đo khí. Khi giá trị đo được hiển thị P7 nhấp nháy trên màn hình lamda để nhắc bạn rằng bạn đang ở chương trình P7.

- “Print”: Trong khi kiểm tra khí, các giá trị của khí được in ra.

Trong khi đo điện áp, một đồ thị mô tả sự điều tiết của cảm biến oxy (trong 10 giây) được in ra. Máy phân tích lưu lại các giá trị đã đo trong vòng 10 giây và chúng được in ra dưới dạng đồ thị.

- “ESC”: Quay về chế độ đo khí.

4.1.7.11. P11 – Thiết lập độ phân giải

Với chương trình P11, có thể thay đổi độ phân giải màn hình tới 15 mức.

Để thực hiện ta tiến hành như sau:

1. Nhấn “Program” để vào chế độ chương trình.

2. Sử dụng phím “ ” hoặc “ ” để cuốn màn hình hiện “P11” và nhấn “Enter”.

3. Độ phân giải màn hình hiện tại được hiển thị trên màn hình CO, sử dụng các phím “ ” hoặc “ ” để chọn độ phân giải, nhấn

“ESC” khi sẵn sàng, 1 là độ phân giải thấp nhất, 16 là độ phân giải cao nhất.

4.1.7.12. P12 – Kiểm tra HC dư

Kiểm tra HC dư để xác nhận không còn muội than hoặc dầu bám trong đâu dò lấy mẫu hoặc đường ống nhằm loại HC dư.

Chú ý: Khi kiểm tra HC dư được thực hiện, đầu dò không được đút vào ống xả hoặc đặt cạnh các sản phẩm xăng.

1. Nhấn “Program” khi máy phân tích đang ở chế độ đo. Màn hình hiện “P1”.

2. Nhấn phím “ ” hoặc “ ” để chọn P12. Màn hình hiện “P12”.

3. Nhấn “Enter”. Chuẩn về 0 sẽ được thực hiện (hiện CAL). Sau khi chuẩn về 0 HC sẽ bắt đầu nhấp nháy trên màn hình. Máy phân tích đang thực hiện kiểm tra.

Nếu kiểm tra là tốt (HC dưới 20 phần triệu) máy sẽ chuyển sang chế độ đo. Nếu kiểm tra hiển thị các phần dư của xăng, “EHC” sẽ hiển thị trên màn hình CO và nồng độ HC do được sẽ hiển thị trong màn hình HC.

Giá trị đo được thấp hơn 20 phần triệu trước khi máy phân tích chuyển sang chế độ đo.

Đầu tiên hãy vệ sinh đầu rò và các đường ống bằng cách thổi trực tiếp qua nó vào đầu rò khí mẫu bằng khí nén và thay bộ lọc sơ bộ sau đó lặp lại kiểm tra bằng cách nhấn phím “Enter”.

Nếu kiểm tra vẫn thấy lỗi, cần phải thay phin và cốc lọc và phải vệ sinh bộ phận ly nước.

Chú ý: Trong khi kiểm tra đầu rò phải hút sạch và không được đặt trong ống xả. Không bao giờ được thổi trực tiếp khí nén vào bộ phận ly nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hành thí nghiệm động cơ (Trang 22 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w