CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN DCS
2.5. CHỨC NĂNG CỦA HỆ DCS
2.5.1. Chức năng điều khiển
Chức năng chính và là chức năng quan trọng nhất của DCS là điều khiển toàn bộ các quá trình công nghệ trong nhà máy. Chức năng điều khiển do các thiết bị điều khiển đảm nhận, đƣợc đặt tại phòng điều khiển trung tâm hoặc trong các trạm điều khiển.
Chức năng điều khiển của DCS đƣợc thể hiện trong sơ đồ trên hình 2-12
39
Hình 2-12: Sơ đồ chức năng của hệ DCS a) Chức năng điều khiển
DCS thực hiện tất cả các chức năng điêu khiển cơ bản của một nhà máy. Các thành phần thực hiện các chức năng điều khiên cơ bản trong DCS gọi là các “ khối hàm” (Function Block). Mỗi khối hàm đại diện cho một bộ phân nhỏ nhất trong bài toán điều khiên. Việc thực hiện thiết kế chức năng điều khiển thực chất là cách kết hợp các khối hàm lại với nhau cho phù hợp.
● Chức năng thực hiện các thuật toán diều chỉnh tự động:
Chức năng điều chỉnh tự động thực hiện cho các vòng điều chỉnh phản hồi của các quá trình liên tục. Thành phần chính tham gia vào chức năng điều chỉnh tự động là các khối
PID, các khối hàm chuyên đôi định dạng dữ liệu vào/ra và các khối hàm toán học
● Chức năng thực hiện thuật toán diều khiển tuần tự:
Chức năng điều khiển của DCS Chức năng điều khiển cơ bản
Chức năng truyền thông với các hệ thống phụ Thực hiện thuật toán điều chỉnh tự động
Thực hiện thuật toán điều khiển tuần tự Chức năng điều khiển liên động Thực thiện các thuật toán phức tạp
Chức năng quản lý theo khối
40
Thuật toán điều khiển tuần tự đƣợc thực hiện cho một số công đoạn làm việc theo chuỗi sự kiện nôi tiếp trong nhà máy. Chức năng này vừa điều khiển từng công đoạn độc lập đồng thời quản lý toàn bộ chuỗi sự kiện xảy ra trong hệ thống. Có thể sử dụng chức năng này cho các bài toán liên động hoặc kết hợp thực hiện các công đoạn liên tục trong toàn nhà máy.
● Chức năng thực hiện các thuật toán phức tạp:
DCS là hệ điêu khiển ứng dụng cho các nhà máy có quy mô lớn, công nghệ liên tục và phức tạp. đòi hỏi phải sử dụng nhiều thuật toán tiên tiến để giải quvết các bài toán tối ƣu và tiết kiệm nhiên-nguyên liệu. Các thuật toán cấp cao thường được ứng dụng cho các nhà máy bao gồm:
thuật toán điều khiên nối tầng (cascade), thuật toán điêu khiên bù trước (feedforward), các thuật toán phân ly hệ đa biến, thuật toán điều khiển mờ, thích nghi, nơ ron....
b) Chức năng truyền thông, trao đổi thông tin với các hệ thống phụ - Subsyste
Trong các nhà máy lớn, bẽn cạnh hệ DCS, luôn có các hệ PLC đảm nhận các công việc điều khiên logic cho từng công đoạn nhỏ như trạm bơm cấp nước, nước thải,... và tất cả các tham số này cũng cần phải được đưa vào hệ thống DCS chung cùa toàn nhà máy để tập trung cơ sở dữ liệu phục vụ giám sát và quản lý.
Hầu hết các hệ DCS đều không tích hợp sẵn các chương trình điều khiển truyền thông cùng nhƣ các module truyền thông với các PLC vì hệ thống PLC trên thị trường là rất phong phú và đa dạng. Mà thay vào đó, các nhà cung cấp DCS cung cấp các tùy chọn để liên két với các hệ PLC, tuy nhiên không phải là có thể kẻt nổi đƣợc với tất cả các PLC. Ở điểm này thì các nhà làm thiết kế hệ thống điều khiển phải nắm đƣợc để chọn thiết bị cho phù hợp và tiết kiệm nhất.
41
Các nhà cung cấp DCS cung cấp các tùy chọn nàv dưới dạng các gói phần mềm và các module phần cứng. V í dụ để liên kết với PLC của AB SLC5, ta có gói phần mềm điều khiển truyẽn thông với SLC5, hay để kết nối với PLC của Siemens, ta có các gói phần mềm truyền thông với các thiết bị của Siemens.
Tuy nhiên việc cấu hình và truyền thông với các hệ thống phụ không phải bao giờ cũng diễn ra thuận lợi. mà nếu lựa chọn không khéo, nó sẽ làm cho người làm Engineering tốn mất nhiều thời gian và công sức.
Khi chúng ta định kết nôi DCS của mình với một PLC cua hãng nào, ta phải mua chƣong trình phần mềm và module phần cứng của nhà cung cấp DCS để kết nối. Vì khi chúng ta cài đặt chương trình phản mềm này vào hệ thống, nó sẽ dành một phần bộ nhớ và định dạng lại phần bộ nhớ này cho phù hợp với loại PLC ta cần giao tiếp.