Những thủ đoạn chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng để thực hiện “diễn biến hoà bình” chống

Một phần của tài liệu Bài tập lớn diễn biến hoà bình” và “bạo loạn lật đổ (Trang 26 - 30)

ĐỂ CHỐNG PHÁ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI I-Những sách lược các nước phương Tây thi hành để thực

II- Những thủ đoạn chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng để thực hiện “diễn biến hoà bình” chống

“Diễn biến hoà bình” là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thi hành đối với các nước xã hội chủ nghĩa sau khi âm mưu dùng vũ lực lật đổ bị phá sản. Chúng thi hành những thủ đoạn chủ yếu sau:

1. Tạo dư luận phản cách mạng

Các nhân vật chống cộng của giai cấp tư bản lũng đoạn phương Tây cho rằng làm nhiễu loạn trên lĩnh vực nghe nhìn và lĩnh vực tư tưởng, từ đó làm lung lay niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản của mọi người, đó là một thủ đoạn có thể sử dụng dùng để lật đổ chê độ xã hội chủ nghĩa. Cựu Tổng thống Mỹ Nich-xơn, trong một bài diễn văn, đã chủ trương rằng: “Đài tiếng nói Hoa Kỳ” và các cơ quan khác cần phải khơi dậy tình cảm chống đối của nhân dân các nước sau

“bức màn sắt” và làm cho họ tin tưởng vững chắc rằng chúng ta sẽ “ủng hộ họ về mặt đạo nghĩa”. Năm 1989, trong thời gian phát sinh động loạn và bạo loạn phản cách mạng ở Bắc Kinh, “Đài tiếng nói Hoa Kỳ” đã biểu hiện thái độ đặc biệt tích cực. Chúng sưu tập những tin tức lan truyền ở Bắc Kinh và các vùng phụ cận, những tin vỉa hè, những chuyện tưởng tượng của một số người nào đó để gửi về Ban biên tập bên Mỹ, sau khi được chọn lọc theo tiêu chuẩn chính trị của người Mỹ, lại phát thanh sang Trung Quốc bằng tiếng Hoa, khiến cho người ta tưởng như thật và cứ thế lan truyền đi; kết quả cũng làm mê hoặc bộ phận quần chúng thiếu hiểu biết, kích động họ gây rối ở Bắc Kinh và trong cả nước.

Ngày 4 tháng 6, sau khi bạo loạn phản cách mạng bị dập tắt, ngoài tám giờ phát thanh như thường lệ, “Đài tiếng nói Hoa Kỳ” còn tăng thêm bốn giờ nữa cho buổi phát thanh tiếng Trung Quốc. Chúng đã triển khai một trận công kích với quy mô chưa từng thấy đối với Trung Quốc, nào là “Quân đội Trung Quốc tắm máu ở quảng trường Thiên An Môn”, “Quân giải phóng đã giết chết mấy nghìn người ở Thiên An Môn, thậm chí con số có thể lên tới mấy vạn người”, nào là

“quân đội trung thành với những người lãnh đạo chính trí khác nhau đã nổ súng giao tranh”. Chúng còn bịa đặt “Chính quyền tỉnh Triết Giang treo cờ tang tưởng niệm học sinh chết ở Bắc Kinh”, “Xưởng dệt số 3, 4, 5, 6 của khu vực thành phố dệt Tây An đã tổng bãi công”,… Sở dĩ “Đài tiếng nói Hoa Kỳ” ăn không nói có như vậy là do yêu cầu của chiến lược “diễn biến hoà bình”, vì vậy chúng đã quạt gió châm lửa khắp nơi, lừa bip, lôi kéo quần chúng, chi viện cho cuộc bạo loạn.

2. Xâm nhập tư tưởng

Một vi cựu Tổng thống Mỹ trong một cuốn sách đã nói: “Chúng ta tiếp xúc với phương Đông càng nhiều thì càng có thể làm cho ảnh hưởng của hình mẫu phương Tây càng lớn. Đó là sức mạnh mà ngay cả những phần tử cấp trên của Đảng Cộng sản cũng khó chống đỡ nổi”. Điều đó cũng đủ nói rằng, giai cấp tư bản lũng đoạn phương Tây đã coi việc mở rộng tiêp xúc và trao đổi văn hoá giữa nhân dân các nước là thủ đoạn quan trọng để tấn công chủ nghĩa cộng sản và gây ảnh hưởng tới các nước xã hội chủ nghĩa.

Các nhân vật hoạch định chính sách của phái tả cũng như phái hữu ở Mỹ đã hoạch định ra một loạt chiêu bài tăng cường tiêp xúc với nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa và tăng cường trao đổi văn hoá nhằm mục đích xâm nhập tư tưởng. Ở một số thành phố, Mỹ dùng các loại môi giới và phương thức để rao bán đủ các món hàng chính trị, quan niệm giá trị và lối sống của Mỹ cho nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa và bằng nhiều cách để tìm hiểu tình hình nội bộ các nước này. Các nhân viên Mỹ không cần giấu giếm nói rằng: “Đây có lẽ là điêu kiện quan trọng nhất mà chúng ta có thể tiến hành lật đổ thê giới của chủ nghĩa cộng sản”.

Giới cầm quyên Mỹ nhấn mạnh một trong những mặt quan trọng của việc tăng cường xâm nhập văn hoá là trao đổi lưu học sinh và coi đó là nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Cựu Tổng thống Mỹ Ri-gân đã tuyên bố rằng: “phải coi việc tiếp nhận lưu học sinh Trung Quốc là một việc đầu tư chiến lược”, “đợi cho đên khi họ dần dần leo lên địa vị cao trong xã hội Trung Quốc thì có thể thông qua những người cầm đầu của họ mà từng bước làm cho Trung Quốc diễn biến theo chủ nghĩa tư bản”, “uy lực của nó còn vượt xa so với việc điều động mấy chục vạn quân đội đến đó”.

Cùng với việc tích cực tiếp nhận lưu học sinh Trung Quốc, Mỹ còn không ngừng cử các giáo sư, học giả đến giảng dạy ở các địa phương của Trung Quốc.

Đối với công việc đó, Mỹ cho rằng: “Xét từ tình hình trước mắt ở Trung Quốc, việc chúng ta cử các giáo sư đến Trung Quốc sẽ có tác dụng then chốt đối với việc truyền bá văn minh Mỹ, tuyên truyền văn hoá Mỹ và đối với việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá ở Trung Quốc.

3. Kiềm chế về kinh tế

Một vị cựu Tổng thống Mỹ trong tác phẩm của mình đã nói: “Chúng ta cần phải học cách sử dụng viện trợ nước ngoài phục vu cho mục tiêu chiến lược”. Một quan chức ngoại giao Mỹ ở nước ngoài nói: “Chính sách kinh tế mậu dich là thủ đoạn có hiệu quả ảnh hưởng đên sự thay đổi của các nuớc Đông Âu… có thể trở thành lực kích thích cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy sự thay đổi của Đông Âu”.

Trong các bài phát biểu và các tác phẩm của các nhà chinh tri chủ chốt của nước Mỹ, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy viện trợ kinh tế kỹ thuật của giai cấp tư bản lũng đoạn phương Tây cho các nước xã hội chủ nghĩa là một thủ đoạn nhằm khống chế các nước đó, nghĩa là dùng viện trợ kinh tế làm vật mồi chài để tiến hành xâm nhập, khống chế. Khi cần thì thúc ép trả nợ, trừng phạt để bắt các nước xã hội chủ nghĩa phải khuất phục, nhằm đạt được mục đích can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và lôi kéo các nước xã hội chủ nghĩa vào quỹ đạo của chế độ tư bản chủ nghĩa.

Sau khi Chính phủ Trung Quốc đập tan cuộc bạo loạn phản cách mạng ở Bắc Kinh, Chính phủ Mỹ liền đưa ra chủ bài “trừng phạt kinh tế”, thủ tiêu, đình chỉ, giữ lại hoặc trì hoãn viện trợ và các khoản cho vay mới cho Trung Quốc hòng buộc Chinh phủ Trung Quốc phải nhượng bộ về chính trị.

4. Nuôi dưỡng “thế lực dân chủ”

Các nhân vật chính trí quan trọng của phương Tây cho rằng muốn phá hoại bức tường đồng vách thép của chủ nghĩa xã hội thì cần phải “gieo trồng hạt giống tự do”, nuôi dưỡng những phần tử mà chúng gọi là “chiến sĩ dân chủ”.

Sau đó thông qua các “hạt giống” và “các chiến sĩ này” để tuyển mộ binh mã, mở rộng lực lượng “giải phóng dân chủ”. Cần phải vun trồng bằng bất cứ giá nào những “thế lực dân chủ” “trong bất kỳ vêt rạn nứt nào xuất hiện trên bức màn thép”.

Các cách làm cụ thể của giai cấp tư sản và các thế lực thù địch trong việc nuôi dưỡng các “thế lực dân chủ” ở các nước xã hội chủ nghĩa là viện trợ cho chúng về mặt vật chất. Vì thế, Mỹ đã thành lập tổ chức thúc đẩy hoạt động nhân quyền và dân chủ – “Quỹ tranh thủ dân chủ”. Năm 1989, Nghi viện Mỹ đã phê chuẩn cấp cho Quỹ này 25 triệu USD, chuyên dùng cho việc giúp đỡ các tổ chức độc lập đấu tranh giành dân chủ trong các nước xã hội chủ nghĩa. Năm 1989, trong thời gian phát sinh bạo loạn ở Bắc Kinh, Mỹ và các nước phương Tây đã tỏ ra hêt sức quan tâm và ủng hộ đối với các phần tử gây động loạn ở Trung Quốc. Chúng đã tài trợ cho tổ chức phi pháp như “Hội liên hiệp các trường cao đẳng tự trị”, “Hội liên hiệp công nhân tự tri”…cung cấp tiền, thiết bị và khuyến khích các nhóm này tiến hành hoạt động phản cách mạng lật đổ chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn diễn biến hoà bình” và “bạo loạn lật đổ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w