Những điểm khác nhau cơ bản giữa cổ phiếu và trái phiếu

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính câu hỏi ôn tập (Trang 47 - 72)

Cổ phiếu Trái phiếu

Cổ phiếu là giấy biên nhận số vốn cổ phần nên thuộc chứng khoán vốn.

Trái phiếu là giấy biên nhận số nợ công ty vay nên thuộc chứng khoán nợ

Cổ phần là góp vốn kinh doanh có tính chất lời ăn lỗ chịu nên không có kỳ hạn.

Trái phiếu có kỳ hạn, dù công ty thua lỗ họ vẫn trả lãi cho người mua trái phiếu.

Người mua cổ phiếu là cổ đông được sở hữu một phần CTCP theo tỷ lệ góp

Người mua trái phiếu chỉ là chủ nợ công ty

Người mua cổ phiếu không được rút vốn trở lại (trừ khi công ty giải thể).

Người mua trái phiếu được hoàn vốn trở lại khi đến hạn.

Người mua cổ phiếu có quyền đầu phiếu (trừ khi mua cổ phiếu ưu đãi).

Người mua trái phiếu không có quyền đầu phiếu.

Lợi tức cổ phiếu thay đổi theo mức lương thu nhập công (ngoại trừ cổ phiếu ưu đãi đã có lợi tức cố định)

Lợi tức trái phiếu cố định trước không phụ thuộc vào mức thu nhập của công ty

So sánh cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi cổ tức

* Cổ phiếu thường có xu hướng cung cấp cho nhà đầu tư mức sinh lời tiềm năng lớn nhất, đó là sự tăng trưởng: cp thường có tiềm năng tăng trưởng giá ko giới hạn( sự tăng giá vốn) theo kinh nghiệm thì việc sở hữu cổ phiếu thường giúp cho nhà đầu tư có mức sinh lời lớn hơn bất kỳ các dạng đầu tư khác.và tiếp đó là thu nhập: nhà đầu tư cp thường có quyền được nhận cổ tức theo tỉ lệ sóc cp nắm giữ khi công ty chia lợi nhuận dưới dạng cổ tức. Ngược lại với cp thường thì cp ưu đãi lại có mức sinh lời cố định. Đây cũng là đặc điểm hấp dẫn nhất đối với người sở hữu cp ưu đãi. Nếu cp được quy định mệnh giá (mệnh giá cp ưu đãi cao hơn rất nhiều so với cp thường) thì cổ tức được chi trả hàng năm dưới dạng % của mệnh giá, còn nếu cp không mệnh giá được chi trả cổ tức dưới dạng số tiền.

* Cổ phiếu ưu đãi được ưu tiên thanh toán nghĩa vụ và thu nhập trên tài sản của công ty hơn là cp thường, có nghĩa là khi hội đồng quản trị công bố cổ tức thì chủ sỡ hữu của cp ưu đãi được ưu tiên nhận cổ tức đầu tiên, còn cp thường thì nhận cổ tức sau và trong trường hợp công ty phá sản thì sau khi thanh toán hết các khoản nợ cho chủ nợ, các chủ sở hữu cp ưu đãi được ưu tiên thanh toán trước trên tổng số tài sản còn lại, còn chủ sở hữu cp thường là người được thanh toán cuối cùng.

53. Điều kiện một doanh nghiệp phải đáp ứng khi phát hành cổ phiếu để tăng vốn.

Mỗi nước có những quy định riêng cho việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng. Tuy nhiên, để phát hành chứng khoán ra công chúng thông thường tổ chức phát hành phải đảm bảo năm điều kiện cơ bản sau:

- Về qui mô vốn: tổ chức phát hành phải đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu ban đầu, và sau khi phát hành phải đạt được một tỷ lệ phần trăm nhất định về vốn cổ phần do công chúng nắm giữ và số lượng công chúng tham gia.

- Về tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: công ty được thành lập và hoạt động trong vòng một thời gian nhất định (thường khoảng từ 3 đến 5 năm).

- Về đội ngũ quản lý công ty: công ty phải có đội ngũ quản lý tốt, có đủ năng lực và trình độ quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

- Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: công ty phải làm ăn có lãi với mức lợi nhuận không thấp hơn mức qui định và trong một số năm liên tục nhất định (thường từ 2-3 năm).

- Về tính khả thi của dự án: công ty phải có dự án khả thi trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được.

Tuy nhiên, các nước đang phát triển thường cho phép một số trường hợp ngoại lệ, tức là có những doanh nghiệp sẽ được miễn giảm một số điều kiện nêu trên, ví dụ: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, hạ tầng cơ sở có thể được miễn giảm điều kiện về hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Ở Việt Nam, theo qui định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau:

- Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam;

- Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất;

- Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh.

- Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu.

- Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

- Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

- Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành

54. Trình bày phương thức phát hành cổ phiếu

Phương thức phát hành cổ phiếu: Có 2 phương thức phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp. Đó là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.

- Phát hành riêng lẻ là việc công ty phát hành chào bán cổ phiếu của mình trong phạm vi một số người nhất định (thong thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý định nắm giữ cổ phiếu một cách lâu dài) như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí…với những điều kiện hạn chế chứ không phải rộng rãi ra công chúng.

- Phát hành cổ phiếu ra công chúng: là việc phát hành trong đó cổ phiếu có thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn nhà đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt tới một mức nhất định.

Có 2 phương thức phát hành cổ phiếu ra công chúng:

+ Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): cổ phiếu lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư. Bao gồm: IPO sơ cấp (cổ phần bán lần đâuù tiên cho công chúng nhầm tăngtawng0 và IPO thứ cấp (cổ phần được bán từ số cổ phần hiện hữu.

+ Chào bán sơ cấp: Phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty cho rộng rãi ra công chúng.

55. Các loại cổ phiếu có thể phát hành để huy động tăng vốn

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới.

Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng của doanh nghiệp là phát hành phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Phát hành cổ phiếu

được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn cho doanh nghiệp, Các loại cổ phiếu có thể phát hành bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

a Cổ phiếu thường:

Là loại cổ phiếu thông dụng nhất thường được các doanh nghiệp phát hành khi huy động vốn. Người nắm giữ cổ phiếu thường là cổ đông thường và là đồng sở hữu của công ty cổ phần. Cổ phiếu thường có những đặc điểm chủ yếu sau:

 Là loại cổ phiếu có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông không được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng Quản trị của công ty.

 Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả, vì đây không phải là khoản nợ đối với công ty.

 Cổ đông được chia phần giá trị tài sản còn lại khi thanh lý công ty sau khi công ty đã thanh toán các khoản nợ và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi.

 Người góp vốn vào công ty không được quyền trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty, nhưng được quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phần dưới hình thức bán lại cổ phiếu hay dưới hình thức quà tặng hay để lại cho người thừa kế.

Chính điều này đã tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty, đồng thời cũng hấp dẫn nhà đầu tư.

 Được quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn.

 Được quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường theo luật định.

 Cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải, tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số lượng vốn góp vào công ty

b Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu tiên thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành, nhưng nó lại thích hợp trong một số trường hợp nhất định.

Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có các quyền lợi sau:

 Quyền được nhận cổ tức trước các cổ đông thường, mặc dù người có cổ phiếu ưu đãi chỉ được quyền hưởng lợi tức cổ phần giới hạn nhưng họ được trả cổ tức trước khi chia lợi tức cho cổ đông thường. Khác với cổ tức của cổ phiếu phổ thông, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được xác định trước và thường

được xác định bằng tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá của cổ phiếu hoặc bằng số tiền nhất định in trên mỗi cổ phiếu.

 Quyền ưu tiên được thanh toán trước, khi giải thể hay thanh lý công ty, nhưng sau người có trái phiếu.

 Tương tự như cổ phiếu phổ thông, nhưng cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng Quản trị và quyết định những vấn đề quan trọng của công ty.

Cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá và mệnh giá của nó cũng không ảnh hưởng tới giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi.

Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi có ý nghĩa hơn đối với mệnh giá của cổ phiếu phổ thông, vì nó là căn cứ để trả cổ tức và là căn cứ để hoàn vốn khi thanh lý hay giải thể công ty.

 Tuy cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định, nhưng cổ đông ưu đãi cũng chỉ được nhận cổ tức khi công ty làm ăn có lợi nhuận

56

, So sánh các hình thức doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty Cổ phần

Công ty hợp danh

Công ty

TNHH

Đặc điểm

Là DN do 1 cá nhân bỏ vốn ra thành lập.

Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động sx-kd bằng toàn bộ TS của mình

Cá nhân bỏ vốn ra thành lập DN có thể tự điều hành hoặc thuê người khác nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm các hđ kd.

- Không có tư

cách pháp

nhân

Các cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.

Vốn chia thành các phần bằng nhau.

Có quyền phát hành CP.

Số cổ đông tối thiểu 3 và ko hạn chế slg.(Về LT, số cđ tối đa tại 1 thời điểm

= số CP phát hành.)

Việc chuyển nhượng vốn dễ dàng trừ các cổ đông sáng lập và ưu đãi có q.định riêng.

Huy động vốn nhanh chóng ( phát hành CP)

Ít nhất 2 thành viên

hợp danh

ngoài ra là các tv góp vốn.

Tv hợp danh là các cá nhân, có trình độ chuyên môn cao, có uy tín với nghề nghiệp, chịu TN đv các khoản nợ

= toàn bộ TS của mình.

Tv hợp danh có thể tham gia q.lý cty.

Tv góp vôn ko được tham gia q.lý và chỉ chịu TN hữu hạn trên phần vốn góp.

Ko được phát hành CP.

Là DN do 1 thành viên hoặc do nhiều thành viên cùng sở hữu ( có thể là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức) Các tv chịu

TNHH tùy

theo vốn góp.

Vốn chia

thành nhiều phần không bằng nhau.

Các tv có quan hệ với nhau, phụ

trách các

mảng khác nhau.

Các tv có thể tham gia q.lý cty.

Việc chuyển nhượng vốn giữa các tv đơn giản (do có q.hệ, quen biết nhau) khi chuyển

nhượng vốn ra ngoài phải có sự đồng ý của

> 2/3 tổng số tv.

Số lượng tv tối

Ưu điểm

Tính linh hoạt cao do có quy mô nhỏ, quyền qđ tập trung vào 1 cá nhân.

Thành lập dễ dàng, nhanh chóng -> tự cá

nhân toàn

quyền qđ, lựa chọn h.thức KD, điều lệ, số vốn…

Dễ kiểm soát các hđ của cty -> cá nhân toàn quyền qđ mọi hđ sx-kd.

Quy mô nhỏ, vốn nhỏ -> dễ k.soát

Có quyền

thưởng phạt trực tiếp.

Giải thể, phá

sản nhanh

chóng, dễ

dàng.

Vốn dồi dào, quy mô sa-kd lớn.

Trách nhiệm đv các khoản nợ là hữu hạn.

Giới hạn tồn tại của cty ko bị hạn chế.

Trình độ, kỹ năng q.lý tốt.

Khả năng

chuyển nhượng vốn dễ dàng.

Khi thành lập đã có uy tín, danh tiếng của các cá nhân tạo lập cty.

Trình độ

chuyên môn cao.

Vốn lớn, quy

mô sx-kd

rộng.

Kỹ năng q.trị tốt, chuyên

môn hóa

trong q.lý ->

tạo khả năng p.triển cho cty.

Nhượ c điểm

Khó phát triển thành 1 DN lớn do quy mô nhỏ, vốn ít.

Rủi ro trong KD cao do phải chịu trách nhiệm với các hđ sx-kd = toàn bộ TS của mình.

Ko chuyên môn hóa do chỉ có 1 người toàn quyền qđ mọi công việc dẫn đến trình độ q.trị trong các

lĩnh vực

chuyên biệt yếu kém.

Giới hạn tồn tại của DN bị hạn chế do phụ thuộc vào 1 cá nhân.

Ko đảm bảo tính bí mật trg KD ( do slg cổ đông rất lớn, cổ đông đưcọ quyền biết các thông tin về TC, hđg sx-kd của cty. Cty niêm yết trên sàn GDCK ->

phải minh bạch thông tin.)

Chịu sự q.lý chặt chẽ của CP hơn các loại hình DN khác vì cty CP có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường và lợi ích của rất nh`

người.

Chịu trách nhiệm hoạt độn kd bằng toàn bộ TS.

Việc kiểm soát cty khó khăn do quy mô lớn, mỗi người phụ trách 1 mảng.

Giới hạn tồn tại bị hạn chế ( Đ.với cty TNHH 2 tv, nếu 1 ng rút vốn thì cty có thể bị xóa sổ)

57, Nhược điểm hàng tồn kho

- Tình trạng hàng tồn kho quá lâu cũng làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp như chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hàng tồn kho hay chi phí hao hụt,

cải tiến sản phẩm lỗi thời

- Tồn kho lớn cũng khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian mới xử lý hết hàng tồn. Các doanh nghiệp thủy sản gần như đã dành trọn năm 2009 để xử lý hàng tồn kho ứ đọng của năm trước. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã lơ là việc đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu hay sản xuất thành phẩm. Kết quả là khi các đơn hàng xuất khẩu thủy sản tăng trở lại, Công ty Chế biến Xuất khẩu Cái Đôi Vàm (Cadovimex - Cà Mau), Công ty Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Giá Rai (Bạc Liêu) đã chật vật tìm kiếm nguồn cung ứng. Họ sẵn sàng trả giá cao nhưng vẫn không tìm đủ nguồn hàng. Hiện các cơ sở đành chấp nhận

sản xuất ở mức 40-60% công suất và tiếc rẻ nhìn cơ hội đi qua - Mất nhiều thời gian để thu hồi vốn

58. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận - Quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường :

Do tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận theo nguồn cơ chế thị trường nên doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố quan hệ cung – cầu hàng hoá dịch vụ. Sự biến động này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự ứng xử thích hợp để thu được lợi nhuận. Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn trên thị trường sẽ cho phép các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh để đảm bảo cung lớn. Điều đó tạo khả năng lợi nhuận của từng đơn vị sản phẩm hàng hoá, nhưng đặc biệt quan trọng là tăng tổng số lợi nhuận. Cung thấp hơn cầu sẽ có khả năng định giá bán hàng hoá và dịch vụ, ngược lại cung cao hơn cầu thì giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ thấp điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng sản phẩm hàng hoá hay tổng số lợi nhuận thu được.

Trong kinh doanh các doanh nghiệp coi trọng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, còn giá cả có thể chấp nhận ở mức hợp lý để có lãi cho cả doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp thương mại, khuyến khích khách hàng có thể mua với khối lượng lớn nhất để có tổng mức lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp kích thích cầu hàng hoá và dịch vụ của mình, nhất là cầu có khả năng thanh toán bằng cách nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, cải tiến phương thức bán …

Chất lượng công tác chuẩn bị cho quá trình kinh doanh :

Để cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp đạt tới lợi nhuận nhiều và hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện, các yếu tố chi phí thấp nhất. Các đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí hoạt động và giá thành sản phẩm giảm. Do đó cơ sở để tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp công nghiệp là chuẩn bị các đầu vào hợp lý, tiết kiệm tạo khả năng tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nội dung của công tác chuẩn bị cho quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiệm vụ, tính chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Trước hết đó là chuẩn bị tốt về khâu thiết kế sản phẩm và công nghệ sản xuất. Thiết kế sản phẩm và công nghệ chế tạo hợp lý sẽ tạo điều kiện giảm thời gian chế tạo, hạ giá thành, tạo lợi nhuận cho quá trình tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính câu hỏi ôn tập (Trang 47 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w