1.1.1. Tên công trình, địa điểm xây dựng.
- Tên công trình: “TÕA NHÀ IOT HÀ NỘI”
- Địa điểm xây dựng: CẦU GIẤY – HÀ NỘI 1.1.2. Mặt bằng định công trình.
Hình 1.1: Mặt bằng định vị công trình.
1.1.3. Phương án kiến trúc, kết cấu, móng công trình.
a) Kiến trúc.
- Công trình gồm 7 tầng nổi, không có tầng hầm.
- Chiều cao từ cos +0,000 (sàn tầng 1) đến đỉnh tòa nhà là +28,500 m. Cos mặt đất tự nhiên là -0,6 m. Chiều cao tầng 1 là 4,2 m; các tầng còn lại cao 3,6m.
- Công trình có mặt bằng hình chữ nhật với kích thước 18,9x33 m.
b) Kết cấu.
Công trình sử dụng hệ kết cấu khung chịu lực, BTCT đổ toàn khối. 1 thang máy và 2 cầu thang bộ bố trí ở 2 đầu của tòa nhà.
- Kích thước cấu kiện điển hình:
Dầm chính: 25x60 cm; 25x40 cm.
Dầm phụ: 25x40 cm; 22x40 cm; 25x30 cm.
Cột: 30x50 cm.; 25x25 cm.
Vách thang máy:; dày 25 cm.
- Bản sàn dày 120 mm.
- Kết cấu ngăn bao che:
Tường ngăn giữa các căn hộ, tường bao che dày 220 mm.
Tường ngăn giữa các phòng dày 110 mm.
c) Móng.
Kết cấu móng là móng cọc BTCT, cọc chế tạo sẵn được thi công bằng phương pháp ép.
Đài cọc cao 0,8m đặt trên lớp bê tông đá 4x6, dày 100mm mác 75, đáy đài đặt tại cos - 1,4m so với cos tự nhiên.
Cọc tiết diện 30x330cm, chiều dài cọc 24m đƣợc nối từ 3 đoạn cọc 8m.
1.1.4. Điều kiện địa hình, địa chất thủy văn.
a) Điều kiện địa hình.
Theo kết quả khảo sát địa chất công trình, khu đất xây dựng tương đối bằng phẳng.
b) Địa chất công trình.
Trụ địa tầng c) Điều kiện thủy văn.
Công trình nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thời tiết ôn hòa quanh năm rất thuận tiện cho việc thi công.
Mực nước ngầm xuất hiện và ổn định ngay ở cos -3m, ổn định theo mùa, là nước không áp và không có tính ăn mòn.
1.1.5. Một số điều kiện liên quan khác.
- Tình hình giao thông khu vực: Khu vực có nhiều đướng lớn là đường 2 chiều thuận tiện cho công tác vận chuyển vật liệu, thiết bị máy móc cho quá trình thi công.
- Khả năng cung ứng vật tư: Công trình xây dựng có trục đường chính lớn, khả năng cung ứng vật tƣ tốt.
- Khả năng cung cấp điện nước thi công: Công trình xây dựng tại khu vực nội thành, khả năng cung cấp điện nước thi công tốt.
- Năng lực đơn vị thi công: Đơn vị thi công có năng lực cao, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ thi công.
- Trình độ xây dựng khu vực: Nhân lực tại khu vực có số lƣợng và trình độ cao, cơ sở sản xuất và thiết bị thi công hiện đại, đảm bảo khả năng thi công.
Nhận xét: Thông qua nội dung giới thiệu ở phần trên, có thể thấy đƣợc những thuận lợi cũng như khó khăn ảnh hưởng đến giải pháp thi công công trình.
Thuận lợi: Giao thông thuận tiện, năng lực nhà thầu cao, khả năng cung ứng vật tƣ, cung cấp điện nước tốt.
Khó khăn: Xây dựng trong khu vực nội thành, đông dân cƣ, yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, ô nhiễm tiếng ồn cao, xe vận chuyển lớn bị hạn chế vào ban ngày, gây khó khăn cho quá trình thi công.
1.2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG.
1.2.1. Nghiên cứu hồ sơ thiết kế và các điều kiện liên quan, lập và phê duyệt biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công công trình.
Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công và các hồ sơ liên quan, nghiên cứu phân tích đánh giá hồ sơ thiết kế để lựa chọn phương án thi công hợp lý.
1.2.2. San dọn và bố trí mặt bằng thi công.
Kiểm tra chỉ giới xây dựng.
Nhận và bàn giao mặt bằng xây dựng.
Công trình được xây dựng trên nền đất tương đối bằng phẳng nên không cần san lấp nhiều.
Tháo dỡ các công trình cũ, khi tháo dỡ phải đảm bảo các yêu cầu an toàn và kinh tế.
Do vị trí xây dựng ở trong thành phố nên việc xây tường chống ồn là cần thiết vì vậy đơn vị thi công đã dựng tường rào bằng gỗ, tôn..tạm thời trong thời gian thi công để chống ồn và bảo vệ an toàn cho công trình trong khi thi công.
Bố trí làm các đường tạm cho các máy thi công hoạt động trên công trường.
Bố trí nhà làm việc cho kỹ sư và bảo vệ bằng nhà lưu động Contener. Hàng rào bảo vệ bằng tôn, cao 2,5m.
Tiến hành làm các lán trại tạm phục vụ cho việc ăn ở và sinh hoạt của công nhân trên công trường.
Lắp đặt hệ thống điện, nước sinh hoạt, nước sản xuất phục vụ thi công.
Bố trí các bãi vật liệu lộ thiên, các kho chứa vật liệu phù hợp với tổng mặt bằng.
Tập hợp các tài liệu kĩ thuật có liên quan .
Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, xác định vị trí tim cốt, hệ trục của công trình.
Đường vào và vị trí đặt các thiết bị cơ sở và khu vực gia công cốt thép, kho và công trình phụ trợ.
Thiết lập qui trình kĩ thuật thi công .
Lập kế hoạch thi công chi tiết, qui định thời gian cho các bước thi công và sơ đồ di chuyển của máy móc trên công trường .
Chuẩn bị đầy đủ và tập kết các loại vật tƣ theo đúng yêu cầu đáp ứng tiến độ thi công, chuẩn bị các phương tiện thiết bị thí nghiệm, kiểm tra chất lương vật liệu đưa vào thi công...thiết kế thành phần cấp phối cho bê tông, vữa đƣợc sử dụng.
1.2.3. Chuẩn bị máy móc và nhân lực thi công.
+ Chuẩn bị máy móc: máy xúc gầu nghịch, máy ép cọc, cần trục tháp, máy trộn bêtông, máy bơm bêtông, máy đầm bêtông, vận thăng, máy cƣa cắt uốn thép, ô tô chuyên chở đất, hệ thống côp pha đà giáo...
+ Chuẩn bị về nhân lực: chuẩn bị các công nhân lành nghề có kinh nghiệm và các công nhân khác đáp ứng các công việc phù hợp với yêu cầu. Đội ngũ cán bộ cũng đƣợc phân công công tác cho phù hợp với tiến độ chung trên công trình và của toàn bộ công việc trong công ty. Chuẩn bị đầy đủ các trang tiết bị lao động phục vụ thi công cũng nhƣ các dụng cụ bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn cho công nhân cũng nhƣ cán bộ trên công trường.