Công tác chuẩn bị trước khi thi công

Một phần của tài liệu KIẾN TRÚC tòa NHÀ văn PHÒNG NSH HOÀNG MAI (Trang 111 - 114)

CHƯƠNG 3 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NỀN MÓNG

1.4. Công tác chuẩn bị trước khi thi công

a. San dọn và bố trí tổng mặt bằng thi công.

- Nghiên cứu kỹ hồ sơ tài liệu quy hoạch, kiến trúc, kết cấu và các tài liệu khác của công trình, tài liệu thi công và tài liệu thiết kế và thi công các công trình lân cận.

- Nhận bàn giao mặt bằng xây dựng.

- Công việc trước tiên tiến hành dọn dẹp mặt bằng bao gồm chặt cây, phát quang cỏ và san bằng phẳng, nếu trên mặt bằng có các vũng nước hay bùn thì tiến hành san lấp.

- Xử lý các vật kiến trúc ngầm: khi thi công phần ngầm ngoài các vật kiến trúc đã xác định rõ về kích thước chủng loại, vị trí trên bản vẽ ta còn bắt gặp nhiều vật kiến trúc khác, như mồ mả... ta phải kết hợp với các cơ quan có chức năng để giải quyết.

- Kiểm tra mạng lưới quy hoạch các hệ thông ngầm như điện nước, đường ống cáp quang, các hệ thống đường dây trên không để có biện pháp di dời đản bảo an toàn đảm bảo các quy định di dời.

- Tiến hành xây dựng hàng rào vĩnh cửu để bảo vệ các phương tiện thi công, tài sản trên công trường và tránh ồn, không gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh và thẩm mỹ của khu vực và đưa vào sử dụng khi công trình đã hoàn thành như thế có thể giảm bớt chi phí vốn đầu tư xây dựng.

- Thi công hệ thống cấp thoát trên công trình:

Do quy mô khu quy hoạch chung cư tương đối lớn nên thời gian thi công toàn bộ hạng mục tương đối dài và đáp ứng nhu cầu sử dụng sau khi xây dựng xong do vậy cấp nước, thoát nước mặt cũng như nước sinh hoạt và sản xuất trên công trường ta tạo độ dốc cho mặt bằng thi công, xây dựng hệ thông mương thoát nước vĩnh cửu theo thiết kế để tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng

Mặt khác khi thi công cọc baret thường phải dùng một lượng nước và lượng bùn rất lớn, do vậy trong khi thi công nhất thiết phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cấp thoát nước.

Lượng nước sạch được lấy từ mạng lưới cấp nước thành phố, ngoài ra cần phải chuẩn bị

ít nhất 1 máy bơm nước đề phòng trong trường hợp thiếu nước. Phải có thùng chứa với dung lượng lớn để chứa bùn và lắng lọc, xử lý các phế liệu không được trực tiếp thải đi.

Tiến hành xây dựng một đường thoát nước lớn dẫn ra đường ống thoát nước của thành phố để thải nước sinh hoạt hàng ngày cũng như nước phục vụ thi công đã qua xử lý.

- Thiết bị điện: Trên công trường, với các thiết bị lớn (cẩu, khoan...) hầu hết sử dụng động cơ đốt trong. Điện ở đây chủ yếu phục vụ chiếu sáng và các thiết bị có công suất không lớn lắm. Do vậy điện được lấy từ mạng lưới điện thành phố, bố trí các đường dây phục vụ thi công hợp lý nhằm phục vụ cho quá trình thi công và sử dụng sau này đảm bảo an toàn.

- Thi công hệ thống giao thông nội bộ: Do quy mô khu quy hoạch tương đối lớn nên thời gian thi công toàn bộ hạng mục tương đối dài do vậy ta tiến hành xây dựng hệ thống đường tạm nằm trên hệ thống đường vĩnh cửu để giảm bớt chi phí xây dựng đường chính sau này. Đường tạm thời không phải tuân theo đúng kỹ thuật của đường vĩnh cửu nhưng vẫn tôn trọng những điều kiện tối thiểu nhằm đản bảo an toàn giao thông trong thi công.

Nền đường được rải đất cấp phối, mặt đường rải lớp đá dăm.

- Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, xác định các vị trí tim mốc, hệ trục của công trình, đường vào và vị trí đặt các thiết bị cơ sở và khu vực gia công thép, kho và công trình phụ trợ.

- Thiết lập qui trình kĩ thuật thi công theo các phương tiện thiết bị sẵn có.

- Lập kế hoạch thi công chi tiết, qui định thời gian cho các bước công tác và sơ đồ dịch chuyển máy trên hiện trường.

- Chuẩn bị đầy đủ và đúng yêu cầu các loại vật tư, các thiết bị thí nghiệm, kiểm tra độ sụt của bê tông, chất lượng gạch đá, độ sâu cọc ...

- Chống ồn: trong thi công cọc nhồi không gây rung động lớn như cọc đóng nhưng do sử dụng máy móc thi công, vận chuyển có công suất lớn nên gây ra tiếng ồn lớn. Để giảm bớt tiếng ồn ta đặt các chụp hút âm ở chỗ động cơ nổ, giảm bớt các động tác thừa, không để động cơ chạy vô ích.

b. Chuẩn bị máy móc nh n lực phục vụ thi công

- Dựa vào dự toán, tiên lượng, các số liệu tính toán cụ thể cho từng khối lượng công việc của công trình ta chọn và đưa vào phục vụ thi công công trình các loại máy móc thiết bị như: máy đào, máy cẩu, máy vận thăng, cần trục tháp, máy trộn bêtông, máy đầm bêtông… và các dụng cụ lao động như: cuốc, xẻng, búa, vam, kéo…

- Nhân tố con người không thể thiếu khi thi công công trình xây dựng nên dựa vào tiến độ và khối lượng công việc của công trình, ta đưa nhân lực vào công trường một cách hợp lý về thời gian và số lượng cũng như trình độ chuyên môn, tay nghề.

c. Định vị công trình.

- Công tác định vị công trình hết sức quan trọng vì công trình phải được xác định vị trí của nó trên khu đất theo mặt bằng bố trí, đồng thời xác định các vị trí trục chính của toàn bộ công trình và vị trí chính xác của các giao điểm của các trục đó.

- Trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công phải có lưới ô đo đạc và xác định đầy đủ từng hạng mục công trình ở góc công trình, trong bản vẽ tổng mặt bằng phảI ghi rõ cách xác định lưới toạ độ dựa vào mốc chuẩn có sẵn hay mốc quốc gia, mốc dẫn suất, cách chuyển mốc vào địa điểm xây dựng.

- Dựa vào mốc này trải lưới ghi trên bản vẽ mặt bằng thành lưới hiện trường và từ đó ta căn cứ vào các lưới để giác móng.

- Giác móng công trình:

+ Xác định tim cốt công trình, dụng cụ bao gồm dây gai, dây kẽm, dây thép 1 ly, thước thép, máy kinh vĩ, máy thuỷ bình…

+ Từ bản vẽ hồ sơ và khu đất xây dựng của công trình, phải tiến hành định vị công trình theo mốc chuẩn theo bản vẽ thiết kế.

+ Điểm mốc chuẩn phải được tất cả các bên liên quan công nhận và ký vào biên bản bàn giao để làm cơ sở pháp lý sau này, mốc chuẩn được đóng bằng cọc bêtông cốt thép và được bảo quản trong suốt thời gian xây dựng.

+ Từ điểm mốc chuẩn xác định các điểm chuẩn của công trình bằng các máy kinh vĩ.

+ Từ các điểm chuẩn ta xác định các đường tim công trình theo 2 phương đúng như trong bản vẽ thiết kế. Đánh dấu các đường tim công trình bằng các cọc gỗ sau đó dùng dây kẽm căng theo 2 đường cọc chuẩn, đường cọc chuẩn phải cách xa công trình từ 3-4m để không làm ảnh hưởng đến thi công.

+ Dựa vào các đường chuẩn ta xác định vị trí của đài móng, từ đó xác định được vị trí tim cọc trên mặt bằng.

CHƯƠNG 2 :

Một phần của tài liệu KIẾN TRÚC tòa NHÀ văn PHÒNG NSH HOÀNG MAI (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)