CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
II. THỰC TRẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
1. Biểu hiện của học sinh cá biệt
1.1. Những biểu hiện của học sinh cá biệt.
Hiện tượng học sinh cá biệt là một hiện tượng đặc biệt ở lứa tuổi học sinh, là hiện tượng học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức và các chuẩn mực xã hội biểu hiện ở phẩm chất đạo đức, học lực của học sinh đó.
Học sinh cá biệt thường xảy ra những bộc phát xung đột bốc đồng, thiếu ý thức. Dựa vào những hành vi, thói xấu, trở thành những động cơ, thành những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những hành vi sai lệch chuẩn của học sinh, chúng ta không phân tích các nguyên nhân bên trong dẫn đến biểu hiện hư, chưa ngoan. Mà em chỉ dựa vào đặc điểm, biểu hiện và những hoàn cảnh, trường hợp cụ thể nhất định mà chia đối tượng học sinh cá biệt thành những tốp, từng nhóm khác nhau để từ đó định hình các biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả.
1.2. Phân loại đối tượng học sinh cá biệt.
a. Học sinh ăn tiêu quá mức.
Học sinh này trọng nhu cầu vật chất, ăn uống tiêu pha bừa bãi, có khi dẫn đến nghiện ngập (ham chơi điện tử, thích la cà ngồi quán…). Thường nhu cầu của các em vượt quá khả năng của gia đình, nên dẫn đến trộm cắp, lừa dối: ở trường hợp này điển hình có em: Trần Thị Hoài Thương, là học sinh lớp 12B (2008), em hay vắng học và có một lần em cùng với hai bạn nam trong lớp vắng học đến một tuần mà không có giấy xin phép, cô giáo chủ nhiệm gọi điện về nhà mới biết là em lừa gia đình. Em nói với cha mẹ là đi học nhóm và ở nhà bạn vài ngày để ôn thi,. Cứ thế bố mẹ em cũng tin và chỉ lo làm việc buôn bán không hỏi gì thêm. Nhưng thực chất là em và hai bạn nam ở trong lớp cũng một số bạn nữa đã góp tiền đi chơi và cắm xe đạp để đóng góp tiền đi chơi ở ngoài Hà Nội và qua đêm ở khách sạn nhưng khi về em lừa mẹ là em đi chát để xe ngoài quán
chát bị bọn trộm nó trộm mất xe. Đến khi biết chuyện thì đây thật là một đau đớn mà chính em và mẹ em phải gánh chịu.
Vì em là một học sinh có hoàn cảnh gia đình rất đáng thương, cha mẹ em sống ly hôn khi em còn ba tuổi, cha mẹ hay mắng chửi nhau và mẹ làm nghề buôn bán, bà ít khi quan tâm đến em mà chỉ lo bán buôn kiếm tiền nuôi một anh trai đang học đại học và nghề buôn của bà là hàng cháo nên cũng chắt chiu từng đồng để nuôi em và em đã không hiểu cái khổ đó. Mà mẹ em cũng chua ngoa
“sử dụng ngôn ngữ của dân buôn” để mắng dạy con, điều đó làm em học được tính chua ngoa, đanh đá từ mẹ, và em không được ngoan ngoãn như những em khác bởi vì em hay cãi lại lời cô và mẹ mình. Đến cuối năm học lực và hạnh kiểm của em rất thấp không đủ để dự thi tốt nghiệp… Đây là một câu chuyện có thật của em học sinh Trần Thị Hoài Thương, em trú ở ngõ 7, nhà số 9, đường Phong Đình Cảng (vì bản thân em đã chứng kiến câu chuyện này, em ở trọ của nhà chủ này chính là nhà của em Trần Thị Hoài Thương) và một phần đây là lýa do khiến em chọn đề tài “Thực trạng học sinh cá biệt của trường THPT Lê Quý Đôn” để nghiên cứu.
Cũng có những trường hợp bố mẹ quá bênh con, chỉ thích khen mà không muốn bị chê làm bẽ mặt. Đây là những trường hợp con em của những gia đình khá giả quá cưng chiều con cái, con cái thích gì là cho cứ nghĩ rằng quan tâm cno như vậy là được nhưng chính họ không nghĩ rằng như thế con cái họ sa đà việc ăn chơi, tiêu pha quá mức mà không chú trọng vào học tập. Đây là một trường hợp phổ biến của học sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn vì em vào đây đều do thi không đạu vào những trường công lập, những trường danh tiếng khác ở thành phố Vinh nên đã làm hồ sở xét tuyển cho con em mình vào học tại đây.
b. Học sinh vô kỷ luật - vô lễ - vi phạm nội quy.
Ngoài xã hội chúng ta rất hay gặp những đối tượng này và trong môi trường học đường như học sinh trường này. Có một giáo viên trẻ tâm sự khi cô đến nhận lớp dạy, cô dạy xong khi ra về đang xuống cầu thanh thì một em học sinh nam cố tình làm rơi cái bút và nhờ cô giáo nhặt hộ, khi cô cúi xuống nhặt
bút thì em học sinh này thản nhiên nói: “Cô ơi! bộ ngực của cô đẹp thật đấy, rất nở nang thích thật đấy”. Khi nghe xong lời tâm sự của cô giáo trẻ tuổi này em cảm thấy tức giận thay cho cô giáo. Nếu sau này em gặp phải trường hợp này thì không biết em sẽ làm gì nữa.
Thông thường đối tượng học sinh này thường sống buông thả, tự do, nói năng ứng xử tuỳ tiện, ít khi suy nghĩ trước khi nói và hành động. Phần lớn các em sống trong những gia đình không hoà thuận, ít chú ý giáo dục con cái, thường cha mẹ ly dị hoặc chết, các em sống với người thân. Những học sinh cá biệt thường hay vi phạm nội quy, kỷ luật nhưng chúng không dễ dàng nhận ngay mà phảI nhiều lần vặn hỏi với đầy đủ những lý lẽ chứng cứ thì chúng mới chấp nhạn. Chúng cho việc nói dối, giả tạo là việc bình thường. Ở những học sinh cá biệt uy tín của cha mẹ, thầy cô bị thay thế bằng uy tín của những kẻ cầm đầu, những kẻ côn đồ, liều lĩnh “đại ca” chuyên đánh nhau sứt đầu mẻ trán… Chính điều này các bạn trẻ của chúng ta dễ dàng nơi nào cạm bẫy, sai khiến, xúi giục của các “đàn anh” - và con đường dẫn đến bỏ học, tụ tập băng nhóm, cờ bạc, trấn lột, trộm cắp, tổ chức đánh đạp gây gỗ, vi phạm pháp luật là điều không thể tránh khỏi sau này.
c. Học sinh hay gây gỗ, làm mất trật tự.
Loại học sinh này, các bạn trẻ của chúng ta thường coi trọng bạnr thân.
Thích được đề cao sức mạnh và khẳng định sức mạnh của mình trước người khác. Phần lớn các em chịu ảnh hưởng kiếm hiệp, hành động hoặc có quan hệ xã hội đen, cũng có khi ảnh hưởng tiêu cực của gia đình. Những học sinh này thường hay xem thường, trêu ngươi, khiêu khích trước các thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, để nhằm thoả mãn những nhu cầu tinh nghịch được xếp sẵn trong đầu chúng. Chúng thường đánh mất lòng tự trọng, xấu hổ và trở nên chai lỳ khác thường, các em này tiêu xài các khoản phí của bố mẹ đưa nộp cho nhà trường, giả mạo chữ ký của bố mẹ vào sổ liên lạc, giấy xin phép nghỉ học. Có lẽ những ai là giáo viên mới hiểu mỗi khi lên lớp là luôn mong muốn truyền thụ được hết kiến thức của mình cho tới từng đối tượng học sinh của mình. Thế nhưng trong
một lớp học không phải em nào cũng ngoan ngoãn nghe lời thầy cô, chú ý học hành mà những em này vì hoàn cảnh gia đình, như bố mẹ ly hôn, tù tội… nên sự giáo dục các em vô cùng khó khăn. Ngồi trong lớp chúng phá phách đủ trò nghịch ngợm và còn lôi kéo những bạn khác gây mất trật tự, mất chú ý đến giờ học nghiêm trọng đến chất lượng học tập của lớp, của trường. Trên đây là những tâm sự của các thầy cô ở trường THPT Lê Quý Đôn.
Cũng có rất nhiều trường hợp khác nhau: Nếu chúng ta chú ý lắng nghe tâm sự của một vài học sinh thì chúng ta cũng hiểu được phần nào thực tế cuộc sống của các em hoặc “lương tâm nghề giáo” của các thầy cô. Có bạn học sinh tâm sự “thầy giáo nhà em rất hạch dịch, thầy không tôn trọng học sinh thì việc gì nhà em phảI tôn trọng thầy” chỉ vì những lời nói suồng sã, không cần thận và cũng có phần một số thầy cô ở đây ăn nói thiếu tôn trọng học sinh đại loại như:
“Các anh chị học dốt thế thì đi học làm gì cho tốn tiền bố mẹ sao không ở nhà mà đi làm, đến đây chỉ ngồi chật lớp” hoặc “nghe nói bố mẹ nghèo đến nỗi phải chạy xem ôm và bán rau ngoài chợ mà vẫn có tiền để em vào trường này sao” - đây là câu nói vô tình của một giáo viên chủ nhiệm, mà trường hợp của em này là gia đình có phần khó khăn, không phải ai học ở đây cũng đều là con nhà khá giả, nhưng cũng có em có hoàn cảnh như vậy đúng ra như em này thì giáo viên và các bạn phải thông cảm. Vì em hay đóng góp các khoản tiền muộn nên giáo viên chủ nhiệm tức quá đã nói như vậy. Điều đó đã xúc phạm đến danh dự, đến lòng tự trọng của các em làm các em tủi thân và cảm thấy buồn chán. Không còn niềm tin ở thầy cô và không hứng thú học tập nữa.v.v.
Mà vụng sự sư phạm và thiếu tôn trọng học sinh là điều không thể tha thứ được. Chính một phần do nhân cách nhà giáo làm cho các em dẫn đến khó dạy, bướng lỳ.
Thật ra, tận sâu trong tâm tư, nguyện vọng của mỗi con người ai cũng muốn được giỏi giang, cũng muốn được mọi người tôn trọng kính yêu dù là ở cương vị nào và hoàn cảnh sống ra sao. Bởi vì con người luôn phải sống hai mặt: tốt – xấu; thiện - ác.v.v. nên chúng ta phải có cái nhìn khác về con người,
một cái nhìn từ nhiều góc độ, chiều hướng khác nhau, nhìn nhận một cách toàn diện, khi đó chúng ta mới có thể đánh giá chính xác về một con người. Trên thực tế ai cũng mong mình tốt đẹp nhưng mọi thứ trên đời này đều không tuân theo ý muốn của chúng ta, do những điều kiện nguyên nhấn, hoàn cảnh nhất định đã xô đẩy chúng ta đến với những tình huống, số phận khác nhau. Điều đó luôn đòi hỏi chúng ta phải có sự nỗ lực cao độ, phấn đấu để vượt qua nó, vì mọi sự vật hiện tượng luôn thay đổi, luôn vận động và phát triển nên cuộc sống con người là những chuỗi mâu thuẫn liên tiếp cần phải giải quyết.
Cho nên những em học sinh khó dạy này cũng không phải tự nhiên mà các em trở thành như vậy, chắc hẳn phải có những nguyên nhân, hoàn cảnh nhất định.