Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng học sinh cá biết tại trường THPT nguyễn du , nghi xuân , hà tĩnh (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT CỦA TRƯỜNG

II. THỰC TRẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

3. Một số giải pháp

Xuất phát từ việc nhận thức quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh ở giai đoạn THPT là giai đoạn quan trọng nhất - đây là giai đoạn học sinh đân tự hoàn thiện mình về nhân cách, lẫn quan niệm sốn, thì lúc này vai trò của người giáo viên (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm), gia đình, nhà trường và xã hội là cực kỳ quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết trong việc giáo dục các em.

Từ những phương pháp cơ bản như đã phân tích ở (phần I. Những vấn đề chung) thì dựa vào đặc điểm, thực trạng của học sinh cá biệt tại trường THPT Nguyễn Du em thấy cần áp dụng một số biện pháp sau đây:

3.1. Đối xử bình đẳng với học sinh không phân biệt.

Trên thực tế thì các thầy cô hay có sự ưu ái hơn so với các em học sinh ngoan ngoãn và học được. Còn các em “học sinh cá biệt” thì ít được quan tâm hơn và ngược lại hay phê bình thì điều đó sẽ làm các em buồn chán và càng quấy phá hơn. Cho nên nếu là giáo viên giỏi thì chắc sẽ lưu ý đến vấn đề này, nên dành một sự quan tâm đặc biệt hơn đối với những học sinh này, không nên

phân biệt đối xử quá rạch ròi với các em, mà hãy tạo sự bình đẳng trong tập thể lớp và hãy tạo ra những cơ hội phấn đấu cho những em học sinh này nhiều hơn.

Ngoài ra người giáo viên không nên xem mình là trung tâm của lớp mà hãy xem mình như là một thành viên của lớp, bình đẳng, giao phó sự chủ động, mạnh dạn cho các em trong các hoạt động học tập cũng như văn nghệ – thể dục – thể thao và các buổi sinh hoạt, thảo luận.

Và hãy nhìn nhận các em như là một đối tượng bình thường, hãy cỗ gắng gần gũi các em và tạo niềm tin ở các em, hãy khám phá những mặt tốt của các em để khuyến khích các em phấn đấu đừng xem các em như đối tượng “cá biệt”

bị bỏ rơi. Ngoài ra nên kết hợp phương pháp tác động song song (giáo dục tập thể).

3.2. Đẩy mạnh các phong trào thi đua và tăng cường những suất học bổng dành riêng cho những đối tượng “cá biệt”. Mà những em học sinh này có ý chí vươn lên, vượt khó, những em có gia đình khó khăn về vật chất. Nên phát huy vai trò chủ đạo của các thành viên tích cực trong lớp đặc biệt là đội ngũ cán bộ lớp để tạo sự đoàn kết và giúp đỡ những học sinh cá biệt. Có thể là động viên, an ủi các em có những hoàn cảnh gia đình khó khăn về “tinh thần” hoặc đối tượng phạm lỗi mà biết ăn năn, hối cải…

3.3. Phải cá biệt hoá trình độ học sinh, phân loại đối tượng học sinh cụ thể.

Để từ đó người giáo viên, nhà giáo dục có thể áp dụng những hình thức, biện pháp phù hợp với từng cá nhân, đối tượng cụ thể như vậy kết quả giáo dục sẽ cao hơn là áp dụng những biện pháp giáo dục đại trà. Khi áp dụng các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân cụ thể chắc chắn sẽ gặp không ít những khó khăn nên sẽ cần đến sự trợ giúp đắc lực của cán bộ lớp. Phải giao nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu của các em “cá biệt” thông qua một văn bản cam kết có sự chứng kiến của lớp và những em này phải hoàn thanh mục tiêu trong một thời gian nhất định. Để làm được điều đó giáo viên phảI xác định và bồi dưỡng nhận thức cho từng cá nhân cũng như ban cán sự lớp, biến nhận thức, trách nhiẹm của ban cán

sự lớp thành nhận thức, tính cảm trách nhiệm của từng cá nhân trước các đối tượng quậy phá, cá biệt. Từ đó thống nhất ý chí hành động, đồng tâm hiệp lực góp phần hạn chế tối đa gánh nặng của lớp.

3.4. Một biện pháp đặc biệt quan trọng là nâng cao trách nhiệm giáo dục của gia đình kết hợp với nhà trường và xã hội.

Các em ở lứa tuổi này vốn có tính hiếu động, thích khám phá, dễ bị kích động, lôi kéo, thích được tự khẳng định. Và có những em do bị ảnh hưởng bởi các phim ảnh bạo lực, thích được làm “người hùng”, do vậy gia đình thường xuyên tăng cường giáo dục, định hướng những hành vi chuẩn mực trong quan hệ cư xử, trong nhận thức cho các em nhưng không quá máy móc,áp đặt, thô bạo.

Chúng ta muốn giáo dục hiệu quả “các em cá biệt” này thì trước tiên người giáo viên phải nắm vững tâm lý, hoàn cảnh của các em sâu sát.

Thường xuyên giúp đỡ, uốn nắn kịp thời những hành vi hư của các học sinh cá biệt kích thích sự tiến bộ của các em. Cần tránh gây mặc cảm tự ti hay chống đối ủa các học sinh.

Phát hiện động viên kịp thời những tiến bộ dù nhỏ để xây dựng niềm tin nơI học sinh chưa ngoan, tạo sinh khí mới cho học sinh phấn đấu, cần thực hiện mọi lúc mọi nơi và phảI có sự liên hệ, vào cuộc sống của các lực lượng phác nữa, song song tác động thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn mà việc liên hệ, phối hợp với các lực lượng này không ai khác là giáo viên chủ nhiệm.

Phải thương yêu, đặt niềm tin vào sự tiến bộ của học sinh, nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng em để hỗ trợ, giúp đỡ, nắm bắt quan hệ bạn bè để điều chỉnh. Đặc biệt là phải phân tích cho phụ huynh học sinh hiểu thực tế về con mình hơn, để từ đó họ có cái nhìn khác hơn và họ sẽ phối hợp với nhà trường để giáo dục con cái họ tốt hơn.

Ngoài ra giáo dục học sinh cần giáo dục đạo đức gắn liền với giáo dục say mê học tập, hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khoá, để khơi dậy niềm đam mê học tập, niềm tin vào bản thân. Tránh các trường hợp nhục mạ học sinh, gây ức chế học sinh… Khi xảy ra sự cố phải bình tĩnh, tìm hiểu, liên hệ phụ huynh

học sinh tìm hướng giải quyết mang tính giáo dục răn đe, cho học sinh có cơ hội sửa chữa sai lầm đã mắc phải.

Việc giáo dục một đối tượng cá biệt chắn chắn không phải một sớm mọt chiều mà đạt hiệu quả theo ý muốn được và cũng không chỉ có thực hiện một trong những biện pháp, những kinh nghiệm trên là thành công, là hiệu quả phải biết kếp hợp chặt chẽ, đồng bộ các biện pháp trên và có sự đồng thuận, đồng bộ và thống nhất giữa các đối tượng có liên quan: giữa người được giáo dục và nhà giáo dục, những người có trách nhiệm liên quan như cha mẹ, người thân, ban cán sự lớp, bạn bè, thầy cô, chính quyền địa phương, đoàn viên thanh niên…

Một phần của tài liệu Thực trạng học sinh cá biết tại trường THPT nguyễn du , nghi xuân , hà tĩnh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w