- Công trình TÒA NHÀ HỖN HỢP THANH XUÂN được xây dựng trên khu đất thuộc quận THANH XUÂN-HÀ NỘI.
- Công trình được xây dựng trên khu đất bằng phẳng, rộng rãi tiếp giáp với đường giao thông thuận lợi cho quá trình vận chuyển vật liệu.
2. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC, KẾT CẤU, MÓNG CÔNG TRÌNH 2.1. Phương án kiến trúc công trình
- Công trình khu TÒA NHÀ HỖN HỢP THANH là công trình nhà làm việc cấp II, diện tích xây dựng 33x32,4 m2.Công trình có chiều cao 11 tầng, chiều cao công trình kể từ cos ±0,5 là 38,1m.
+ Tầng hầm được thiết kế làm gara để xe. Diện tích 1093.2m2.
+tầng 1 cao 4,5m, tầng 1,2,3 có diện tích 1093.2m2 là nơi giao dịch , chăm sóc khách hàng, phục vụ nhu cầu làm việc của cán bộ và nhân viên,tầng 4-9 cao 3,6m có diện tích 565.49m2 được thiết kế phục vụ nhu cầu làm việc của cán bộ, công nhân viên.
+trên cùng là tầng tum cao 3,6m và tầng mái cao 3,5m.
- Công trình có chiều dài 33 (m), chiều rộng 32,4 (m).
- Mặt đất ngoài nhà -0.5m so với cos +0,00 của công trình.
2.2. Phương án kết cấu công trình
Kết cấu công trình là bê tông cốt thép đổ toàn khối bao gồm khung cột, sàn kết hợp với lõi thang máy, có xây tường chèn. Sàn sườn đổ toàn khối cùng với dầm, toàn bộ công trình là một khối thống nhất. Khung BTCT toàn khối có kích thước các cấu kiện như sau:
- Kích thước tiết diện cột: 500x500mm.
- Dầm khung có kích thước (300x700)mm, dầm dọc có kích thước (300x400)mm.
- Hệ dầm sàn toàn khối: Bản sàn dày 100mm và sàn tầng hầm 200mm.
2.3. Phương án móng
- Kết cấu móng của công trình được sử dụng là kết cấu BTCT toàn khối, móng sâu, đài móng nằm trên đầu cọc BTCT, hệ dầm móng giao thoa và cấu kiện bao che tầng hầm là vách bê tông cốt thép.
- Đài móng cao 1,3 (m) được đặt trên lớp bê tông lót mác 100 đá 4x6 dày 0,1(m).
Đáy đài được đặt tại cốt -5,4 (m)
- Cọc ép là cọc BTCT có tiết diện (350x350)mm, chiều sâu ép cọc là 32,65m so với cos -4,1m sàn tầng hầm, cọc chia làm 4 đoạn: đoạn mũi cọc dài 0,4m.
- Công trình có tổng cộng 33 đài móng trong mỗi đài có số lượng cọc và kích thước móng như sau:
+ Đài ĐM-1: Số lượng 07 cái, kích thước (2,95x2,75)m + Đài ĐM-2: Số lượng 02 cái, kích thước (1,95x0,85)m
+ Đài ĐM-3: Số lượng 01 cái, kích thước
3. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 3.1. Điều kiện địa chất công trình
Căn cứ vào kết quả khảo sát đã tiến hành dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật khảo sát xây dựng các lớp đất từ trên xuống dưới được phân tích như sau:
+ Lớp 1: Đất lấp, chiều dày trung bình 1,2m
+ Lớp 2: Lớp sét pha sạn hữu cơ, chiều dày trung bình 1,94m + Lớp 3: Lớp sét xám nâu, xám cho, chiều dày trung bình 1,85m + Lớp 4: Lớp sét pha lẫn hữu cơ, chiều dày trung bình 11,2m + Lớp 5: Lớp sét pha xám ghi, chiều dày trung bình 11,7m + Lớp 6: Lớp sét pha nhẹ, chiều dày trung bình 4,6m
+ Lớp 7: Lớp cát hạt nhỏ, lẫn hạt trung, chiều dày trung bình 11,5m
Giải pháp móng của công trình dùng phương án móng cọc ép trước, ở độ sâu thiết kế là -32,35m so với cos -0,5.
3.2. Điều kiện địa chất thủy văn
Tại khu vực khảo sát không có nước mặt chỉ có nước dưới đất, mực nước xấu xuất hiện ở độ sâu mặt lớp thứ 7. Mực nước ngầm ở sâu so với cos đáy đài móng nên không ảnh hưởng đến quả trình thi công phần ngầm công trình.
3.3. Điều kiện khí hậu
Công trình được xây dựng tại thành phố HÀ NỘI, thuộc vùng B trong bản đồ phân vùng khí hậu của Việt Nam có đặc điểm khí hậu như sau:
- Khí hậu gió mùa điển hình, có mùa đông lạnh.
4. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG 4.1. San dọn và bố trí tổng mặt bằng thi công
- Nghiên cứu kỹ hồ sơ tài liệu quy hoạch, kiến trúc, kết cấu và các tài liệu khác của công trình, tài liệu công cộng và tài liệu thiết kế các công trình lân cận.
- Kiểm tra chỉ giới xây dựng.
- Nhận bàn giao mặt bằng xây dựng.
- Giải phóng mặt bằng phát quang thu dọn, san lấp các hố rãnh.
- Phá dỡ công trình cũ (nếu có).
- Chặt cây cối vướng vào công trình, đào bỏ rễ cây, xử lý thảm thực vật, dọn sạch.
- Tận dụng các tuyến đường sẵn có trong khu đô thị mới hoặc làm thêm (nếu cần) phục vụ cho công tác vận chuyển vật liệu, thiết bị, giao thông nội bộ và công trình bên ngoài.
- Tiến hành làm các trại tạm phục vụ cho việc ăn ở và sinh hoạt cho công nhân trên công trường.
- Bố trí các bãi vật liệu lộ thiên, các kho vật liệu phù hợp với tổng mặt bằng thi công công trình.
- Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, xác định vị trí tim mốc, hệ trục công trình, đường vào và vị trí đặt các thiết bị cơ sở và khu vực gia công cốt thép, kho và công trình phụ trợ.
- Lập kế hoạch thi công chi tiết, quy định thời gian cho các bước công tác và sơ đồ dịch chuyển máy trên hiện trường.
4.2. Chuẩn bị máy móc và nhân lực phục vụ thi công
- Dựa vào số liệu tính toán chính xác của từng giai đoạn và hạng mục thi công cần có sự chuẩn bị đầy đủ về máy móc, trang thiết bị và nhân lực thi công.
- Trước khi tiến hành thi công công trình cần chuẩn bị đầy đủ máy móc, thiết bị và nhân lực phục vụ thi công. Kiểm tra và chạy thử các loại máy móc trước khi đưa vào phục vụ thi công.
- Các loại máy móc trang thiết bị cần chuẩn bị gồm: Máy ép cọc, máy cẩu, máy vận thăng, máy bơm nước, máy trộn bê tông, máy phát điện, máy đầm cóc, máy đầm dùi, máy đầm bàn, máy uốn thép, máy cắt thép, máy hàn, xe cải tiến, xe cút kít, cuốc, xẻng...
- Chuẩn bị nhân lực đầy đủ và bố trí chỗ ăn ở sinh hoạt thuận tiện trên công trường nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ công việc cho công nhân trong quá trình thi công công trình và các thiết bị bảo hộ, bảo hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân một cách tốt nhất.
4.3. Định vị công trình
Công tác định vị công trình hết sức quan trọng vì công trình phải được xác định vị trí của nó trên khu đất theo mặt bằng bố trí, đồng thời xác định các vị trí trục chính của toàn bộ công trình và vị trí chính xác của các giao điểm của các trục đó.
Trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công phải có lưới ô đo đạc và xác định đầy đủ từng hạng mục công trình ở góc công trình, trong bản vẽ tổng mặt bằng phải ghi rõ cách xác định lưới tọa độ dựa vào mốc chuẩn có sẵn hay mốc quốc gia, mốc dẫn suất, cách chuyển mốc vào địa điểm xây dựng.
Dựa vào mốc này trải lưới ghi trên bản vẽ mặt bằng thành lưới hiện trường và từ đó ta căn cứ vào các lưới để giác móng.
- Giác móng công trình:
+ Xác định tim cos công trình dụng cụ bao gồm dây gai dây kẽm, dây thép 1 ly, thước thép, máy kinh vĩ máy thuỷ bình . . .
+ Từ bản vẽ hồ sơ và khu đất xây dựng của công trình, phải tiến hành định vị công trình theo mốc chuẩn theo bản vẽ thiết kế.
+ Điểm mốc chuẩn phải được tất cả các bên liên quan công nhận và ký vào biên
bản bàn giao để làm cơ sở pháp lý sau này, mốc chuẩn được đóng bằng cọc bê tông cốt thép và được bảo quản trong suốt thời gian xây dựng.
+ Từ mốc chuẩn xác định các điểm chuẩn của công trình bằng máy kinh vĩ.
+ Từ các điểm chuẩn ta xác định các đường tim công trình theo 2 phương đúng như trong bản vẽ thiết kế. Đánh dấu các đường tim công trình bằng các cọc gỗ sau đó dùng dây kẽm căng theo 2 đường cọc chuẩn, đường cọc chuẩn phải cách xa công trình từ 3,4 m để không làm ảnh hưởng đến thi công.
+ Dựa vào các đường chuẩn ta xác định vị trí của đài móng, từ đó ta xác định được vị trí tim cọc trên mặt bằng.
Hình 1.1. Cắm trục định vị công trình
Sau khi định vị được công trình, căn cứ vào bản vẽ thiết kế xác định được tim ngang, tim dọc công trình của công trình bằng cách đo đạc đơn giản và căng dây, kéo dài các đường tim về phía của công trình rồi làm mốc cố định chắc chắn lại (việc này còn gọi là gửi mốc). Các mốc tim được làm bằng cọc gỗ, cọc thép hoặc bằng giá ngựa, đặt cách mép công trình từ 2-5 m, sao cho không ảnh hưởng đến thi công. Các mốc này được bảo vệ suốt thời gian thi công công trình. Cấu tạo của cọc gỗ, cọc thép, giá ngựa đơn, kép dùng để định vị móng, công trình xem hình 1.1
Từ mốc cao trình chuẩn dựa trên bản vẽ thiết kế, triển khai các trục theo hai phương bằng: máy trắc đạc, nivô, thước thép, quả rọi, dây thép 1ly.
- Trục được xác định bằng hai hay nhiều cọc, dễ nhìn, chắc chắn, không vướng.
Cọc định vị bằng gỗ 40x40x100 hoặc cọc thép I20.
- Trục được định vị bằng giá ngựa (đơn hoặc kép). Khi dùng đánh dấu 1 tim vào dài 0,4-0,6m. Các công trình xây chen, tim được đánh dấu nhờ vào công trình lân cận.