Biểu đồ cộng tác (Collaboration Diagram):

Một phần của tài liệu Phan tich HTTT bang UML doc (Trang 35 - 36)

4- BIỂU ĐỒ (DIAGRAM)

4.6- Biểu đồ cộng tác (Collaboration Diagram):

Một biểu đồ cộng tác chỉ ra một sự cộng tác động, cũng giống như một biểu đồ trình tự. Thường người ta sẽ chọn hoặc dùng biểu đồ trình tự hoặc dùng biểu đồ cộng tác. Bên cạnh việc thể hiện sự trao đổi thông điệp (được gọi là tương tác), biểu đồ cộng tác chỉ ra các đối tượng và quan hệ của chúng (nhiều khi được gọi là ngữ cảnh). Việc nên sử dụng biểu đồ trình tự hay biểu đồ cộng tác thường sẽ được quyết định theo nguyên tắc chung sau: Nếu thời gian hay trình tự là yếu tố quan trọng nhất cần phải nhấn mạnh thì hãy chọn biểu đồ trình tự; nếu ngữ cảnh là yếu tố quan trọng hơn, hãy chọn biểu đồ cộng tác. Trình tự tương tác giữa các đối tượng được thể hiện trong cả hai loại biểu đồ này.

Biểu đồ cộng tác được vẽ theo dạng một biểu đồ đối tượng, nơi một loạt các đối tượng được chỉ ra cùng với mối quan hệ giữa chúng với nhau (sử dụng những ký hiệu như trong biểu đồ lớp/ biểu đồ đối tượng). Các mũi tên được vẽ giữa các đối tượng để chỉ ra dòng chảy thông điệp giữa các đối tượng. Các thông điệp thường được đính kèm theo các nhãn (label), một trong những chức năng của nhãn là chỉ ra thứ tự mà các thông điệp được gửi đi. Nó cũng có thể chỉ ra các điều kiện, chỉ ra những giá trị được trả về, v.v... Khi đã làm quen với cách viết nhãn, một nhà phát triển có thể đọc biểu đồ cộng tác và tuân thủ theo dòng thực thi cũng như sự trao đổi thông điệp. Một biểu đồ cộng tác cũng có thể chứa cả các đối tượng tích cực (active objects), hoạt động song song với các đối tượng tích cực khác (hình 3.7). Biểu đồ cộng tác được miêu tả chi tiết trong chương sau.

Hình 3.7 - Một biểu đồ công tác của một printer server

Một phần của tài liệu Phan tich HTTT bang UML doc (Trang 35 - 36)