Nhìn vào thực trạng giáo dục hiện nay, có thể thấy một số khó khăn phức tạp thật ra không đáng có, đã nẩy sinh và trở nên trầm trọng chủ yếu do cách quản lý và điều hành chưa tốt.
Để khắc phục các yếu kém, tồn tại và xây dựng nền giáo dục tiên tiến trong thời gian tới, Nghị quyết Trung ương 9 đã nêu ra các giải pháp cơ bản:
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện, phát triển nguồn nhân lực; tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học và quản lý giáo dục; khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu giáo dục đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng mặt giáo dục lý tưởng, nhân cách, phẩm chất đạo đức và lối sống; tăng đầu tư nhà nước đồng thời huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo dục; đẩy mạnh đào tạo nghề; quản lý chặt chẽ việc hợp tác đào tạo với nước ngoài; đấu tranh đẩy lùi các tiêu cực kéo dài trong thi cử, tuyển sinh và trong các hoạt động khác của giáo dục đào tạo.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục. Đã chỉ rỏ phải áp dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại để bồi dưởng cho học sinh, sinh viên năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề, phát huy tính tích cực, tự giác và khả năng tự học.
Sau đây tôi xin nêu ra một số biện pháp.
Để khắc phục tốt tình trạng trên của giáo dục nước ta thì trước hết chúng ta phải đổi mới về nhận thức đồng bộ từ trên xuống. Trong cải cách giáo dục cũng cần có sự phối hợp phải đồng bộ của các, cấp các ngành và của toàn xã hội. Khi chỉ mong đợi đổi mới một chiều từ dưới lên, chắc chắn sẽ thất bại. Nếu thiếu sự thông thoáng từ chính sách mà ở trên ban ra, và thiếu đồng thuận từ mọi phía thì công tác cải cách của chúng ta sẻ không có được hiệu quả. Như Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh: “Đổi mới phương pháp không phải lấy từ trên xuống mà phải từ dưới lên để thúc đẩy bộ máy”. Đổi mới phương pháp giảng dạy hiện đang đứng trước đòi hỏi mạnh mẽ
của xã hội, song công tác này đang vấp phải những quản ngại sau đây: chương trình học nhồi nhét nặng nề; cách ra đề thi và đánh giá còn mang tính hình thức, thiên về định lượng hơn định tính; cơ sở vật chất nghèo nàn…Và nên cải cách thi cử. Phân tán tổ chức thi. Thu hẹp diện thi tuyển vào các cấp học. Làm được những việc trên thi cử sẽ nhẹ nhàng, ít tốn kém, học sinh sẽ chú trọng nhiều hơn đến việc học bình thường hàng ngày. Đồng thời nguồn tài chính tiết kiệm được nhờ giảm nhẹ thi cử có thể dùng tăng cường công tác thanh tra chuyên môn ở các cấp và các địa phương.
Thứ hai chúng ta phải nhanh chóng đổi mới về phương pháp giảng dạy, nội dung và sách giáo khoa. Đây là một trong những vấn đề quan trọng và mang tính thời sự. Sách giáo khoa cần phải thống nhất giữa nội dung, cách thể hiện các nội dung trong sách. Phải chuẩn kiến thức, tránh những sai sót không đáng có mà như hiện nay mắc phải.
Thứ ba cần có sự phối hợp chặt chẻ giữa các lực lượng trong xã hội, cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình đa dạng hoá giáo dục và xã hội hoá giáo dục.
Không chỉ có ngành giáo dục vào cuộc để cải thiện nền giáo dục mà đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẻ của các tổ chức chính trị và sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội. Nhà nước phải có kế hoạch, giành ngân sách lớn lao, kể cả quỹ vay hỗ trợ tiền bồi hoàn đất cũng như xây dựng trường sở bao gồm cả các đại học ngoài công lập.
- Nhà nước nên phân cấp chính quyền hỗ trợ, ban hành chính sách miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp tham gia đóng góp xây dựng trường.
- Có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn: mỗi người dân và phụ huynh hỗ trợ một viên gạch, một thước vuông đất hay thước vuông xây dựng, mỗi doanh nghiệp một phòng học, một công trình xây dựng trường sở cho trường đại học, sẽ được xã hội ghi nhận. Vận động toàn dân cùng làm giáo dục.
- Tổ chức cho cán bộ, các doanh nghiệp đi tham quan học hỏi các trường sở đại học nước ngoài, trước hết tại các nước Asian để gây cảm xúc, ấn tượng về sự
nhục nhã về trường sở của một đất nước có tinh thần hiếu học, và có bề dày 4.000 năm văn hiến!
Phải tuyên truyền cho thế hệ trẻ hiểu được tầm quan trọng của giáo dục, đối với sự hình thành và phát triễn nhân cách con người. Đặc biệt vai trò của nó trong việc phát triễn kinh tế - chính trị - xã hội. Nếu sự tụt hậu về giáo dục sẽ có hậu quả không lường đối với sự phát triển mọi mặt của đất nước.
Thứ tư đề cao vai trò của giáo viên, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Đổi mới phương pháp giảng dạy, sách giáo khoa. Giáo dục hiện nay phải xem học sinh là trung tâm của giáo dục. Các phương pháp dạy học như thuyết trình, đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan…hiện nay đang được sử dụng phổ biến trong công tác giảng dạy. Loại bỏ lối dạy nhồi nhét, hiện đại, theo kịp trào lưu thế giới, phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Để khắc phục được nhược điểm thụ động trong học tập, giáo viên phải dựa vào vốn tri thức, kỹ năng và khả năng hiện có của học sinh, đòi hỏi học sinh phải có sự cố gắng trong học tập nổ lực về trí tuệ để hoàn thành. Và như vậy đã phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Để sử dụng phương pháp phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, đòi hỏi giáo viên bên cạnh nhiệm vụ truyền thụ kiến thức cho học sinh, phải chú trọng nêu cao các câu hỏi về nhận thức để thu hút sự chú ý và kích thích tư duy cho học sinh, giao cho học sinh các bài tập nhỏ, vừa sức, giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn ở lớp, tạo cho các em làm quen với phương pháp trực quan để hiểu nhanh hơn, hiểu sâu them kiến thức bài giảng.
Thứ năm có các chính sách quan tâm đối với đội ngủ giáo viên. Hiện nay lương giáo viên nói chung đang còn rất thấp. Chưa còn đáp ứng đủ nhu cầu về cuộc sống. Nên phải tăng lương, trước hết là đảm bảo cho cuộc sống, hai nữa là cho họ cảm thấy yên tâm và không bị cảm thấy lương không xứng đáng với những gì mà họ cống hiến.
Thứ sáu phải đẩy mạnh công nghệ thông tin vào trường học. Xem công nghệ thông tin là chìa khoá để chúng ta có thể giảng dạy hiệu quả và là hành trang tốt nhất cho học sinh bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển quốc tế. Một trong ba lời khuyên của Tĩ phú Mỹ Bill Gate đối với sinh viên Việt Nam trong
lần ông sang thăm nước ta là: “hãy thư giản thật tốt và tích cực làm quen với máy tính”. Chỉ một cái click thì cã thế giới sẽ mở ra với bạn.
Thứ bảy đề cao vai trò của giáo dục trong nhà trường. Công tác giáo dục chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự đầu tư cao và sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Trong đó nhà trường giữ vai trò của nhà trường phải được coi trọng và đặt nó đúng với vai trò và chức năng của nó. Một nền giáo dục tốt có thể làm cho con người phát triễn toàn diện, phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Những giải pháp trên không đòi hỏi tăng đầu tư (dù của nhà nước hay của dân) mà chỉ là sử dụng hợp lý hơn các nguồn tài chính, nhân lực, các phương tiện trong tầm tay để tháo gỡ những ách tắc trong những năm qua. Song việc thực hiện đòi hỏi quyết tâm và can đảm, vì về ý thức phải thay đổi tư duy giáo dục, và về thực tiễn cần giải quyết đúng đắn chế độ đãi ngộ giáo viên, một bộ phận của vấn đề tiền lương công chức, điều bất hợp lý lớn đang phát sinh ra nhiều ách tắc tiêu cực trong xã hội.
Nhìn vào thực trạng yếu kém của giáo dục Việt Nam, thực hiện những biện pháp trên từng bước khắc phục được những yếu kém của nền giáo dục, tức là đã làm một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật giáo dục, thực hiện chiến lược xây dựng sự trung thực, chân thật, nhân cách giáo dục, chiến lược chuyên môn hoá giáo dục, hiện đại hoá giáo dục đại học, xây dựng nền văn hoá giáo dục đại học hầu góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập vào thế giới, khiến nước ta sớm trở thành một con rồng châu Á.
Với các giải pháp mang tính định hướng trên, cùng với chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới, đến năm 2020, hi vọng GD-ĐT Việt Nam sẽ nhanh chóng đạt được trình độ tiên tiến của khu vực, góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.