Niềm khát khao tình cha của người con (nhân vật bé Thu)

Một phần của tài liệu BÀI HỌC VĂN BẢN (Trang 26 - 29)

VĂN BẢN: ÁNH TRĂNG

II. Đọc - hiểu văn bản

3. Niềm khát khao tình cha của người con (nhân vật bé Thu)

a.Thái độ và hành động của bé Thu khi chưa nhận ra ông Sáu là cha:

- Bé Thu lạnh nhạt, xa cách khi gặp ba: hốt hoảng, mặt tái đi, vụt chạy và thét lên.

- Gọi trống không mà không chịu gọi cha: “Vô ăn cơm”, “cơm chín rồi”, nhất định không nhờ ông chắt nước cơm, hất cái trứng cá ông Sáu gắp cho, khua dây cột xuồng kêu rổn rảng, bỏ về nhà ngoại.

- Bé Thu ương ngạnh không nhận ông Sáu là ba.

 Đó là phản ứng tâm lí tự nhiên không đáng trách. Thu không nhận ra ba vì trên mặt ông Sáu có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó được biết

 Thu là đứa trẻ có bản lĩnh, có tình cảm sâu sắc với ba nên không gọi ai bằng ba khi chưa biết rõ.

b. Thái độ và hành động của Thu khi nhân ông Sáu là cha:

- Cất tiếng gọi “ba” và tiếng kêu như xé rồi nó vừa kêu,vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”. “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.” Sự thay đổi đột ngột và đối lập vối những hành động của nó lúc trước, sự nghi ngờ về cha đã được giải toả nhờ bà ngoại giải thích.

- Lúc chia tay ba, Thu xúc động mãnh liệt nhận ra ba bằng tình cảm thiêng liêng vô bờ bến. “hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run.”

B. Nghệ thuật:

- Tạo tình huống truyện éo le.

- Cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.

- Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện.

C. Ý nghĩa văn bản:

Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến Mĩ cứu nước.

Văn bản: MÙA XUÂN NHO NHỎ

Thanh Hải I. TÌM HIỂU CHUNG:

1/ Tác giả:

- Thanh Hải (1930 – 1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế.

- Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

2/ Tác phẩm :

a. Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh – không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.

b. Thể thơ: Thơ 5 chữ c. Bố cục: 4 phần

- Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời.

- Khổ 2,3: Cảm xúc của tác giả về mùa xuân đất nước.

- Khổ 4,5: Suy nghĩ và ước nguyện cống hiến của nhà thơ.

- Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

d. Mạch cảm xúc của bài thơ: Từ xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “ mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:

A/Nội dung:

1- Cảm xúccủa tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên, đất trời: (khổ1) Chỉ bằng vài nét phác họa: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tác giả đã vẽ ra được cả không gian cao rộng, cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân, cả âm thanh vang vọng, tươi vui của tiếng chim chiền chiện.

Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được diễn tả tập trung ở chi tiết rất tạo hình:

“Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”

Từng giọt ở đây có thể là giọt mưa xuân long lanh cũng có thể hiểu là giọt âm thanh của tiếng chim. Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác: tiếng chim từ chỗ là âm thanh chuyển thành từng giọt, từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc có thể cảm nhận bằng xúc giác.

 Niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân.

2/ Cảm xúc của tác giả về mùa xuân đất nước( Khổ 2,3):

Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên đất trời tác giả chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Tác giả dùng điệp từ “lộc” để tả mùa xuân. Hình ảnh lộc non gắn liền:

- Người cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước.

- Người ra đồng lao động xây dựng đất nước.

 Hai lực lượng chính của đất nước, chính họ đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

- Sức sống của mùa xuân thể hiện trong nhịp điệu hối hả, âm thanh xôn xao với tương lai đẹp đẽ:

“ Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước”

à Khẳng định niềm tin và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.

3/ Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ ( khổ 4,5)

Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ

“Ta làm con chim hót ...

Dù là khi tóc bạc”

Điệp từ “ta”, điệp ngữ “ta làm”, “dù là” thể hiện khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù là nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

4. Lời ngợi ca quê hương: (Khổ cuối)

Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

 Tấm lòng thủy chung của tác giả với quê hương.

5. Ý nghĩa nhan đề: Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải.

Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.

B. Nghệ thuật:

- Giọng thơ nhẹ nhàng tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.

- Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.

- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô,…

- Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.

C. Ý nghĩa văn bản:

Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

Văn bản: VIẾNG LĂNG BÁC

Viễn Phương I.TÌM HIỂU CHUNG:

Một phần của tài liệu BÀI HỌC VĂN BẢN (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w