Thực trạng thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan ở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu TL tot nghiep QUY CHE DAN CHU (Trang 22 - 28)

2.1. Nội dung thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan ở Sở GD-ĐT Bắc giang

2.1.1. Thực hiện trách nhiệm của Giám đốc Sở

Quản lý, điều hành cơ quan theo chế độ Thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo về toàn bộ hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo; chịu trách nhiệm về việc triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết đại hội Đảng các cấp; thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các chủ trương mới của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Tổ chức giao ban hàng tháng giữa các phòng, ban nghiêm túc có sự tham dự của lãnh đạo Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo; nội dung đánh giá các hoạt động của các bộ phận, đề ra phương hướng hoạt động tháng sau. Tổ chức đánh giá đối với cán bộ, nhân viên trong cơ quan sau mỗi học kỳ và năm học thường xuyên, nghiêm túc; trong các đợt tổng kết Giám đốc trả lời tất cả các ý kiến do Công đoàn ngành thu thập; tiến hành đánh giá cán bộ, công chức đúng quy trình; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng kịp thời.

Giám đốc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Phó giám đốc, phân cấp quyền quản lý các phòng, ban rõ ràng; phân cấp quản lý cán bộ, công chức theo từng bộ phận chuyên môn, theo các phòng ban; chỉ đạo người phụ trách các bộ phận phân công nhiệm vụ, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức cơ quan.

Phối hợp với Công đoàn ngành tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức hàng năm vào dịp đầu năm học; nội dung tổng kết, kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Đảng các cấp; đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, thảo luận phương hướng, nhiệm vụ của từng phòng, ban trong năm học mới; kiểm điểm các hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và bầu Ban Thanh tra nhân dân nhiệm kỳ mới; công bố các Quyết định khen thưởng đối với các tập thể, các nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan.

Giám đốc có trách nhiệm cao trong quản lý ngân sách, tài chính, tài sản của đơn vị; đảm bảo sử dụng ngân sách đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; sử dụng tài sản đúng mục đích, đạt hiệu quả. Việc sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ chuyên viên đúng

năng lực chuyên môn và năng lực quản lý ở từng vị trí trong các hoạt động của cơ quan.

2.1.2. Việc thực hiện trách nhiệm của cán bộ, chuyên viên cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo

Luôn chấp hành tốt nhiệm vụ được phân công, luôn gương mẫu, chấp hành nghĩa vụ theo quy định của Pháp lệnh về cán bộ, công chức; chấp hành theo sự chỉ đạo của người trực tiếp phụ trách bộ phận của mình; tham mưu, đề xuất ý kiến với lãnh đạo, chịu trách nhiệm trước pháp luật và lãnh đạo về việc thi hành nhiệm vụ của mình.

Sau mỗi học kỳ và năm học, cán bộ, công chức làm bản kiểm điểm, tự đánh giá công việc của mình trong các phòng, ban; tham gia đóng góp ý kiến với cơ quan, với lãnh đạo Sở.

Tham gia đầy đủ các đợt học nghị quyết mới của Đảng các cấp; tham gia xây dựng kế hoạch của bộ phận mình công tác, kế hoạch chung của cơ quan; tham gia xây dựng nội quy, quy chế cơ quan, quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan và giám sát việc thực hiện.

2.1.3. Quan hệ giải quyết công việc với dân, cơ quan, tổ chức

Sở Giáo dục và Đào tạo đã niêm yết công khai các thủ tục hành chính để giải quyết công việc của nhân dân; tổ chức làm việc chế độ một cửa theo đúng quy định;

công khai lịch tiếp dân hàng tháng của lãnh đạo Sở, có sự chứng kiến của đại diện cán bộ thanh tra, niêm yết lịch tại các phòng của lãnh đạo Sở, Thanh tra Sở, phòng tiếp dân.

Căn cứ vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Sở GD-ĐT đã tham mưu với UBND tỉnh có kế hoạch phát triển GD&ĐT từng giai đoạn trên cơ sở thực tế của tỉnh. UBND tỉnh đã thành lập các Ban chỉ đạo các chương trình, kế hoạch với nhiệm vụ cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, quy định thời gian hoàn thành và thông qua tại các phiên họp giao ban Lãnh đạo tỉnh. Sở GD&ĐT là cơ quan thường trực, trực tiếp triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch GD&ĐT, kịp thời giải quyết các vướng mắc hoặc đề xuất với UBND tỉnh về cơ chế, chính sách đối với GD&ĐT.

Theo Quyết định của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT quản lý trực tiếp các trường THPT, trung tâm GDTX-DN, trường Trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật. Đầu năm học Sở đã tiến hành xây dựng kế hoạch, chương trình công tác đối với các ngành học, cấp học;

chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đối với đơn vị mình. Thanh tra Sở đã chỉ đạo, hướng dẫn các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ.

Hàng tháng Sở tổ chức Thanh tra toàn diện, thanh tra hoạt động sư phạm, thanh tra các chuyên đề đối với các trường THPT và Trung tâm GDTX-DN; tổ chức thanh tra hành chính và chuyên ngành đối với các đơn vị phòng GD&ĐT.

Sở GD&ĐT phối hợp với Công đoàn ngành tổ chức triển khai nghiêm túc nhiện vụ năm học xuống các đơn vị trực thuộc, xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc vận động

“Hai không” với 04 nội dung, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; tổ chức phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

2.2. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 2.2.1. Ưu điểm

Công tác tổ chức, nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng các cấp được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên; tập trung cao cho công tác giáo dục chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ đảng viên trong toàn ngành GD&ĐT. Xây dựng chương trình phát triển GD&ĐT giai đoạn 2006-2010 đã cụ thể hóa nội dung chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình địa phương; phối hợp với mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng môi trường và các điều kiện thực hiện mục tiêu GD-ĐT.

Làm tốt công tác tham mưu với với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quan trọng huy động được các nguồn lực phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Quyết định ban hành đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết đã nêu; bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ,

Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương trong việc lãnh đạo tổ chức thực hiện mục tiêu đề ra.

Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghị quyết của Đảng các cấp. Hàng năm Sở GD&ĐT đều tổ chức làm việc với lãnh đạo các huyện, thành phố nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu GD-ĐT năm trước và thống nhất nội dung cần tập trung chỉ đạo năm học tiếp theo.

Công tác xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng cán bộ, chuyên viên Sở chuyển biến rõ rệt; công tác tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, sắp xếp đựợc thực hiện công khai, dân chủ.

Công tác quản lý, chỉ đạo có nhiều đổi mới, Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch, văn bản, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện những chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện công khai hóa các quy định chuyên môn, quy định cụ thể các loại hồ sơ, sổ sách để thực hiện thống nhất, đồng bộ. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, thực hiện Quy chế chuyên môn.

Tổ chức tốt việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là Luật Phòng chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, các hồ sơ tiếp nhận của nhân dân và các cơ quan đã được giải quyết kịp thời theo đúng thẩm quyền; công tác phối hợp giữa các phòng chuyên môn và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trong giải quyết công việc chặt chẽ, hiệu quả; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng trình tự, đúng quy định, không còn đơn thư tồn đọng.

Quy chế cơ quan Sở công khai chế độ lao động, thời gian làm việc, hội họp, đi công tác của Lãnh đạo, chuyên viên; minh bạch trong thực hiện chế độ chính sách;

quy tắc ứng xử lịch sự, văn hóa trong giao tiếp, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận quà biếu; công khai việc quản lý, sử dụng đồ dùng, thiết bị phục vụ công vụ, chế độ định mức sử dụng xe công, điện thoại và các hoạt động công vụ khác, thực hiện tốt việc kê khai tài sản của các đối tượng theo quy định của Nghị định 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ.

Thực hiện tốt công khai việc quy hoạch cán bộ quản lý theo đúng quy định về phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ của tỉnh; có kế hoạch và công khai kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức.

2.2. Hạn chế

Tư duy giáo dục còn chậm đổi mới, chưa thích ứng với yêu cầu của hội nhập trong khi tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến sâu sắc nhưng đổi mới quản lý giáo dục còn chưa theo kịp.

Công tác tham mưu một số lĩnh vực còn chưa kịp thời, triển khai chuyển đổi loại hình trường còn chậm, tình trạng mất cân đối giáo viên ở các huyện miền núi, chưa có cơ chế chính sách đãi ngộ để thu hút cán bộ có năng lực, trình độ công tác ở địa phương.

Quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ; Ban thanh tra nhân dân hoạt động còn hình thức; công tác kiểm định chất lượng mới bước đầu thực hiện, chưa hiệu quả; lĩnh vực dạy thêm, học thêm của các cơ sở tư nhân còn buông lỏng; công tác thanh tra, kiểm tra đối với các lớp mầm non, tư thục chưa thực hiện được.

2.2.3. Nguyên nhân

2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Công tác tuyên truyền học tập quy chế dân chủ cơ quan chưa được sâu rộng, nhận thức của một số cán bộ, công chức chưa đầy đủ, coi đó là hình thức là giấy tờ không thực hiện được.

Một số cán bộ, công chức cơ quan có tư tưởng thỏa mãn, bằng lòng, thiếu ý chí, nỗ lực vươn lên; một số năng lực hạn chế đặc biệt sử dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng và nhiệm vụ trong tình hình mới.

Công tác tham mưu của các bộ phận chuyên môn còn chưa kịp thời, một số bộ phận chưa chủ động trong công việc; sự phối hợp giưa các phòng, ban trong công việc còn thiếu chặt chẽ.

Công tác đánh giá cán bộ, công chức hàng năm vẫn còn hình thức, bình quân, chưa thực sự đánh giá đúng người, đúng việc dẫn đến chưa tạo động lực thúc đẩy cán bộ, công chức thực hiện công việc tốt hơn trong năm sau.

2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan

Cơ chế thị trường có phần ảnh hưởng đến học tập sinh hoạt của cán bộ, công chức, một số nhận thức chưa đúng vấn đề dân chủ nói chung và dân chủ trong cơ quan

nói riêng; coi nhẹ nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong việc chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Việc phân cấp quản lý hiện nay chưa đảm bảo tương xứng với trách nhiệm và quyền hạn để nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành Giáo dục và Đào tạo.

Ngân sách chi cho Giáo dục - Đào tạo đã được tăng cường, song chủ yếu là chi cho con người, phần chi cho các hoạt động chuyên môn còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến việc chỉ đạo chuyên môn khó khăn.

Luật thi đua khen thưởng còn nhiều bất cập, chế độ chính sách đối với cán bộ chuyên viên còn chưa phù hợp với thực tế; chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng đội ngũ.

Một số cán bộ, công chức vừa làm, vừa học tập nâng cao trình độ, thời gian, cường độ làm việc cao, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc.

IV. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ TIẾP TỤC THỰC HIỆN TỐT HƠN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG CƠ QUAN Ở SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu TL tot nghiep QUY CHE DAN CHU (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w