ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC THANH TRA TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LUẬT (Trang 35 - 43)

 S2 – O1: Trong bối cảnh chung của thế giới đang đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế, cùng phát triển đã tác động đến Việt Nam trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định có liên quan về bảo vệ môi trường, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách pháp luật trong lĩnh vực quản lý môi trường

Chỉnh sửa, bổ sung để hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến thanh tra môi trường phù hợp với tình hình hiện tại của. Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành các quyết định giải quyết, xử lý vi phạm; tạo cơ sở pháp lý để người có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm một cách dễ dàng, thuận lợi và có hiệu quả hơn.

Cần quy định rõ hơn trong công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất, kinh doanh; Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;…

 S3-O2: Có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu, thu hút vốn đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá các loại hình bảo vệ môi trường

Xây dựng công cụ pháp lý đủ mạnh, tăng phí xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Có biện pháp mạnh đối với những doanh nghiệp cố tình tái phạm như đình chỉ hoạt động tạm thời để truy cứu trách nhiệm, buộc doanh nghiệp phải có biện pháp khắc phục rõ ràng, báo cáo tiến độ hoàn thành với cơ quan thanh tra,…

Cần xóa bỏ sự phân biệt trong quản lý môi trường, nếu chỉ đơn thuần vai trò thanh tra và xử lý trên địa bàn thì thật sự khó khăn. Bởi theo luật quy định, Đoàn thanh tra chuyên ngành của tỉnh này không được phép xử lý những trường hợp vi

phạm tại tỉnh khác. Trong khi đó, tình trạng vi phạm môi trường khu vực giáp ranh lại khá phức tạp. Bản thân những đối tượng có hành vi vi phạm môi trường cũng hiểu rất rõ lợi thế của mình cũng như sự khó khăn của các cơ quan chức năng liên quan.

 W1-O5: Các vấn đề về thủ tục, quy trình, giấy tờ liên quan đến thanh tra, xử phạt cần được xem xét, dự thảo để hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách pháp luật trong lĩnh vực quản lý môi trường.

Người thực thi pháp luật phải tìm hiểu kỹ, kết hợp nhiều văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách để giải quyết các vấn đề. Cụ thể hoá các quy trình, thủ tục, giấy tờ;

lượt bớt những bước không cần thiết không những giúp cho công tác thanh tra diễn ra mau chóng, dễ dàng, đúng trọng tâm hơn, đạt hiệu quả cao hơn mà còn giúp cho doanh nghiệp không phải rối rắm trong các giấy tờ, thủ tục, tăng khả năng hợp tác với lực lượng thanh tra.

 W7-W9-T4: Doanh nghiệp càng nhiều thì vi phạm càng tăng, ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện báo cáo, kết luận thanh tra giảm, chủ yếu mang tính chất đối phó

Các quy định chế tài cần được làm rõ hơn đối với các trường hợp không thi hành, trì hoãn hoặc cản trở việc thi hành việc xử lý vi phạm, tăng mức phí phạt đối với các đối tượng biết luật nhưng vẫn cố tình vi phạm hoặc đã bị phạt nhiều lần mà không có biện pháp khắc phục. Nhấn mạnh, tăng cường cơ chế kiểm tra thực hiện kết luận sau thanh tra.

Có những chính sách quy định các doanh nghiệp phải có những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường do mình gây ra trong khoảng thời gian quy định, tăng cường công tác hậu kiểm tra các đối tượng vi phạm.

3.2. Giải pháp về hạn chế việc chồng chéo thanh tra Nhóm giải pháp này tập trung cụ thể hoá chiến lược sau:

 W4-W5-T1: Kinh tế phát triển, doanh nghiệp nhiều, đa dạng về các lĩnh vực không những gây khó khăn cho công tác thanh kiểm tra, mà còn ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng gây nên tình trạng chồng chéo thanh tra môi trường.

Mỗi phòng ban nên lập danh sách thanh tra, kiểm tra theo hàng tháng, hàng quý và gửi đến tất cả các phòng ban có liên quan đến lĩnh vực môi trường khác, để họ có thể kiểm soát được các đơn vị đã được thanh tra.

Điều chỉnh về thẩm quyền xử phạt như lực lượng công an các cấp, cảnh sát môi trường không có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về thủ tục hành chính và hoạt động quản lý Nhà nước thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường phải chuyển về cho cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường xử lý.

Cần phân biệt rõ quyền hạn giữa thanh tra và kiểm tra. Cấp nào thì được thanh tra, còn cấp nào thì chỉ được kiểm tra. Việc thanh - kiểm tra cần có kế hoạch trước và nhất là phải có sự phối hợp giữa các cấp để tránh sự nhũng nhiễu đối với doanh nghiệp. Cùng một nội dung nhưng doanh nghiệp phải báo cáo với quá nhiều đoàn.

3.3. Giải pháp về việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân về vấn đề môi trường

Nhóm giải pháp này tập trung cụ thể hoá các chiến lược sau:

 S1- O4: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm

Tăng cường thường xuyên công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo với công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất ở các làng nghề, các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội,…

 S4- O3: Được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến môi trường diễn ra thuận lợi hơn, xử lý kịp thời, không để chồng chất

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành. Coi công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm.

Tập trung xử lý các khiếu nại, tố cáo đông người, tồn đọng, phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành, giữa cơ quan thanh tra với các tổ chức trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường công tác thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng và phản ảnh của người dân, doanh nghiệp. Nghiêm túc xử lý đối với các cơ quan, cá nhân không chấp hành quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Trong giải quyết phải đảm bảo các nguyên tắc công khai, dân chủ, kịp thời, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền, đúng chính sách pháp luật.

 S3-T3: Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội vậy nên rất cần thiết xây dựng mô hình về tổ chức công tác thanh tra, quản lý môi trường một cách phù hợp

Xây dựng các mô hình, tổ chức quản lý môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tài nguyên và môi trường theo quy định pháp luật. Chú trọng việc phục hồi, bảo vệ các nguồn tài nguyên, tránh việc khai thác quá mức gây hại cho môi trường, đảm bảo công tác thanh tra diễn ra thuận lợi hơn.

3.4. Giải pháp về đội ngũ, cán bộ làm công tác thanh tra môi trường và phong trào thi đua khen thưởng

Nhóm giải pháp này tập trung cụ thể hoá các chiến lược sau:

 S4-T1: Tăng cường phân bổ nguồn lực phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra môi trường

 W2-T2-T3: Doanh nghiệp mở rộng, phát triển, nhiều vấn đề xảy ra, ngày càng nhiều đơn khiếu nại, tố cáo cần giải quyết, trong khi đó, đội ngũ thanh tra không đủ đáp ứng theo nhu cầu phát triển của xã hội

Tăng cường về số lượng, rà soát và đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng.

Phân bổ nguồn lực hợp lý xuống các địa phương, hạn chế bớt tình trạng một cán bộ phải đảm trách nhiều nhiệm vụ, ngành nghề, tạo áp lực cho cán bộ mà không đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả.

 W2-W5-O3: Được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành, đội ngũ cán bộ không ngừng nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn

Thường xuyên tổ chức các lớp nghiệp vụ về thanh tra môi trường, các hội nghị, hội thảo chuyên đề nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác thanh tra môi trường.

Các đơn vị cần chú trọng thực hiện việc sơ kết, tổng kết từng cuộc thanh tra để kịp thời rút kinh nghiệm. Phát động phong trào thi đua thực hiện chương trình kế hoạch công tác thanh tra, cần quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng, nhất là khen thưởng đột xuất; những điển hình tiên tiến, xuất sắc cần được nhân rộng để học tập trong toàn ngành. tạo động lực cho các cán bộ có ý chí phấn đấu, động lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ hơn. Bổ sung biên chế cho các cán bộ làm công tác thanh tra môi trường.

3.5. Giải pháp về nguồn tài chính

Nhóm giải pháp này tập trung cụ thể hoá các chiến lược sau:

 S3-T4: Tăng cường thu hút nhiều vốn đầu tư cho công tác thanh tra bảo vệ môi trường

Mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hợp tác quốc tế song phương và đa phương với các nước, tổ chức quốc tế,

tổ chức phi chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài để tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tài nguyên và môi trường phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường của tỉnh.

 W5-O2: Có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu, thu hút vốn đầu tư, giúp nâng cao kinh phí phục vụ công tác thanh tra bảo vệ môi trường

Tăng cường nguồn tài chính cung cấp cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường: Đa dạng hóa nguồn kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi trường từ ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

3.6. Giải pháp về khoa học công nghệ

Nhóm giải pháp này tập trung cụ thể hoá các chiến lược sau:

 W5-T4: Hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, dẫn đến thiếu trang thiết bị cần cho công tác thanh tra, năng lực và trình độ chuyên môn cũng theo đó mà giảm đáng kể

Tăng cường các trang thiết bị nhằm hỗ trợ công tác lấy mẫu, phân tích, phục vụ công tác thanh tra một cách kịp thời và đầy đủ, tạo môi trường làm việc thuận lợi, nhanh chóng, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thanh tra, giúp cho cán bộ làm công tác thanh tra có điều kiện tiếp cận nhanh với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ nhận thức về khoa học công nghệ, đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay.

Ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào công tác thanh tra như sử dụng để tìm kiếm thông tin, hiểu rõ hơn về đối tượng thanh tra, sử dụng các phần mềm chuyên dụng để quản lý công tác thanh tra môi trường ngày càng hiệu quả hơn. Khuyến khích việc đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ mới, các công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường, các công nghệ xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải) tiên tiến và có hiệu quả, kỹ thuật thoát

nước chống úng ngập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường giao thông và thi công xây dựng,… Tăng cường công tác thanh tra việc đầu tư xây dựng, tiến độ cải tạo hệ thống xử lý nước thải, chất thải của các cơ sở, chất thải y tế của các bệnh viện,…

3.7. Giải pháp tăng cường và phối hợp cùng các ngành chức năng trong công tác thanh tra

Nhóm giải pháp này tập trung cụ thể hoá các chiến lược sau:

• W6-W3-O4: Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm

Nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực môi trường để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có các biện pháp khắc phục nhằm góp phần chấn chỉnh trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường đối với các cấp, các ngành và tổ chức đơn vị; góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách về môi trường, đồng thời bảo vệ lợi ích của nhà nước; quyền và lợi ích hợp áp của tổ chức và công dân.

Có sự phối hợp giữa thanh tra môi trường với các cơ quan quản lý nhà nước khác để tránh chồng chéo thanh tra. Phối hợp thực hiện thanh tra môi trường với cơ quan quản lý tại nơi thanh tra để công tác thanh tra dễ dàng hơn.

Phối hợp với Cảnh sát môi trường, khi Cảnh sát môi trường phát hiện đối tượng vi phạm pháp luật về môi trường nhưng chưa đến mức cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ sang Thanh tra môi trường để xử phạt vi phạm hành chính. Ngược lại, Thanh tra môi trường có trách nhiệm cử cán bộ, cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin, tài liệu cần thiết đã có cho Cảnh sát môi trường khi có yêu cầu.

Thanh tra môi trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn như hướng dẫn, đề xuất các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.

Tăng cường thanh tra đột xuất. Cần xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, trong đó, phải xem xét ưu tiên lĩnh vực nào là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng quy chế phối hợp cụ thể với các đơn vị trong ngành, cũng như ngoài ngành trong hoạt động thanh tra nhằm tránh chồng chéo gây khó khăn, áp lực cho công tác thanh tra. Hạn chế kéo dài cuộc thanh tra, vi phạm thời gian theo quy định của pháp luật bằng cách phối hợp với cơ quan quản lý địa phương tại nơi cần thanh tra để nắm rõ đối tượng thanh tra, tham khảo những báo cáo kết luận thanh tra (nếu có) để nắm bắt sơ lược, lấy những nội dung cần thiết để tránh mất thời gian thực hiện lại thao tác đó.

3.8. Giải pháp về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật Nhóm giải pháp này tập trung cụ thể hoá các chiến lược sau:

 W8-O3: Tổ chức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật

Đẩy mạnh tuyên truyền về luật pháp cho người dân, nhất là các doanh nghiệp nhằm trang bị kiến thức cơ bản về môi trường, nâng cao ý thức về việc chấp hành pháp luật. Xác định rõ ràng trách nhiệm bảo vệ môi trường là trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải gây ô nhiễm. Tất cả các doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái môi trường do quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của mình gây ra.

 S1-S2-T2: Doanh nghiệp nhiều, đa dạng về các lĩnh vực, tập trung nhiều nguồn nhân lực (công nhân) gây phức tạp an ninh xã hội, nhiều rác thải sinh hoạt phát sinh. Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định có liên quan về bảo vệ môi trường rất quan trọng

Giải pháp giáo dục môi trường và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, phổ biến các chương trình truyền thông về các đặc tính ô nhiễm và kỹ thuật giảm phát thải ô nhiễm môi trường từ hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, giao thông, xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, du lịch, chăn nuôi, dịch vụ,... và các mối đe dọa đối với sức khỏe và môi trường thiên nhiên để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường của mọi người dân.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LUẬT (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w