Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY.doc (Trang 32 - 41)

1. Tác động tích cực:

FDI – đòn bẩy cho sự phát triển của các nền kinh tế đang phát triển:

Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Trong khi đó tiềm lực tài chính của chúng ta không cao (nguồn vốn ngân sách hạn chế, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước quá nhỏ,…). Nếu chỉ dựa vào nội lực, thì chúng ta không đủ vốn để phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, nền kinh tế Việt Nam cần những cú hích từ bên ngoài. Đó là các luồng vốn từ nước ngoài chảy vào Việt Nam, như: phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế, nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI,… Tuy nhiên, trên thị trường quốc tế uy tín của Chính phủ Việt Nam hoặc các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, nên quy mô nguồn vốn huy động từ việc phát hành trái phiếu còn hạn chế. Với nguồn vốn ODA thì có nhược điểm là chúng ta dễ bị lệ thuộc vào các điều kiện chính trị, kinh tế. Do đó, nguồn vốn FDI được đánh giá là nguồn vốn tiềm năng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong một thế giới đang tiến dần đến “phẳng” như hiện nay, nếu có một nguồn vốn nào rất dồi dào, rất hào phóng, rất quan trọng, nhưng nhạy cảm với thời cuộc, nhạy bén với thị trường và là niềm mơ ước của nhiều quốc gia, nhiều doanh nghiệp, thì đó chính là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Nguồn FDI đến từ các Công ty xuyên quốc gia (TNC) của tư nhân và một số ít là của Nhà nước. Các TNC chủ yếu tập trung ở khu vực tam giác Mỹ, EU, Nhật Bản, ba nước đã chiếm 85 trong số 100 TNC hàng đầu thế giới. Những đại công ty này có vốn, có công nghệ, có thương hiệu và có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp thế giới, cho nên thường tìm kiếm những thị trường mới ở ngoài nước để khuếch trương hoạt động đầu tư.

FDI là nguồn vốn quan trọng, kỳ vọng của các nước phát triển, đang phát triển và nhất là các nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi, như Việt Nam hiện nay.

Thực tế, nguồn vốn FDI đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam trong suốt những năm qua, giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Các doanh nghiệp FDI hiện tạo việc làm cho hơn 2 triệu lao động Việt Nam, đóng góp vào ngân sách trong năm 2010 hơn 3,1 tỷ USD, đóng góp khoảng 20% vào GDP.

FDI – thúc đẩy quá trình tích tụ vốn con người, một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Khi các doanh nghiệp mang vốn sang đầu tư tại Việt Nam, kèm theo đó họ sẽ mang sang Việt Nam những máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại. Mục đích của các doanh nghiệp FDI là tối đa hóa lợi nhuận, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ tại Việt Nam. Do đó, họ sẽ thực hiện việc đào tạo, chuyển giao công nghệ cho người lao động Việt Nam. Như vậy, trình độ của người lao động Việt Nam sẽ được nâng cao. Các lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI được tiếp cận với công nghệ hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm những chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển các qui trình công nghệ hiện đại.

Như vậy FDI không chỉ làm tăng cung về vốn đầu tư mà còn có vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ đặc biệt là thúc đẩy quá trình tích tụ vốn con ng ư ời , một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Theo quan điểm được đưa ra bởi lý thuyết tăng trưởng nội sinh, đầu tư nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn bởi tính tràn công nghệ. Các công ty đa quốc gia được đánh giá là một trong những kênh chuyển giao công nghệ và làm tăng khả năng tích tụ vốn con người tại các nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư thông qua các khóa đào tạo kỹ năng cho đội ngũ lao động địa phương, các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương (các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào)

FDI còn có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế.

Thông qua sự liên kết, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước mà năng lực kinh doanh, năng lực quản lý của các doanh nghiệp trong nước tăng lên, tạo động lực, môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực tế của việc chuyển giao công nghệ trong FDI cho thấy rằng, đã có những ngành kinh tế nước ta, nhờ biết học hỏi, đào tạo đội ngũ cán bộ, nên đã tiếp thu và chuyển hóa công nghệ thích ứng với tình hình phát triển đất nước, vươn lên trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận được trình độ quốc tế. Điển hình là ngành viễn thông. Từ khi còn cấm vận quốc tế, chúng ta đã biết khai thác tốt việc hợp tác với Teltra (Australia), có cơ chế cạnh tranh với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp như Viettel và các nhà cung cấp khác nên đã tiến bộ vượt bậc về công nghệ và thị trường.

FDI – yếu tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Mục tiêu của các doanh nghiệp FDI là tối đa hóa lợi nhuận, do đó họ lựa chọn đầu tư vào những ngành kinh tế có tỷ suất sinh lời cao, đó là ngành công nghiệp và dịch vụ. Định hướng dòng vốn đầu tư này có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp dịch vụ, giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển theo đúng định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, theo kịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

FDI – với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu:

FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp. Nhờ đó Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng v.v. Khu vực có vốn FDI đóng góp tới 35,68% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước; đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp như dầu khí, ô tô, máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, thiết bị máy tính; 60% cán thép; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 76% dụng cụ y tế chính xác; 55% sản lượng sợi; 49% sản lượng da giày; 25% thực phẩm đồ uống... Nhìn chung, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI luôn duy trì ở mức cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành.

2. Tác động tiêu cực:

FDI – có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế lệ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài.

Mục tiêu của các doanh nghiệp có vốn FDI là lợi nhuận chứ không nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn FDI có thể đến và ra khỏi Việt Nam nếu họ không có lợi nhuận. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế lệ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài.

Do đó chúng ta cần có định hướng sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, tận dụng nguồn vốn này để tạo hiệu ứng lan tỏa giúp nâng cao công nghệ, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.

FDI – nếu không có định hướng thu hút và sử dụng hiệu quả, sẽ dẫn đến tình trang nền kinh tế phát triển không bền vững.

Trừ FDI vào khai thác dầu khí, phần lớn vốn FDI tập trung vào lĩnh vực bất động sản và công nghiệp nặng (thép). Trong khi đó, đầu tư vào thép gây ảnh hưởng nặng nề cho môi trường, tiêu hao nhiều điện năng, là một trong những nút thắt cổ chai vào Việt Nam. Thực tế có hiện tượng một số nước lớn có ý đồ và đang tiến hành nhiều dự án khai thác tài nguyên, di dời sang nước ta các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường và phát thải nhiều khí các - bon. Nếu không đủ cảnh giác thì “lợi bất cập hại”, gây hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.

Còn đầu tư vào bất động sản thì có thể góp phần tạo ra bong bóng - có thể liên tưởng đến diễn biến trước cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 cũng được đặc trưng bởi các dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại các nước sau đó lâm vào khủng khoảng. Đó là chưa kể nhiều dự án bất động sản được các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách “bán lúa non” để thu lợi và chiếm dụng vốn của khách hàng trong nước nên lượng vốn thực tế mà họ mang lại không nhiều.

Thực tế, vốn FDI không đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao trình độ công nghệ,…chỉ nhằm mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên giá rẻ, giá nhân công rẻ, giá điện rẻ,,,để tối đa hóa lợi nhuận và khi có ngoại tệ thì lại chuyển về nước công ty mẹ.

Mối quan ngại hàng đầu mà quan tâm đối với FDI vào Việt Nam hiện nay là cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, tức là làm sao sàng lọc được các dự án FDI theo đúng định hướng phát triển nền kinh tế bền vững.

Việc gia tăng FDI đang có xu hướng làm trầm trọng hơn cán cân thương mại cụ thể là thâm hụt thương mại.

Thực tế đã cho thấy, việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu hướng tới mục tiêu tăng trưởng trong xuất khẩu, như khi Việt Nam có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI xuất khẩu sản phẩm (trên 80%) từ Việt Nam. Thế nhưng thực chất, kết quả xuất, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI trong mấy năm qua là nhập khẩu tăng nhanh và thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu, dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu của hội doanh nghiệp FDI trong các năm 2006- 2009 chiếm khoảng 36% so với kim ngạch nhập khẩu cả nước. Riêng năm 2009, thiết bị máy móc chiếm khoảng 6%, nguyên vật liệu chiếm khoảng 26% của cả nước và tương ứng chiếm khoảng 15 và 70%, so với kim ngạch nhập khẩu của khối FDI. Tốc độ tăng nhập khẩu của khối này trung bình khoảng 30%/năm.

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1. Nhóm giải pháp về quy hoạch:

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.

Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.

Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.

2. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách:

Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan.

Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong năm 2006 có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.

Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành.

Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mỗi nước thành viên EU, Hoa Kỳ.

Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật. Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

3. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư:

- Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương.

- Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại diện ở nước

Đồng thời, thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia để đảm bảo kinh phí cho vận động thu hút vốn ĐTNN nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư-thương mại-du lịch.

- Tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo ở trong nước và nước ngoài. Nâng cấp trang thông tin điện tử về ĐTNN cập nhật và chất lượng tài liệu xúc tiến đầu tư bằng một số ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu của số đông nhà đầu tư (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nga)

- Tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm (Nhật Bản, Mỹ và EU) để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năm.

4. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng:

- Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hút đầu tư vào các công trình giao thông, năng lượng.

- Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.v.v.

Trước mắt tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất. Tăng

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY.doc (Trang 32 - 41)