Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
3. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại trường Tiểu học Dĩnh Kế
3.1. Công tác tổ chức hoạt động TT-PB-GDPL
Tổ chức TT-PB-GDPL các văn bản pháp luật mới và những văn bản pháp luật quan trọng, liên quan mật thiết đến chuyên môn nghiệp vụ và đời sống của cán bộ, giáo viên và học sinh. Trong đó tập trung vào 3 nhóm chính, gồm:
Nhóm 1: Các văn bản pháp luật phải TT-PB-GDPL liên tục, thường xuyên thuộc sáu lĩnh vực trọng điểm, đó là: Luật Giáo dục; Các nội dung pháp luật liên quan đến Quyền và nghĩa vụ của trẻ em, của người học; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn,
thương tích trong trường phổ thông; An toàn giao thông; An toàn thực phẩm; Bảo vệ môi trường; Dân số và Gia đình…
Nhóm 2: Các văn bản pháp luật mới được Quốc hội khoá XII thông qua:
Luật Cán bộ, công chức; Luật An toàn thực phẩm; Luật Phòng, chống ma tuý...
Nhóm 3: Các quy định pháp luật của các Bộ, ngành và Kế hoạch, Chương trình của Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Giang có liên quan đến đời sống, sinh hoạt của cán bộ giáo viên, học sinh về các nội dung pháp luật liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, vai trò và chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo, chế độ chính sách đối với nhà giáo; bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…
3.2. Công tác triển khai hoạt động TT-PB-GDPL
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2010 đến 2015 của Chính phủ; đồng thời, bám sát nhiệm vụ trọng tâm về phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường Tiểu học giai đoạn 2010 - 2015, tập trung thực hiện các nội dung cụ thể sau đây:
Một là, Tăng cường công tác phối hợp thực hiện TT-PB-GDPL hướng vào từng đối tượng thông qua các hoạt động cụ thể được tiến hành như đổi mới, cập nhật các bản tin pháp luật, phát triển hệ thống loa truyền thanh, mạng lưới thư viện, tủ sách pháp luật. Triển khai có hiệu quả chủ trương “Ngày pháp luật”. Tiến hành tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, liên tục, sâu rộng nhằm làm cho cán bộ, giáo viên và học sinh hiểu biết, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
Hai là, Tổ chức triển khai sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành pháp luật ở các lĩnh vực trọng điểm. Trong quá trình thực hiện cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ kết hợp sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá hiệu quả của công tác TT-PB-GDPL và rút ra những bài học kinh nghiệm vào những năm sau.
Ba là, Xây dựng cơ chế phối hợp (thông qua kế hoạch, chương trình phối hợp cụ thể) giữa cơ quan tư pháp và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của địa phương để việc TT-PB-GDPL được sâu rộng, thường xuyên.
3.3. Đổi mới công tác thực hiện hoạt động TT-PB-GDPL
Đổi mới công tác TT-PB-GDPL để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đặc biệt chú trọng TT-PB-GDPL đến đối tượng thanh thiếu niên, học sinh.
Trong năm, chú trọng thực hiện Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên, học sinh giai đoạn 2011-2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010); Đề án “Nâng cao chất lượng công TT-PB-GDPL trong nhà trường”
(được phê duyệt tại Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ).
3.4. Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra hoạt động TT-PB-GDPL Một là, Tiếp tục duy trì công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động TT- PB-GDPL, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của hoạt động TT-PB-GDPL. Công tác TT-PB-GDPL phải được kết hợp chặt chẽ, đồng bộ với việc xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
Hai là, Nội dung công tác kiểm tra được tiến hành cụ thể như sau:
- Kiểm tra công tác triển khai của Tổ TT-PB-GDPL ; - Kiểm tra việc thực hiện các Đề án;
- Kiểm tra việc thực hiện “Ngày pháp luật” theo Kế hoạch của UBND phường.
3.5. Chú trọng xây dựng nguồn lực thực hiện hoạt động TT-PB-GDPL Một là, Nâng cao chất lượng đội ngũ Báo cáo viên. Tiến hành nghiên cứu, biên soạn và phát hành các loại tài liệu, băng đĩa, đề cương TT-PB-GDPL theo từng chuyên đề, lĩnh vực để cung cấp cho cán bộ, giáo viên, học sinh đảm bảo phù hợp nhu cầu đối với giới tính, độ tuổi khác nhau. Tiếp tục nghiên cứu mở rộng, nâng cao chất lượng Bản tin pháp luật trên Trang Web của trường.
Hai là, Nghiên cứu tổ chức các hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền chuyên sâu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm và nội dung các chuyên đề pháp luật cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và cán bộ làm công tác TT-PB-GDPL. Trong quá trình tập huấn, cần lựa chọn các hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng.
Ba là, Chuẩn bị tốt các điều kiện khác như tăng âm, loa đài, khẩu hiệu, địa điểm, và kinh phí phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền.
3.6. Công tác phối hợp TT-PB-GDPL
Một là, Tiếp tục kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp theo hướng bảo đảm tính thiết thực, tránh hình thức, đảm bảo tính chủ động của các cơ quan thành viên;
xác định rõ vị trí, phát huy vai trò của Hội đồng là tổ chức phối hợp chỉ đạo giữa các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức về công tác TT-PB-GDPL trong nhà trường.
Hai là, Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các thành viên Hội đồng, giữa các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện các Đề án, Chương trình về phổ biến giáo dục pháp luật theo lĩnh vực
Ba là, Đẩy mạnh sự liên kết, phối kết hợp với các Ban ngành, đoàn thể trong việc chuẩn bị các điều kiện vật chất, cũng như các kế hoạch chương trình TT- PB-GDPL.
3.7. Tăng cường thời lượng và nội dung TT-PB-GDPL
Một là, Tăng thời lượng và xây dựng nội dung TT-PB-GDPL phù hợp với từng đối tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng: Bản tin “ Khăn quàng đỏ”, loa truyền thanh....
Hai là, Tập trung TT-PB-GDPL bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau ( phát huy các hình thức đã thực hiện có hiệu quả).
Bà là, Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động TT-PB-GDPL.
Bốn là, Nghiên cứu khuyến khích tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật, giao lưu văn hoá, văn nghệ để thu hút nhiều đối tượng tham gia nhằm tạo nên phong trào tìm hiểu pháp luật sâu rộng.
Năm là, Đẩy mạnh việc cung cấp văn bản pháp luật miễn phí tại nhà trường, đoàn thể, giúp cán bộ, giáo viên, học sinh nắm vững các chủ trương, chính sách
pháp luật của Nhà nước và địa phương, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức pháp luật và nâng cao văn hoá pháp lý trong cuộc sống.
Công tác TT-PB-GDPL có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh, cũng như trong việc triển khai các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tế đời sống. Do vậy, cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, chính quyền, cùng sự phối kết hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể trong việc thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp cơ bản trên. Với quyết tâm và sự đoàn kết thực hiện, tôi tin tưởng rằng chất lượng công tác TT-PB-GDPL của trường Tiểu học Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, cũng như của các nhà trường trong thành phố sẽ ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân và vì dân.