CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN
- Đối với Bộ Tư pháp:
+ Công tác tư pháp ngày càng đồi hỏi cao, bổ sung thêm nhiều chức năng, nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, việc bổ sung thêm nhiều chức năng, nhiệm vụ đối với công chức tư pháp ở cơ sở chưa gắn kết với việc bổ sung biên chế.
+ Đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, ban hành văn bản quy định cụ thể về việc nâng chỉ tiêu biên chế đối với công chức làm công tác tư pháp ở cơ sở, đồng thời quy định chế độ, chính sách ưu đãi đối với công chức làm công tác hộ tịch để kịp thời động viện, khích lệ tinh thần làm việc của công chức Tư pháp. Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về hộ tịch, tránh chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn tỏng việc áp dụng các quy định về hộ tịch
- Đối với UBND tỉnh và Sở Tư pháp:
+ Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tư pháp cho công chức tư pháp ở cơ sở để nâng cao kiến thức, tăng hiệu quả giải quyết công việc. Đa dạng hóa nội dung tập huấn để truyền tải các quy định của pháp luật về công tác hộ tịch, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, trình độ của công chức.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác tư pháp tại cơ sở để nắm bát kịp thời những hạn chế, tồn đọng từ đó đề ra giải pháp phù hợp, hiệu quả.
- Đối với UBND huyện Sơn Động:
+ Đề nghị quan tâm bổ sung kinh phí trang bị cơ sở vật chất (máy tính, phòng làm việc...) cho các xã, thị trấn để khắc phục những khó khăn thiếu thốn, phục vụ nhiệm vụ chuyên môn;
+ Tạo điều kiện, cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tư pháp – hộ tịch. Đối với những nơi cán bộ chưa đạt chuẩn về trình độ cần có kế hoạch đưa đi đào tạo hoặc thay thế cán bộ;
+ Ngoài ra có thể thực hiện việc luân chuyển cán bộ làm công tác Tư pháp - hộ tịch giữa các địa phương (xã, thị trấn) đây là biện pháp cần thiết, lấy xây là chính nhằm hạn chế tình trạng gây khó khăn để nhũng nhiễu khi thực thi công vụ.
Các quy định pháp luật chưa rõ ràng dẫn đến hiểu thế nào cũng được cần phải có sự hướng dẫn kịp thời của cơ quan chức năng.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thị sát bằng nhiều biện pháp và hình thức khác nhau tránh làm qua loa, hình thức chỉ kiểm tra trên sổ sách và giấy tờ lưu trữ còn hiện tượng “gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu người dân lại không được lưu trữ” do vậy sau khi kiểm tra cũng không phát hiện được.
1.2. KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước về hộ tịch là công việc của hệ thống quản lý hành chính Nhà nước để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước ta vững bước vào thế kỷ XXI trong xu thế hòa nhập chung với thế giới.
Thực tế cho thấy, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng tới tư pháp - hộ tịch, đặc biệt là cấp xã, từng bước quan tâm xây dựng, đổi mới chế độ, chính sách đào tạo đối với đội ngũ cán bộ công chức quản lý hộ tịch theo hướng không ngừng nâng cao vị thế, cũng như chính sách quản lý hộ tịch trong xu thế phát triển, coi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý hộ tịch là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Trong những năm qua, công tác quản lý hộ tịch ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó công tác đăng ký và quản lý hộ tịch được đảm bảo, ý thức của người dân được nâng lên rõ rệt nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về hộ tịch. Hoạt động thanh tra, kiểm tra hàng năm được coi trọng;
công tác thống kê, báo cáo được thực hiện đúng theo quy định, mặt khác việc lưu trữ sổ sách được đảm bảo do vậy các sự kiện về hộ tịch được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những yếu kém, bất cập cần khắc phục. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và qua thực tế công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở huyện Sơn Động;
tiểu luận đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong thời gian tới là Kiện toàn, nâng cao tính chuyên nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch chuyên trách ở xã;
Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Sơn Động; Cải cách các thủ tục hành chính trong việc thực hiện đăng ký hộ tịch;
Cải tiến phương thức quản lý hộ tịch; Tăng cường phối hợp các cơ quan, tổ chức trong quản lý hộ tịch; Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch. Bên cạnh đó tiểu luận cũng đưa ra một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước và các cơ quan có liên quan.
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, mọi cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong đó có huyện Sơn Động đang đứng trước những thời cơ và đối mặt với những thánh thức mới. Vấn đề đổi mới và nâng cao quản lý nhà nước về hộ tịch ở trên địa bàn huyện có vị trí đặc biệt quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đ ảng và Nhà nước đã đề ra.
Việc thực hiện các giải pháp trong khuôn khổ đề tài tiểu luận nêu ra, sẽ góp phần hữu ích vào việc quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện ngày một hoàn thiện hơn.
Sơn Động, ngày tháng 12 năm 2015 NGƯỜI VIẾT TIỂU LUẬN