Cơ sỡ thực tiễn

Một phần của tài liệu Khảo sát sát một số chỉ tiêu về chất lượng nước tại các điểm có sự bùng phát của cây lục bình (Trang 23 - 27)

1.2.1. Tình hình trong nước.

a. Xác định nguyên nhân xâm lấn của lục bình

Nguyên nhân phát triển cây lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh là do lưu vực sông Vàm Cỏ Đông và kênh rạch trên địa bàn tỉnh là một trong những nơi có nhiều xí nghiệp mới thành lập hầu hết không có hệ thống xử lý chất thải hoặc xử lý chưa hiệu quả (Nguyễn Văn Phước, 2014). Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt từ các hộ dân sinh sống ven sông cũng xả thải trực tiếp ra sông. Trong khi đó lưu lượng dòng chảy của các kênh rạch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thường không lớn dễ gây hiện tượng lắng đọng chất ô nhiễm, khiến cho lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng trong nước tập trung ở nồng độ cao, gây ra

hiện tượng phú dưỡng – là nguyên nhân chính khiến cho lục bình phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Khu vực sông Sài Gòn hiện tượng lục bình phủ kín dòng sông gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhiều người dân sinh sống ven 2 bờ sông, nhiều bè lục bình dài tới hơn 1 mét. Đây là hậu quả của việc nước sông Sài Gòn bị ô nhiễm khiến chúng phát triển quá nhanh, sinh sản nhiều và sự chết lại chậm đi. Nguyên nhân của ô nhiễm dòng sông do các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp ở cả bên thành phố Hồ Chí Minh lẫn phía Bình Dương đều thải hóa chất ra sông khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. Dẫn tới lục bình có cơ hội phát triển nhanh.

Tuy nhiên đó là những nguyên nhân xâm lấn được nhận định dựa trên số liệu của tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh còn trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa có số liệu thống kê cụ thể. Vì vậy việc xác định nguyên nhân xâm lấn của lục bình trên địa bàn tỉnh Bình Dương là cần thiết phải thực hiện nhằm phục vụ công tác quản lý và kiểm soát sự xâm lấn của lục bình một cách hiệu quả.

b. Biện pháp xử lý lục bình

Theo báo cáo tham luận “Giải pháp xử lý bèo lục bình trên Sông Vàm Cỏ Đông bằng biện pháp sinh học” của TS. Lê Khắc Hoàng, Đặng Thiên Ân và Nguyễn Thị Hồng Loan đã đề ra các giải pháp xử lý lục bình như: biện pháp vật lý – trục vớt và thu gom;

biện pháp hóa học – sử dụng các loài thuốc trừ cỏ; biện pháp sinh học – sử dụng các loài côn trùng gây hại trên cây lục bình. Tuy nhiên việc diệt trừ lục bình bằng biện pháp sử dụng thuôc trừ cỏ gần như là không thể thực hiện trong điều kiện lo ngại về vấn đề ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các nguồn thủy sinh, … Công tác trục vớt lục bình bằng thủ công hay truc vớt bằng máy đã và đang được thực hiện mang lại những hiệu quả đáng khích lệ. Tuy nhiên sau mỗi đợt trục vớt, lục bình lại lây lan rất nhanh chưa kể chi phí trục vớt rất tốn kém. Việc sử dụng các loài thiên địch đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và là một trong những giải pháp tiềm năng góp sức cho công tác kiểm soát lục bình về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật và giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường so với biện pháp hóa học.

Theo nghiên cứu của PGS.TS. Phùng Chí Sỹ và ThS. Phạm mai Duy Thông, “Đề xuất mô hình thích hợp nhằm xử lý, tái sử dụng bèo lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông” đã đề xuất về các phương án khai thác, sử dụng bèo lục bình như: Sử dụng trong y học để chữa sưng tấy hoặc viêm đau, làm thức ăn cho người và gia súc, ủ biogas kết hợp sản 14

xuất phân bón, sản xuất nấm, xử lý ô nhiễm môi trường, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.

Nghiên cứu này tập trung định hướng phát triển nghề đan lục bình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tại lưu vực sông Vàm Cỏ Đông góp phần giải quyết việc làm ổn định cho người thiếu đất sản xuất, người lao động nhàn rỗi, góp phần xóa đói giảm nghèo vùng nông thôn.

Theo nghiên cứu “Giải pháp giảm thiểu bèo lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông” của giáo sư Phước – Viện MTTN đã đề xuất giải pháp xử lý đối với bèo lục bình trên sông, kênh rạch là giải quyết ô nhiễm nguồn nước từ các kênh rạch, hạn chế ô nhiễm chảy ra sông chính, từ đó hạn chế sự phát triển lục bình trên sông.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố giao cho Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố thực hiện đề tài “Nghiên cứu xử lý lục bình để làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ” do TS. Dương Hoa Xô làm chủ nhiệm đề tài. Kết quả thử nghiệm với quy mô 5 tấn lục bình đạt tiêu chuẩn làm phân bón vi sinh theo thông tư 36 của bộ nông nghiệp.

Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và đang chuẩn bị áp dụng thử nghiệm thiết bị trục vớt và xử lý bèo lục bình để ủ phân vi sinh. Thiết bị trục vớt bèo lục bình có khả năng thu gom bèo dễ dàng, sau đó bèo được hệ thống băng tải đặc biệt vận chuyển đến thiết bị tự động cắt bèo đạt đến kích thước mong muốn tại boong thuyền. Cuối cùng bèo được phối trộn với vi sinh vật và các nguyên liệu khác để đảm bảo độ ẩm và cân bằng thành phần dinh dưỡng để sản xuất phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Từ thực tế trên cho thấy với nỗ lực kiểm soát sự xâm lấn của cây lục bình và đề ra các giải pháp kiểm soát hiệu quả cây lục bình là rất cần thiết và cần phải được nghiên cứu thực hiện càng sớm càng tốt.

1.2.2. Tình hình ngoài nước

Trong những năm qua, môi trường là vấn đề hàng đầu mà mọi quốc gia trên thế giới đều phải chú trọng. trong đó công tác xử lý rác thải, rong bèo và lục bình trôi nổi ở các bờ biển, kênh rạch, ao hồ … nhằm bảo vệ môi trường sống của con người, bảo vệ nguồn tài nguyên nước đang ngày càng cạn kiệt luôn được đề cập tại các diễn đàn về môi trường thế giới.

Vấn nạn lục bình xâm lấn diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Từ năm 1980 đến năm 1991, các nhà chức trách ở Florida đã tốn trên 43 triệu USD để kiểm soát sự tăng trưởng và ngăn chặn sự lan rộng của cây lục bình. Chi phí cho việc kiểm soát cây lục bình ở Califorina mỗi năm là 500.000 USD và khoảng 3 triệu USD ở Florida (Nesic và Jovanovic, 2006).

Có nhiều thử nghiệm để kiểm soát lục bình như thử nghiệm trộn cây lục bình với bùn đáy từ ao xử lý nước thải, hoặc với phân động vật, để sản xuất khí gas và phân bón hữu cơ (Dobelmann, 1998). Nghiên cứu của Baral và ctv, 1997, tập trung vào việc sử dụng các hàm lượng chất xơ trong lục bình cho việc sản xuất carboxymethyl cellulose. Lục bình cũng được thử nghiệm để sản xuất bột đạm từ lá lục bình, bột này có tiềm năng trở thành một nguồn cung cấp đạm tốt cho ngành thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi tại một số khu vực có sự phát triển mạnh của lục bình (Virabalin ctv., 1993).

Ngoài ra lục bình còn được khai thác sản xuất hàng thủ công và mỹ nghệ, lục bình ở vịnh Winan (kenya), với sự hỗ trợ của Kisumu Innovation centre Kenya (KICK) là một điển hình, từ năm 1998, KICK đã phát triển nhiều nhóm nông hộ sử dụng sợi lục bình . Việc sử dụng lục bình vào sản xuất giấy, hàng thủ công mỹ nghệ, … vừa có thể hạn chế được các ảnh hưởng tiêu cực do lục bình gây ra, vừa có thể tạo việc làm, giảm thất nghiệp và tăng thu nhập cho lao động (Nesic và jovanovic, 2006; Akendo và cộng sự, 2008).

Theo nghiên cứu của Isabelle Games, trong lục bình có chứa nhiều chất cho phép chiết xuất được oligomère, một chất quý mà hiện nay chỉ được tổng hợp từ hóa chất với giá thành rất cao. Trong sinh khối bèo Lục bình tươi không có thành phần nào có hại.

Chính vì vậy bèo Lục bình từ lâu đã được dùng làm thức ăn cho người và cho gia súc, gia cầm.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, lục bình được nghiên cứu để sử dụng những đặc tính có ích của lục bình như: khả năng cố định kim loại nặng trong nước, làm phân bón, thức ăn gia súc, nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như túi xách, giỏ hoa quả, thảm chùi chân, dép ... Góp phần cải thiện kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên những thiệt hại do lục bình gây ra cũng được ghi nhận là là ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của đời sống.

16

Một phần của tài liệu Khảo sát sát một số chỉ tiêu về chất lượng nước tại các điểm có sự bùng phát của cây lục bình (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)