Nội dung quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 22 - 30)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp

1.1.3. Nội dung quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp

Nội dung quản lý thu thuế được thực hiện theo Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2012). Theo đó, nội dung quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp gồm:

1.1.3.1. Quản lý công tác đăng ký thuế

Quản lý công tác đăng ký thuế đối với các doanh nghiệp là quản lý về đối tượng đăng ký theo thời hạn đăng ký. Đối tượng đăng ký là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Các đối tượng này “có trách nhiệm trong thời hạn 10 ngày làm việc phải làm hồ sơ đăng ký thuế và nộp tại địa điểm quy định”. Cơ quan thuế “có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế hợp lệ”.

1.1.3.2. Quản lý thu theo quy trình

Quy trình quản lý thu thuế được xây dựng bao gồm một hệ thống các quy trình theo từng chức năng quản lý thu thuế. Trong mỗi quy trình đó, có thể có các quy trình nhỏ hơn để thực hiện từng công việc cụ thể của một chức năng quản lý thu thuế, quy trình quản lý thu thuế xây dựng cơ bản trên những quy trình riêng như sau:

a) Xử lý hồ sơ khai thuế

- Cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế .

- Tiếp nhận hồ sơ khai thuế .

- Nhập hồ sơ khai thuế vào cơ sở dữ liệu quản lý thu thuế.

- Hạch toán nghĩa vụ thuế do người nộp thuế tự tính, tự khai trên hồ sơ khai thuế .

- Kiểm tra lỗi số học hồ sơ khai thuế .

- Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế

- Xử lý hồ sơ khai thuế, điều chỉnh, bổ sung của người nộp thuế.

- Điều chỉnh hồ sơ khai thuế của người nộp thuế do cơ quan thuế nhầm lẫn, sai sót.

- Lưu hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.

Trong quản lý công tác kê khai thuế đối với các doanh nghiệp cần đảm bảo nguyên tắc khai thuế và tính thuế như sau:

- Người nộp thuế phải “khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế”.

- Người nộp thuế “tự tính số thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ”.

Đối với quản lý công tác ấn định thuế, nộp thuế đối với các doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:

- Ấn định thuế đối với “người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế”.

- Về thời hạn nộp thuế:

+ Trong trường hợp người nộp thuế tính thuế, “thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế”.

+ Đơi với trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế,

“thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan quản lý thuế”.

- Đồng tiền nộp thuế: “đồng tiền nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của Chính phủ”. (Đào Thị Cẩm Nga, 2015).

b) Xử lý chứng từ nộp thuế bao gồm các nội dung sau:

- Chứng từ nộp thuế.

- Chứng từ kê khai thuế .

- Công tác xác minh hóa đơn để phát hiện sai phạm.

1.1.3.3. Quản lý thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

Quản lý thủ tục hoàn thuế đối với doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:

- Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với “trường hợp trong ba tháng liên tục có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết, hoặc đối với trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư chưa có thuế giá trị gia tăng đầu ra, hoặc bù trừ số thuế giá trị gia tăng (GTGT) của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh là:

giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN” theo mẫu quy định.

- “Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế.

- Trường hợp cơ quan thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế”.

Quản lý thủ tục miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:

- Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế :

+ Trong “thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế ra quyết định miễn thuế, giảm thuế theo mẫu hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế theo mẫu quy định.

+ Trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ thì thời hạn ra quyết định miễn thuế, giảm thuế là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Thẩm quyền giải quyết việc miễn thuế, giảm thuế”. 1.1.3.4. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Quy trình quản lý nợ thuế được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành có những nội dung sau:

- Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ ;

- Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ, bao gồm:

+ “Phân công quản lý nợ thuế

+ Phân loại tiền thuế nợ

+ Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ

+ Đối chiếu số liệu

+ Thực hiện đôn đốc thu nộp”:

Đối với “khoản nợ từ 01 đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện đôn đốc thu nộp bằng hình thức gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử cho người nộp thuế hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế;

Đối với khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện:

• Lập thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp, trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt và gửi thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 07/QLN.

• Sau khi phát hành Thông báo 07/QLN mười (10) ngày làm việc, nếu người nộp thuế chưa nộp tiền thuế nợ vào NSNN thì phải mời người nộp thuế đến làm việc tại trụ sở cơ quan thuế, sau thời hạn mời làm việc một (01) ngày mà người nộp thuế không đến cơ quan thuế hoặc đã đến nhưng không giải trình đầy đủ hoặc không bổ sung thông tin, tài liệu thì tổ chức làm việc trực tiếp tại trụ sở của người nộp thuế.

• Sau khi làm việc, lập biên bản ghi nhận kết quả, đồng thời, tại biên bả n phải yêu cầu người nộp thuế cam kết thực hiện nộp thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế.

Đối với khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế, người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn: phòng, đội quản lý nợ lập thông báo về việc sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo mẫu 09/TB-CCNT.

Đối với nhóm tiền thuế đã nộp NSNN đang điều chỉnh không ban hành thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.

+ Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiề n thuế, gia hạn nộp thu ế, hoàn kiêm bù trừ.

+ Xử lý tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh; khó thu (trừ trường hợp đã được xóa nợ) và một số nguyên nhân gây chênh lệch tiền thuế nợ.

+ Đôn đốc tiền thuế nợ đối với đơn vị xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị ủy nhiệm thu.

+ Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ.

+ Lưu trữ tài liệu về quản lý nợ”.

1.1.3.5. Quản lý công tác kiểm tra thuế

Quản lý công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:

- “Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế: kiể m tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

- Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế : trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

- Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế bao gồm.

- Nhiệm vụ , quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế”.

Quản lý công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:

- Các trường hợp kiểm tra thuế:

+ “Kiểm tra theo kế hoạch được lập từ tháng 12 năm trước.

+ Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

+ Để giải quyết khiếu nại, tố cáo, giả i thể, phá sản... hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính”.

- Quyết định kiểm tra thuế:

+ Thời hạn kiểm tra thuế .

+ Thời kỳ kiểm tra thuế .

- Nhiệm vụ, quyền hạn của “người ra quyết định kiểm tra thuế”.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn kiểm tra thuế, thành viên đoàn kiểm tra thuế.

- Nghĩa vụ và quyền của đối tượng kiểm tra thuế.

- Kết luận kiểm tra thuế .

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp 1.1.4.1. Hệ thống chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về quản lý thu thuế

Hệ thống chính sách, các văn bản pháp luật về thu thuế rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ sẽ giúp cho tổ chức, các nhân hiểu rõ được trách nhiệm của mình, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của doanh nghiệp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong quá trình quản lý thu thuế.

Bên cạnh đó nó còn là cơ sở tiền đề quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khải các biện pháp thực hiện, giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch thu thuế của cơ quản quản lý (Đào Thị Cẩm Nga, 2015).

1.1.4.2. Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Việc thực hiện tuyên truyền, chính sách - pháp luật thuế của cơ quan quản lý đối với người nộp thuế có ảnh hưởng mạnh đến nhận thức cũng như ý thức trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của doanh nghiệp. Yêu cầu của hoạt động này phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đồng thời hình

thức tuyên truyền, hỗ trợ phải đa dạng, phong phú, phù hợp với đối tượng.

Bên cạnh đó, việc giải đáp, trả lời những thắc mắc, dễ hiểu và rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế nắm bắt được đầy đủ thông tin, đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc. Để thực hiện việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đạt được hiệu quả cao đòi hỏi các phòng ban chức năng trong cơ quan quản lý thu thuế phải có sự phối hợp chặt chẽ và nhất quán (Nguyễn Thị Bất, 2012).

1.1.4.3. Trình độ, kỹ năng của cán bộ thuế

Trong hoạt động quản lý, yếu tố con người luôn giữ vai trò quan trọng nhất. Để việc quản lý thu thuế đạt được hiệu quả cao đòi hỏi các cán bộ làm công tác tại cơ quan Nhà nước quản lý về thuế phải đạt được những tiêu chí, tiêu chuẩn sau:

- Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt: Việc nắm vững chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố then chốt trong việc thực hiện công tác quản lý thuế. Chuyên môn trong quản lý thu thuế thể hiện việc hiểu rõ các chính sách, văn bản hướng dẫn, thực hiện thành thạo các quy trình trong công tác thu thuế, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật của Nhà nước

- Có thái độ thân thiện, lịch sự, có trách nhiệm: tiêu chuẩn này đảm bảo tạo môi trường giao tiếp, đối thoại hợp tác giữa người thu thuế và đối tượng nộp thuế.

- Có năng lực trình bày, giải thích khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu: Công việc quản lý thu thuế đòi hỏi sự tương tác tương đối nhiều giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế. Vì vậy, việc cán bộ thuế có khả năng trình bày tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt, hiểu rõ ràng được thông tin, giúp giảm thời gian giao dịch cũng như tăng hiệu quả trong quản lý.

- Có trình độ, năng lực sử dụng phần mềm quản lý: Việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào trong quản lý thu thuế có ý nghĩa quan trọng trong

việc tăng năng suất lao động. Việc vận hành công tác quản lý dựa trên phần mềm góp phần đẩy nhanh thủ tục tiếp nhận, giải quyết các nội dung liên quan đến công tác quản lý thu thuế, giảm thời gian hao phí cho những giao dịch giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế (Đào Thị Cẩm Nga, 2015).

- Có tư cách đạo đức tốt để tạo lòng tin đối với đối tượng nộp thuế 1.1.4.4. Sự hiểu biết về pháp luật, tính tự giác của doanh nghiệp

Đây là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác quản lý thu thuế. Việc thực hiện nghĩa vụ thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ doanh nghiệp đối với Nhà nước. Trách nhiệm và nghĩa vụ đó chỉ có thể thực hiện được khi và chỉ khi doanh nghiệp hiểu rõ được và có ý thức tự giác chấp hành một cách đầy đủ các chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về thuế. Các doanh nghiệp có hiểu rõ và tự giác chấp hành chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về thu thuế mới tạo được tính đồng thuận giữa các cơ quản lý thu thuế khi triển khai các biện pháp quản lý thu NSNN. Khi đạt được tính đồng thuận thì việc triển khai các biện pháp quản lý thu NSNN mới dễ dàng và đạt được hiệu quả cao (Đào Thị Cẩm Nga, 2015).

1.1.4.5. Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý

Công tác quản lý nói chung, công tác quản lý thu thuế nói riêng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan quản lý thu thuế. Trụ sở cơ quan ở vị trí thuận lợi, văn phòng được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ công việc sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Ngoài ra, trong thời kỳ hiện nay, việc trang bị hệ thống phần mềm quản lý hiện đại, vận hành dễ

dàng, đường truyền dữ liệu ổn định, tốc độ cao tác động rất mạnh đến tốc độ cũng như hiệu quả giải quyết công việc (Nguyễn Thị Liên, 2016).

1.1.4.6. Toàn cầu hóa và mở cửa nền kinh tế

Hội nhập, mở cửa nền kinh tế càng sâu rộng thì tất yếu càng phải tuân thủ luật chơi đã được hình thành trên phạm vi toàn thế giới trong lĩnh vực kinh tế,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 22 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w