Kính hiển vi và cách

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 6 theo Công văn 5512 (Trang 21 - 25)

I. Nội dung chuyên đề

2. Kính hiển vi và cách

- Kính hiển vi gồm 3 phần:

+ Chân kính + Thân kính + Bàn kính

- Cách sử dụng:

+ Bước 1: Điều chỉnh ánh sáng bằng gương

22

mẫu vật bằng kính hiển vi). phản chiếu ánh sáng.

+ Bước 2: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.

+ Bước 3:Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ mẫu vật.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật bao nhiêu lần ? A. 3 - 20 lần B. 25 - 50 lần C. 100 - 200 lần D. 2 - 3 lần Câu 2. Kính hiển vi điện tử có khả năng phóng to ảnh của vật từ A. 5 000 - 8 000 lần. B. 40 - 3 000 lần.

C. 10 000 - 40 000 lần. D. 100 - 500 lần.

Câu 3. Em hãy sắp xếp các thao tác sau theo trình tự từ sớm đến muộn trong kĩ thuật quan sát vật mẫu bằng kính hiển vị:

1. Mắt nhìn vào thị kính, tay từ từ vặn ốc to ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

2. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.

3. Điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.

4. Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.

5. Đặt tiêu bản lên bàn kính sau cho vật mẫu nằm ở đúng vị trí trung tâm, sau đó dùng kẹp giữ tiêu bản.

A. 2 - 5 - 4 - 1 – 3 B. 2 - 4 - 5 - 1 - 3 C. 2 - 1 - 4 - 5 – 3 D. 2 - 4 - 1 - 5 - 3

Câu 4. Trong cấu tạo của kính hiển vi, bộ phận nào nằm ở trên cùng ?

A. Vật kính B. Gương phản chiếu ánh sáng

C. Bàn kính D. Thị kính

Câu 5. Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi ? A. Vật kính B. Thị kính C. Bàn kính D. Chân kính

Câu 6. Kính hiển vi bao gồm 3 bộ phận chính, đó là A. chân kính, ống kính và bàn kính.

B. thị kính, gương phản chiếu ánh sáng và vật kính.

C. thị kính, đĩa quay và vật kính.

D. chân kính, thị kính và bàn kính.

Câu 7. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Trong cấu tạo của kính hiển vi, ... là bộ phận để mắt nhìn vào khi quan sát vật mẫu.

A. Vật kính B. Chân kính C. Bàn kính D. Thị kính

Câu 8. Trong việc sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay : một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc

23

thân kính

B. Sau khi dùng cần lấy khăn bông lau bàn kính, chân kính, thân kính C. Sau khi dùng thì cần lấy giấy thấm lau thị kính, vật kính

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 9. Kính lúp có đặc điểm nào sau đây ?

A. Được cấu tạo bởi tay cầm và tấm kính trong có hai mặt lồi.

B. Được cấu tạo bởi tay cầm và tấm kính trong có hai lõm.

C. Được cấu tạo bởi giá đỡ và tấm kính trong có hai mặt lõm.

D. Được cấu tạo bởi giá đỡ và tấm kính trong có một mặt lồi, một mặt lõm.

Câu 10. Kính lúp không được dùng để quan sát vật mẫu nào sau đây ? A. Virut B. Cánh hoa C. Quả dâu tây D. Lá bàng

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Chỉ trên kính các bộ phận của kính hiển vi, và nêu chức năng của chúng?

- Vận dụng quan sát trong thực tế Vẽ sơ đồ tư duy

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học kỹ phần kính hiển vi để chuẩn bị bài sau làm thí nghiệm.

- Đọc mục Em có biết?

- Chuẩn bị bài mới.

- Dặn lớp mang 1 vài củ hành tây và quả cà chua chín để làm thí nghiệm.

Bài 6: THỰ C HÀNH: QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tự làm được một tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín).

24

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt - Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng CNTT và TT

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cấu tạo kính hiển vi? Và cách sử dụng?

3. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

- GV kiểm tra:

+ Phần chuẩn bị của HS theo nhóm đã phân công.

+ Các bước sử dụng kính hiển vi (bằng cách gọi 1 2 HS trình bày).

- GV yêu cầu:

+ Làm được tiêu bản tế bào cà chua hoặc vẩy hành.

+ Vẽ lại hình khi quan sát được.

+ Các nhóm không nói to, không được đi lại lộn xộn.

- GV phát dụng cụ:

Giáo viên chia lớp ra 4 nhóm: (8 – 10 HS ) mỗi nhóm một bộ gồm kính hiển vi, một khay đựng dụng cụ như kim mũi mác, kim mũi nhọn, dao, lọ nước ống nhỏ nước, giấy thấm, lam kính…

- GV phân công: Một số nhóm làm tiêu bản tế bào vảy hành, một số nhóm làm tiêu

25

bản tế bào thịt cà chua

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a) Mục tiêu: Tự làm được một tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín).

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm,dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Hoạt động của giáo viên

Hđ của học sinh Nội dung

- Phân dụng cụ cho các nhóm.

- Yêu cầu học sinh đọc kỹ các bước tiến hành và thực hiện quan sát tiêu bản.

- Quan sát sự thực hiện của các nhóm,

- Lưu ý:

+ Lấy biểu bì vảy hành phải thật mỏng mới quan sát được dưới kính hiển vi.

+ Thịt quả cá chua lấy thật ít.

- Hướng dẫn các nhóm quan sát và yêu cầu hs vẽ hình quan sát được.

- Nhóm tiến hành thí nghiệm được phân công.

- Nhóm trưởng đọc các bước tiến hành, các hs khác nghe và thực hiện theo hướng dẫn trên bảng phụ.

- Nghe gv thông báo những lưu ý khi thực hiện thí nghiệm.

- Nhóm thực hiện vẽ hình quan sát được.

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 6 theo Công văn 5512 (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(286 trang)