Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các DNNVV trên địa bàn thành phố Thái nguyên, Tỉnh Thái nguyên
3.4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh luôn thay đổi nó tạo ra những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp. Vì vậy với tầm quan trọng của mình, chiến lược kinh
Để hiểu rõ hơn về chiến lược kinh doanh của các DNNVV tác giả tiến
hành điều tra 298 doanh nghiệp kết quả thu được như sau: Về tầm nhìn, sứ mệnh của DN (có 4,5% DN, 95,5% không có tầm nhìn, sứ mệnh), chiến lược dài hạn có 12,6% DN và 87,4% không có chiến lược dài hạn; kế hoạch hoạt động năm có 85,4% DN và 14,6% DN không có kế hoạch năm; kế hoạch hoạt động quý có 57,5% DN và 42,5% DN không có kế hoạch quý; kế hoạch hoạt động tháng có 48,2% và 51,8% không có kế hoạch tháng; kế hoạch hoạt động tuần có 21,8% và 78,2% không có kế hoạch tuần)
trở lên)
Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp 4.5%
Biểu đồ 3.2. Chiến lược kinh doanh của các DNNVV được điều tra Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả Bên cạnh đó theo kết quả điều tra mục tiêu chiến lược kinh doanh của
DNNVV thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.29. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của DNNVV được điều tra Mục tiêu chiến lược kinh doanh của
DNNVV Lợi nhuận
Thị phần
Năng suất lao động
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Nhìn vào bảng trên, nhận thấy 100% DN được hỏi đều chọn mục tiêu là mục tiêu chiến lược của DN; 68,79% DN chọn mục tiêu phát triển thị phần;
63,76% chọn mục tiêu nâng cao năng suất lao động; 58,39% chọn mục tiêu nâng cao doanh thu và 33,56% chọn mục tiêu trách nhiệm xã hội. Điều này chứng tỏ mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất đối với các DN hiện nay là nâng cao lợi nhuận, trong khi đó mục tiêu về trách nhiệm xã hội các DN chọn 33,56 %, chứng tỏ các DN chưa quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội. Trong khi đó, nếu DN hoạt động KD gắn với trách nhiệm xã hội cao sẽ nâng cao được hình ảnh, giá trị của DN và xây dựng được hình ảnh, niềm tin cho DN trong KD.
3.4.1.2. Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
Như đã phân tích ở trên, vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động KD của DNNVV. Đặc biệt trong GĐ hội nhập KTQT hiện nay, vốn đối với DNNVV là cơ sở để DNNVV tiến hành tốt các hoạt động của mình và mở rộng quy mô tạo lợi thế cạnh tranh đối với các DN trong ngành, trong nước, khu vực và thế giới. Hiện tại trên địa bàn thành phố, DNNVV có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng (chiếm 21,44%), số DNNVV có vốn điều lệ từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng (chiếm 31,32%), số DNNVV có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng (chiếm 47,24%).
21.44
47.24
31.32
DN vốn dưới 5 tỷ
Biểu đồ 3.3. Quy mô vốn điều lệ của DNNVV
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên
Một điều đáng lo ngại là số lượng DNNVV có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng chiếm tỷ lệ khá cao (78,56%). Đặc biệt trong GĐ hội nhập KTQT hiện nay thì các doanh nghiệp nói chung trong đó các DNNVV nói riêng trên địa bàn thành phố gặp nhiều thách thức trong vấn đề cạnh tranh, giá cả, chất lượng SP và mở rộng quy mô SXKD.
3.4.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp Thứ nhất, trình độ của đội ngũ lao động
Đội ngũ lao động có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp, tuy nhiên để sử dụng LĐ có hiệu quả và lực lượng LĐ tạo ra giá trị cao cho DN thì bên cạnh yếu tố số lượng LĐ thì chất lượng LĐ cũng tác động đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của DN. Chính vì vậy, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực tại các DN rất được quan tâm và không ngừng được nâng lên với kết quả như sau:
4.26 11.24
52.36 32.14
Đại học
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu trình độ lao động của DNNVV được điều tra trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả Các số liệu trên cho thấy, trình độ đào tạo Đại học chiếm 35,14%, Cao đẳng chiếm 27,33% và một tỷ lệ thấp là trung cấp chiếm 14,57 % và chưa qua đào tạo chiếm 22,96%. Điều này chứng tỏ chất lượng LĐ tại các DNNVV
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên chưa cao , tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn chiếm ở mức cao. Do đó, trong thời gian tới các DNNVV cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng lao động tại DN.
Thứ hai, trình độ của nhà quản trị doanh nghiệp
Đối với các DNNVV do quy mô nhỏ nên tổ chức bộ máy quản lý thường đơn giản, quyền quyết định mọi vấn đề tập trung ở chủ DN, cơ chế quản lý chủ yếu dựa trên sự thuận tiện và phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của chủ DN. Trong một chừng mực nào đó khi quy mô DN nhỏ, hoạt động ít phức tạp, tính chất gọn nhẹ và thuận tiện trong công tác quản lý. Mặt khác trong quá trình hoạt động KD, DN mở rộng quy mô KD nếu nhà quản lý không có trình độ, năng lực quản lý điều hành, thích nghi với sự thay đổi của thị trường có thể dẫn đến DN làm ăn không hiệu quả và có nguy cơ phá sản.
Nên đối với các DNNVV hiện nay, đặc biệt trong GĐ hội nhập KTQT sâu rộng và ký kết các hiệp định TM đòi hỏi các nhà quản lý DN trong các DNNVV phải nâng cao trình độ trong công tác quản lý và điều hành DN để tận dụng các cơ hội từ hội nhập và hạn chế những thách thức gặp phải.
4.26 11.24
52.36 32.14
Đại học
Biểu đồ 3.5. Trình độ quản lý của DNNVV được điều tra trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Theo kết quả điều tra các DNNVV thì 100% nhà quản lý của DNNVV trên địa bàn tỉnh đều trải qua đào tạo. Cụ thể nhà quản lý có trình độ là ĐH chiếm 52,36%, đây là tỷ lệ khá cao điều này chứng tỏ các nhà quản lý rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ quản lý trong công việc điều hành và quản lý DN.
Trong khi đó nhà quản lý có trình độ CĐ chiếm 32,14%, còn trung cấp chiếm một tỷ lệ khá thấp là 11,24% và chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,26%.
Qua số liệu phân tích trên chúng ta nhận thấy trình độ nhà quản lý của các DNNVV đều được đào tạo điều này giúp cho việc quản lý và điều hành các DNNVV được tốt hơn và nâng cao hiệu quả SXKD của các DN.