Kinh nghiệm kiểm soát chi ở BHXH tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế kiểm soát chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bắc kạn (Trang 37 - 106)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI TRẢ BHXH TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI CẤP TỈNH

1.2. Cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi trả BHXH ở một số địa phương và bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Kạn

1.2.2. Kinh nghiệm kiểm soát chi ở BHXH tỉnh Quảng Ninh

Điểm nổi bật trong thời gian qua là ngành BHXH tỉnh Quảng Ninh đã thí điểm tiếp nhận hồ sơ điện tử qua mạng Internet, nhờ đó giảm được phiền hà, rút ngắn thời gian chờ đợi của người dân. Trong năm 2014, toàn ngành đã cấp được 22.782 sổ BHXH cho người lao động, cấp hơn 57.200 tờ rời sổ BHXH (xác nhận thời gian đóng BHXH) và cấp trên 883.000 thẻ BHYT.

Công tác chi trả chế độ BHXH, BHYT, BHTN cũng được ngành thực hiện nhanh, đúng. Thông qua hệ thống bưu điện, gần 100.000 đối tượng trong toàn tỉnh được chi trả chế độ BHXH một cách chính xác, đầy đủ. Năm 2014, tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH trong toàn tỉnh là hơn 3.500 tỷ đồng, trong đó nguồn quỹ BHXH hơn 2.000 tỷ đồng, còn lại là nguồn ngân sách nhà nước; số chi KCB BHYT lên tới 840,215 tỷ đồng cho 1.983.288 lượt người khám, chữa bệnh nội trú, ngoại trú... Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT, BHXH tỉnh còn ký kết hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám, chữa bệnh đủ điều kiện trên địa bàn toàn tỉnh; thành lập ban chỉ đạo chống lạm dụng quỹ BHYT; Ban Chỉ đạo thực hiện phương pháp giám định hồ sơ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT; tổ chức 28 lượt kiểm tra công tác buồng bệnh tại một số bệnh viện trên địa bàn .

Với những thành tích đạt được, BHXH Quảng Ninh đã được BHXH các tỉnh trong cụm thi đua số 1 của BHXH Việt Nam (Quảng Ninh, Hải Dương, An Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hải Phòng) đề xuất Chính phủ tặng cờ thi đua

1.2.3. Kinh nghiệm kiểm soát chi ở BHXH thành phố Hà Nội

Trong các lĩnh vực công tác nhằm tổ chức thực hiện chính sách BHXH thì kiểm soát, chi trả các chế độ chính sách BHXH là công tác đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với người thụ hưởng. Trong năm 2018, BHXH Thành phố Hà Nội đã tích cực phối hợp với

ngành Bưu điện thực hiện đúng quy trình quy định của BHXH Việt Nam, đảm bảo chi trả kịp thời, chính xác, đúng đối tượng, đủ tiền và thời hạn quy định, mang lại những hiệu quả thiết thực nhất cho người hưởng thụ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô. Hà Nội là địa phương có số đối tượng thụ hưởng, số tiền chi trả BHXH lớn nhất cả nước. Tổng số tiền chi trả giải quyết chính sách BHXH trong năm 2018 là 34.250,9 tỷ đồng cho 1.198.215 lượt đối tượng với hai hình thức chi trả thông qua hệ thống Bưu điện và qua tài khoản ATM. Tính đến tháng 12/2018, Bưu điện thành phố Hà Nội tổ chức 1.313 điểm chi trả trên 584 xã phường, thị trấn thuộc 30 quận, huyện, thị xã. Bao gồm: 24 điểm chi trả tại các Bưu cục, 258 điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX); 1.031 điểm chi trả mượn tại hội trường UBND, nhà văn hóa, tổ dân phố.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người hưởng trong việc nhận lương hưu và trợ cấp BHXH, cơ quan BHXH quận, huyện, thị xã và cơ quan Bưu điện phối hợp tổ chức chi trả xong trước ngày 10 hàng tháng. Trước kỳ chi trả, cơ quan Bưu điện thực hiện thông báo rõ ràng thời gian, ngày và địa điểm chi trả của tháng lĩnh lương và những tháng tiếp theo. Tính đến tháng 12/2018, Bưu điện Thành phố Hà Nội thực hiện chi trả chế độ hàng tháng cho cho trên

570 nghìn người hưởng với tổng số tiền chi trả trên 2.570 tỷ đồng (bao gồm cả chi trả tiền mặt và chi trả qua tài khoản cá nhân). Thời gian chi trả tại mỗi điểm chi trả được bố trí phù hợp với địa bàn, số lượng người hưởng. Đối với các điểm chi trả đông người hưởng, bưu điện huyện chủ động phân thời gian chi trả theo tổ. Thực hiện chi trả tại nhà đối với những trường hợp người hưởng trong tình trạng già yếu, đau ốm, tạo điều kiện để người hưởng kịp thời nhận được các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Sau một năm triển khai thành công ứng dụng công nghệ thông tin trong chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bằng tiền mặt tại BHXH huyện Thanh Trì, từ tháng 5/2018 BHXH thành phố Hà Nội và Bưu điện thành phố

Hà Nội tiếp tục phối hợp tổ chức thực hiện triển khai trên địa bàn 29 quận, huyện, thị xã. Đến kỳ chi trả tháng 12/2018, đã có 463.274 người hưởng được phát hành thẻ chi trả (đạt tỷ lệ 99,5%), 100% các quận huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố thực hiện chi trả qua thẻ chi trả. BHXH thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền đối với người hưởng về lợi ích của việc nhận lương hưu và trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân nhằm tăng tỷ lệ chi trả qua tài khoản cá nhân. Tháng 12/2018, BHXH Thành phố đã chi trả 602,5 tỷ đồng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản cá nhân cho 107.821 người hưởng, chiếm 23% số tiền phải chi trả. Sau kỳ chi trả, công tác thanh quyết toán số tiền lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được thực hiện theo đúng quy định của BHXH Việt Nam.

Nhìn chung, năm 2018, công tác chi trả hưởng các chế độ BHXH trên địa bàn Thành phố đã có nhiều cố gắng, công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH ngày càng đi vào nề nếp, chất lượng phục vụ ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chi trả ngày càng được đầu tư. Các điểm chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH đều có bàn ghế, nước uống, báo đọc …để phục vụ người hưởng, được trang bị máy tính bàn, máy tính xách tay, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chi trả.

Việc chi trả lương hưu qua thẻ chi trả đã đảm bảo nhanh, gọn, rút ngắn thời gian chi trả, tạo điều kiện thuận lợi cho người hưởng, cơ quan bưu điện, cơ quan BHXH. Phần lớn người hưởng các chế độ BHXH, BHTN qua hệ thống bưu điện đều đồng tình, hưởng ứng với công tác chi trả của bưu điện. Đặc biệt đối với người hưởng chế độ BHXH hàng tháng, sau khi cơ quan bưu điện triển khai chi trả qua Thẻ chi trả đa số người hưởng hài lòng, tin tưởng và hưởng ứng phương thức chi trả mới.

Bên cạnh đó, trong năm 2018 công tác kiểm soát người hưởng chế độ BHXH, BHTN cũng ngày càng được hoàn thiện, cơ quan Bưu điện tiếp tục ký hợp đồng và thiết lập các kênh thu thập, cung cấp thông tin qua UBND xã

phường, bộ phận thương binh xã hội, tư pháp xã phường, trưởng thôn, tổ trưởng tổ hưu trên địa bàn; Ngoài ra, công tác kiểm soát người hưởng được thực hiện thông qua các cán bộ trực tiếp chi trả, qua Bưu tá, nhân viên điểm Bưu điện văn hóa xã cùng phối hợp chặt chẽ với công an xã, cán bộ hộ khẩu, hộ tịch thông thạo địa bàn là những người gần gũi với dân, sinh sống cùng nhân dân trong các xã, thôn, nắm rõ nơi ở của các đối tượng, theo dõi biến động giảm hàng tháng của đối tượng, kịp thời báo cáo cho cơ quan BHXH cắt giảm theo quy định.

1.2.4. Bài học rút ra về kiểm soát chi trả BHXH cho BHXH tỉnh Bắc Kạn Nhận thức được rằng công tác KSC trả BHXH không phải chỉ đơn thuần là công việc của BHXH mà nó còn bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều cấp, ngành và nhiều các cơ quan, đơn vị. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác KSC trả BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Kạn, BHXH tỉnh phải biết phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ động tham mưu cho UBND, HĐND các cấp ban hành nhanh chóng và đầy đủ các văn bản thuộc lĩnh vực chính sách BHXH để BHXH tỉnh có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chi trả các chế độ cho các đối tượng mà BHXH tỉnh quản lý.

Để công tác KSC trả BHXH ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ viên chức BHXH nói chung và các cán bộ KSC thường xuyên các chế độ nói riêng cũng phải được hoàn thiện. Để làm được điều đó, BHXH tỉnh phải tăng cường công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng... Việc bố trí cán bộ làm công tác KSC chính sách, không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn người có đạo đức, liêm khiết, công minh.

Tăng cường ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ BHXH, đặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi BHXH.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực KSC trả các chế độ BHXH.

Nghiên cứu và áp dụng quy trình giao dịch một đầu mối trong kiểm soát chi với mô hình tiên tiến sao cho vừa tạo thuận lợi cho đối tượng hưởng, vừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để nghiên cứu thực trạng Kiểm soát chi trả Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Kạn cần trả lời các câu hỏi sau:

- Thực trạng kiểm soát chi trả BHXH trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời gian qua như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kiểm soát chi BHXH thời gian qua ở tỉnh Bắc Kạn?

- Giải pháp nào giúp hoàn thiện kiểm soát chi trả BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Kạn?

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Điểm nghiên cứu Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Kạn 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Dữ liệu thu thập trong đề tài chủ yếu là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố chính thức ở các cấp, các ngành về các vấn đề liên quan đến đề tài, các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có căn cứ khoa học phục vụ nghiên cứu của luận văn.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên cơ sở những kiến thức thực tế đã được tích lũy về công tác chi BHXH, kết hợp tham khảo các tài liệu trong nước về lĩnh vực này để tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác kiểm soát chi BHXH.

2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Chọn đối tượng điều tra: Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, Số liệu sơ cấp được tác giả tiến hành điều tra trực tiếp tại BHXH tỉnh Bắc Kạn; một số

đại lý chi trả, doanh nghiệp và đơn vị trên địa bàn tỉnh bằng cách phỏng vấn với quy mô mẫu được xác định như sau:

+ Các cán bộ, công chức phụ trách công tác thu, giải quyết chế độ BHXH làm việc tại BHXH tỉnh Bắc Kạn gồm 15 cán bộ ( Chọn tổng thể 15 người)

+ Một số đại lý chi trả, doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn: lựa chọn ngẫu nhiên mẫu 20 đại lý chi trả, doanh nghiệp, đơn vị đại diện cho tổng thể.

- Cơ sở khoa học của việc chọn mẫu khảo sát điều tra: Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên thu thập thông tin có hệ thống từ những cán bộ trực tiếp vào quá trình kiểm soát chi BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Kạn, những đơn vị, đại lý chi trả, đơn vị sử dụng lao động có phát sinh, giao dịch với cơ quan BHXH.

Qua việc thể hiện thông tin thu được bằng việc hỏi những câu hỏi, cuộc phỏng vấn, hỏi những câu hỏi và ghi lại câu trả lời… Từ đó sẽ có kết quả cho cả tổng thể nghiên cứu. Đây là phương pháp khoa học từ việc chọn mẫu để suy rộng ra các đặc điểm của tổng thể nghiên cứu với ưu điểm đỡ tốn chi phí hơn và hiệu quả hơn so với tổng điều tra.

Việc chọn mẫu và cỡ mẫu có khả năng suy rộng cho tổng thể một cách chính xác, và dữ liệu điều tra được thu thập là hữu ích vì những mẫu được chọn là điển hình cho toàn bộ tổng thể. Các thông tin, số liệu thu thập được đưa vào phần mềm Microsoft Excel để phân nhóm, tính toán, thống kê, tổng hợp, xử lý thành các chỉ tiêu để phân tích, so sánh nhằm đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi trả BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Kạn.

- Nội dung phỏng vấn:

- Thông tin chung về đối tượng tham gia thụ hưởng, người lao động như: tên, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức hưởng trợ cấp, lương hưu….

+ Thông tin về các đối tượng được thụ hưởng chế độ BHXH và số người lao động được hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn

+ Tình hình kiểm soát chi BHXH cho đối tượng và người lao động

+ Ý kiến của những đối tượng và người lao động về chế độ BHXH

+ Ý kiến của những đối tượng đã tham và chưa tham gia được hưởng chế độ BHXH: kịp thời, đúng, đầy đủ....

+ Tham khảo ý kiến của cơ quan kiểm soát Nhà nước ở địa phương và các tổ chức Đảng, đoàn thể, về tình hình tổ chức kiểm soát chi BHXH đối với đối tượng được hưởng chế độ, chủ sử dụng lao động và người lao động..tiến hành thu thập thông tin từ các đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH, tham khảo ý kiến của chuyên gia, người thụ hưởng về các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Từ đó, có đánh giá đúng đắn hơn các căn cứ để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi BHXH trên địa bàn tỉnh.

- Phỏng vấn sâu cán bộ BHXH, đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu, tình hình chi trả BHXH, đánh giá công tác chi trả, yếu tố ảnh hưởng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi trả BHXH tỉnh

- Thời gian điều tra: Khảo sát được tiến hành trong thời gian từ tháng 01/05/2019 đến 31/05/2019.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Các nguồn thông tin sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp trên phần mềm Excel và sử dụng các hàm tính tổng Sum và hàm tính giá trị trung bình Average và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu phương pháp sử dụng bảng thống kê để tổng hợp thông tin.

Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu, thông tin: thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo của phòng Chế độ, Phòng Kế hoạch tài chính, phòng Kiểm tra trực thuộc BHXH tỉnh Bắc Kạn. Các thông tin, số liệu thu thập được đưa vào phần mềm Microsoft Excel để phân nhóm, tính toán, thống kê, tổng hợp, xử lý thành các chỉ tiêu để phân tích, so sánh nhằm đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Kạn.

Tác giả đã sử dụng phương pháp này để thu thập, tổng hợp số liệu về số liệu về tình hình kiểm soát chi trả BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016- 2018.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin.

Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm phân tích tình hình thực hiện công tác kiểm soát chi trả BHXH tại tỉnh Bắc Kạn. Phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém, tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế yếu kém nhằm tìm ra các giải pháp cho công tác này trong giai đoạn tiếp theo.

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề. Phương pháp thống kê mô tả dùng để tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình thực hiện kiểm soát chi BHXH tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

Phương pháp thống kê mô tả cho phép trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết (Huysamen, 1990). Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert

5 điểm, do vậy để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình đánh giá mức độ đồng ý đối với từng yếu tố và sự đồng ý chung tác giả quy ước:

Nội dung phiếu điều tra: phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Phiếu điều tra gồm có 2 phần:

- Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đối tượng điều tra.

- Phần 2 Đánh giá của các đại lý chi trả, doanh nghiệp, đơn vị về công tác kiểm soát chi tại BHXH tỉnh Bắc Kạn về nguồn nhân lực; quy trình thủ tục; tính công khai, minh bạch trong công tác kiểm soát chi tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế kiểm soát chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bắc kạn (Trang 37 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w