CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TẮC NGHẼN
3.5. Giải pháp tài chính
3.5.1. Quyền lực thị trường
Quyền truyền tải công suất tự nhiên là quyền của người sở hữu có quyền truyền tải một lượng công suất nào đó trên một nhánh đường dây trong một khoảng thời gian xác định. Nếu quyền truyền tải công suất tự nhiên được xem giống như các quyền sở hữu khác, thì người sở hữu có thể sử dụng hoặc bán lại quyền này. Họ cũng có thể quyết định sở hữu mà không sử dụng nó. Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì việc mua quyền truyền tải công suất để rồi không sử dụng sẽ là một quyết định không hợp lý. Trái lại, trong một thị trường cạnh tranh ít hoàn hảo hơn, quyền truyền tải công suất tự nhiên có thể làm cho một số người tham gia thị trường có thể thế mạnh của mình để chi phối thị trường (quyền lực thị trường). Nếu không dùng và không bán lại những quyền này thì sẽ làm giảm đáng kể lượng công suất mà các nhà máy khác có thể bán tại nút đó. Sự giảm khả năng tải do con người đặt ra như thế đã nâng cao quyền lực thị trường của nhà máy tại nút này và cho phép họ tăng lợi nhuận biên trong sản xuất. Nó cũng tác động đến hiệu quả kinh tế, tài chính của toàn bộ hệ thống.
Để ngăn ngừa hiện tượng này, cần thiết phải gán điều khoản “sử dụng hoặc bỏ”
vào quyền truyền tải công suất. Theo điều khoản này thì dung lượng truyền tải mà người tham gia đã đăng ký nhưng không dùng sẽ được nhượng lại cho những người khác muốn sử dụng. Về lý thuyết, phương pháp này sẽ ngăn chặn được hiện tượng một số người tích trữ công suất truyền tải nhằm mục đích nâng cao quyền lực thị trường.
Trên thực tế, thực thi điều kiện này là khó khăn bởi vì dung lượng truyền tải không sử dụng có thể nhượng lại quá chậm trễ làm cho những người tham gia thị trường khác không thể điều chỉnh kịp việc mua bán.
3.5.2. Hợp đồng sai khác CfD
Trong thị trường điện năng, để đối phó với sự biến động của giá điện trong thị trường trả ngay, các người tham gia thị trường đã sử dụng hình thức hợp đồng giao ngay để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Khi xét đến tổn thất và khả năng tải của các đường dây trong mạng điện truyền tải, ta thấy thị trường chung đã bị phân ra thành các thị trường nhỏ mà ở đó điện năng được mua bán với giá biên nút (hoặc là giá biên vùng) LMP. Do thành phần chi phí do tổn thất chiếm tỉ lệ nhỏ và có thể dự tính được, nên trong phần này ta sẽ tập trung nghiên cứu các giải pháp để quản lý rủi ro do hiện tượng nghẽn mạch gây nên.
Như ta đã biết khi có nghẽn mạch thì trật tự phát điện mới được xác lập theo kiểu
"trật tự không xứng đáng", nghĩa là các nhà máy có giá phát điện cao được huy động trong khi các nhà máy có giá phát điện thấp phải giảm công suất phát, do đó thặng dư mua và thặng dư bán đều giảm, phúc lợi chung xã hội bị giảm đi. Ngoài ra, nghẽn mạch gây ra biến động mạnh giá biên nút làm cho các công ty phát điện và các công ty mua bán điện sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và đối mặt với nhiều rủi ro.
Vì vậy cần phải có những công cụ về mặt tài chính để quản lý nghẽn mạch cũng tương tự như công cụ hợp đồng sai khác CfD trong thị trường điện năng. Và những giải pháp này cũng có thể vận dụng để quản lý tổn thất.
Trong thị trường điện năng tập trung, các nhà máy điện và các đơn vị mua điện giao dịch mua bán qua sàn giao dịch. Các đơn vị này sẽ phát vào hoặc lấy ra công suất theo lệnh của cơ quan vận hành hệ thống, và thanh toán theo giá tại nút thực hiện giao hoặc nhận công suất. Tuy nhiên họ thường được quyền thực hiện các hợp đồng song phương để đối phó với những rủi ro do biến động của giá nút.
Để hiểu rõ về hợp đồng sai khác, ta xem xét ví dụ như sơ đồ hình (1.8): Giả sử nhà máy ở B và phụ tải ở nút A ký kết hợp đồng sai khác CfD với lượng công suất 400MW (xét trong 1 giờ) với giá 30 $/MWh. Nếu không có hạn chế về khả năng tải thì ở trong thị trường chung sẽ có cùng giá nút bằng 27 $/MWh, và việc thanh toán giao dịch của hai bên sẽ như sau:
− Nhà máy B bán 400 MW với giá 27 $/MWh, thu được 400 x27 = 10.800 $ ;
− Phụ tải A mua 400 MW với giá 27 $/MWh nên cũng phải thanh toán 10.800 $;
− Vì giá hợp đồng CfD là 30 $/MWh nên phụ tải A sẽ phải thanh toán riêng cho nhà máy B số tiên chênh lệch là: 400 x (30-27) = 1.200 $.
Như vậy, hai bên đã thực hiện hiệu quả giao dịch mua bán với giá mong muốn là 30 $/MWh mặc dù giá giao ngay có khác.
Trường hợp giá nút cao hơn 30 $/MWh thì bên nhà máy B sẽ thanh toán cho bên phụ tải số tiền chênh lệch.
Nếu xét đến khả năng truyền tải của đường dây liên lạc chỉ bằng 500 MW thì giá nút tại B chỉ bằng 24 $/MWh và của A tăng lên đến 33 $/MWh. Khi đó tình hình thực hiện thanh toán giao dịch như sau:
Nhà máy B bán được 400 MW với giá 24 $/MWh và thu được 400 x 24 = 9.600,00$, theo CfD họ sẽ chờ A thanh toán thêm số tiền chênh lệch là 400 x (30 -24)
=2.400 $;
Phụ tải A thanh toán 400 x 33 = 13.200 $, nhưng theo hợp đồng sai khác thì nhà máy B sẽ phải thanh toán cho họ số tiền là 400 x (33,00-30,00) = 1.200$.
Theo hợp đồng sai khác thì cả hai bên phải thanh toán tổng số tiền là:
2.400 + 1.200 =3.600 $
Nhận xét: Hợp đồng dạng sai khác chỉ mới giải quyết được vấn đề điện năng, nhưng không giải quyết được vấn đề nghẽn mạch truyền tải. Để bảo vệ mình trước sự biến động của giá nút, các bên tham gia thị trương sẽ phải hợp đồng không chỉ về điện năng tiêu thụ hoặc bán ra mà còn phải hợp đồng cả về khả năng truyền tải nữa.
3.5.3. Quyền truyền tải tài chính FTR (Financial Transmission Rights)
FTR là hợp đồng cho người sở hữu quyền tải công suất trên một đương dây tải điện từ nút đầu đến nút cuối hoặc từ điểm đến điểm (không phụ thuộc vào đường vật lý của lưới điện) mà không cần quan tâm đến các tính chất hiệu năng của hệ thống điện.
Nghẽn mạch sẽ không ảnh hưởng đến giá điện năng mua/bán của họ, họ chỉ phải trả tiền cho giá sản xuất điện năng và chi phí tổn thất điện năng.
Trở lại hệ thống hai nút ở trên hình (1.8), nếu người sở hữu FTR với lượng điện năng FMW giữa nút B và nút A (theo hướng từ B đến A) thì khi nghẽn mạch họ sẽ được nhận một khoản tiền bằng:
RFTR =F(LMPA -LMPB) nếu LMPA> LMPB còn nếu ngược lại, thì chủ sở hữu FTR phải trả cho cơ quan SO.
Số tiền thực nhận sẽ bằng số tiền nhận được ở trên trừ cho số tiền họ bỏ ra để mua quyền FTR. Thông thường số tiền mua rất nhỏ so với số tiền họ nhận được.
Nếu sở hữu quyền truyền tải 400 MW từ B đến A thì khoản tiền họ được nhận khi có nghẽn mạch trong một giờ sẽ là:
RFTR = F(LMPA - LMPB) = 400(33 - 24) =3.600$
Số tiền này đúng bằng số tiền thặng dư do tắt nghẽn ở trên, và đây là số tiền cần thiết để đảm bảo thanh toán hiệu quả hợp đồng sai khác của người sản xuất tại B và người tiêu dùng tại A. Người sở hữu FTR giữa nút B và A như trên có thể:
- Mua F MWh điện năng từ thị trường B với giá LMPB và sử dụng quyền này để được nhận lượng điện năng F này tại thị trường A mà không phải mất chi phí nào,và họ phải trả số tiền là (F x LMPB) ;
- Hoặc mua F MWh điện năng từ thị trường A với giá LMPA và với quyền FTR này họ sẽ nhận được một số tiền để bù mua giá lại việc phải mua giá điện cao, và họ phải trả số tiền là (F x LMPA) nhưng sẽ nhận được số tiền là F(LMPA - LMPB).
FTR đã làm cho người chủ sở hữu tránh được các rủi ro do tình trạng nghẽn mạch trong lưới truyền tải gây nên; tạo cho các thành viên tham gia thị trường có cơ hội tự bảo vệ trước sự biến động của giá biên nút. Vì vậy có thể xem FTR như là một công cụ bảo hiểm, là rào chắn bảo vệ các nhà sản xuất và tiêu thụ trước rủi ro do nghẽn mạch. Ngoài ra, FTR còn có lợi ích quan trọng là kích thích đầu tư vào lưới điện truyền tải. So có thể chia FTR cho nhà đần tư và khi giá của FTR lớn hơn chi phí cho công trình truyền tải thì họ sẽ thực hiện dự án.
Để sở hữu hợp đồng FTR phải thông qua đấu thầu mua FTR. Chỉ có SO có quyền bán FTR, và việc mua bán được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu.
Đấu thầu FTR thực hiện tại thị trường FTR (Financial Transmission Rights Market). Đấu thầu thực hiện hàng tháng hoặc hàng năm và dài hạn. Đấu thầu năm là chính, công suất FTR là khả năng tải của hệ thống điện trừ đi FTR dài hạn đã được duyệt, cho cả 2 loại FTR tùy chọn và bắt buộc. Đấu thầu năm và dài hạn thực hiện nhiều vòng, mỗi vòng xác định được một phần FTR. Đấu thầu dài hạn trên 1 năm hoặc 3 năm tới chi cho loại obligation.
Trong đấu thầu tháng, thực hiện 1 vòng cho cả 2 loại FTR cho tháng tới hoặc cho 3 tháng tới, So có thể bán thêm FTR còn lại, người có FTR có thể bán lại FTR đã có cho người cần theo quan hệ song phương.
Người mua có thể mua FTR cho các giờ đỉnh hay ngoài đỉnh hay 24 giờ hàng ngày trong tháng từ...đến... của năm tới với giá thầu nhất định -$/MW-năm hay tháng.
SO nhận thầu sau đó chạy chương trình OPF theo tiêu chuẩn cực đại hóa thu nhập FTR, tính đến điều kiện khả thi đồng thời để quyết định phân phối FTR. Các giá thầu được chọn từ cao xuống. Kết quả được thông báo công khai.
Tiền thu được từ bán FTR được chuyển cho Cty Truyền tải điện , Cty này dùng
để chi cho đường dây tải điện mới hoặc để giảm phí truyền tải điện.
FTR được tính theo tình hình tức thời sau khi xảy ra nghẽn mạch với LMP tức thời, thanh toán thực hiện hàng tháng.