Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khả năng làm việc của hệ thống thoát nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đô thị hóa đến khả năng tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước khu vực thanh xuân bắc trung văn lưu vực tả sông nhuệ hà nội (Trang 21 - 24)

Việt Nam là một trong các nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng. Theo tính toán của văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (thuộc bộ tài nguyên và môi trường) dự báo: mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao từ 3- 15 cm vào năm 2010, dâng từ 15 - 90 cm vào năm 2070. Các vùng ảnh hưởng là Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công bị ngập chìm nặng nhất. Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng.

Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ; các vùng đồng bằng và dải ven biển. Xu thế biến đổi nhiệt độ và lượng mưa là khác nhau so với các vùng trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăngkhoảng 0,5º C trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ. Nhiệt độ mùa Đông thì tăng nhanh hơn so với mùa Hè và nhiệt độ vùng sâu trong đât liền tăng

13

nhanh hơn so với nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo, lượng mưa ngày một tăng cao. Sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa ở nước ta qua 50 năm thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.3: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ởcác vùng khí hậu của Việt Nam

Vùng khí hậu

Nhiệt độ (oC) Lượng mưa (%) Tháng I Tháng

VII Năm Thời kỳ XI-IV

Thời kỳ

V-X Năm

Tây Bắc Bộ 1,4 0,5 0,5 6 -6 2

Đông Bắc Bộ 1,5 0,3 0,6 0 -9 -7

Đồng bằng Bắc

Bộ 1,4 0,5 0,6 0 -13 -11

Bắc Trung Bộ 1,3 0,5 0,5 4 -5 -3

Nam Trung Bộ 0,6 0,5 0,3 20 20 20

Tây Nguyên 0,9 0,4 0,6 19 9 11

Nam Bộ 0,8 0,4 0,6 27 6 9

(Ngu ồn: IMHEN/2010)

Lượng mưa lớn nhất năm thời đoạn ngắn (1, 3, 5 ngày) tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, nhất là trong những năm gần đây. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng.

14

Hình 1. 1 Xu thế biến đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất năm tại trạm Hà Đông

(Nguồn: Viện QHTL) Theo kịch bản biến đổi khí hậu đối với khu vực Hà Nội: lượng mưa trung bình năm tăng 1,6% giai đoạn đến năm 2020 và 2% giai đoạn năm 2030. Lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 sẽ giảm 1,2% ở giai đoạn 2020 và giảm 2,0% ở giai đoạn 2030.

Lượng mưa các tháng cao điểm mùa mưa sẽ tăng 2,9% ở giai đoạn 2020 và 4,4% ở giai đoạn 2030.

Bên cạnh đó là vấn đề nước biển dâng, theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 đến 82cm; thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 49 đến 64cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73 cm. Nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9%

dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến bão và áp thấp nhiệt đới ở nước ta, khu vực đổ bộ của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam có xu hướng lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta, số lượng các cơn bão rất mạnh có xu hướng gia tăng, mùa

15

bão có dấu hiệu kết thúc muộn hơn trong thời gian gần đây và mức độ ảnh hưởng của bão đến nước ta có xu hướng mạnh lên.

Biến đổi khí hậu và hậu quả của nó đặt ra áp lực lớn lên vấn đề tiêu thoát nước trong đó: mực nước biển dâng cao làm cho khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước các con sông dâng lên, kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn sẽ làm cho đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp sự an toàn của các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía Nam. Mực nước biển dâng lên, việc tiêu tự chảy sẽ hết sức khó khăn, diện tích và thời gian ngập úng tăng lên tại nhiều khu vực.

Nước biển dâng làm mặn xâm nhập sâu vào nội địa, các cống hạ lưu ven sông sẽ không có khả năng lấy nước ngọt vào đồng ruộng. Các thành phố ven biển bị ngập úng do triều.

Khu vực thấp ven biển bị ngập triều gây mặn nặng. Chế độ dòng chảy sông suối thay đổi theo hướng bất lợi, các công trình thuỷ lợi sẽ hoạt động trong điều kiện khác với thiết kế, làm cho năng lực phục vụ của công trình giảm. Nước biển dâng cản trở trực tiếp lũ thoát ra biển làm cho mực nước trên các sông chính nâng cao gây ngập trên diện rộng hơn và nguy hiểm còn ở chỗ nó làm kéo dài thời gian ngập. Mực nước biển dâng cũng làm cho vấn đề tiêu thoát nước cho các khu vực đặc biệt là khu đô thị gặp nhiều khó khăn. Áp lực tiêu cho các hệ thống tiêu thể hiện rõ rệt như sau:

+ Lượng mưa lớn do biến đổi khí hậu làm cho lưu lượng cần tiêu lớn;

+ Thủy triều dâng cao do ảnh hưởng của nước biển dâng khiến khả năng tiêu tự chảy gặp khó khăn;

+ Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ và lượng mưa tăng cao cũng như nhiều trận bão và những đợt gió lớn xảy ra khiến các hồ chứa nước phải xả lũ gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu nước;

Trước những ảnh hưởng đó của biến đổi khí hậu đặt ra cho chúng ta sự cần thiết và cấp bách giải quyết vấn đề tiêu thoát nước, đặc biệt là thoát nước cho các đô thị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đô thị hóa đến khả năng tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước khu vực thanh xuân bắc trung văn lưu vực tả sông nhuệ hà nội (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)