Mô hình giám sát ch ủ đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giám sát chất lượng thi công công trình thủy lợi của ban quản lý dự án ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nghệ an (Trang 59 - 63)

2.3. Các mô hình giám sát ch ất lượ ng công trình

2.3.1 Mô hình giám sát ch ủ đầu tư

Mô hình giám sát chủ đầu tư là hình thức chủ đầu tư tự thành lập tổ giám sát công trình để quản lý chất lượng của công trình.

Điều kiện để chủđầu tư có thể tự giám sát chất lượng công trình như sau:

Theo nghị định 59/2015/NĐ-CP của chính phủ ngày 18/06/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình như sau:

Năng lực của tổ chức giám sát công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:

a) Hạng 1:

- Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp;

- Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

b) Hạng 2:

- Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp;

- Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.

Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại;

b) Hạng 2: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp II, III và IV cùng loại;

c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được giám sát thi công xây dựngcông trình cấp IV cùng loại.

Đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã giám sát thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại.

Theo điều 8, thông tư 16/2016/TT-BXD, ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng về việc quy định một số nội dung của nghịđịnh 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủđầu tư sử dụng bộ máy của cơ quan, đơn vịmình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc giao cho Ban quản lý dự án do mình thành lập để tổ chức quản lý thực hiện dự án cụ thểnhư sau:

a) Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dựán. Mô hình này được áp dụng đối với dự án có quy mô nhỏ, có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷđồng, khi bộ máy của chủđầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án.

b) Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, cụ thểnhư sau:

- Chủđầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có để quản lý thêm dự án mới.

- Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều kiện để quản lý thêm dự án mới thì Chủđầu tư thành lập ban quản lý dự án mới để quản lý thực hiên dự án.

Trường hợp án dụng mô hình 1 thì chủđầu tư sử dụng pháp nhân của mình để trực tiếp quản lý dự án. Chủđầu tư phải có quyết định cửngười tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải có người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án. Những người được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chếđộ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.

Trường hợp áp dụng mô hình 2 phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Ban QLDA do chủđầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc CĐT. Quyền hạn, nhiệm vụ của BQLDA do chủđầu tư giao.

- Ban QLDA có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của CĐT để tổ chức quản lý thực hiện dự án.

- Cơ cấu tổ chức của ban QLDA bao gồm Giám đốc, các phó Giám đốc và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ cấu bộ máy của Ban QLDA phải phù hợp với nhiệm vụđược giao và bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Các thành viên của Ban QLDA làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

- Chủđầu tư, Ban QLDA nếu có đủđiều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định số 59/CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì được tự thực hiện

những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm định thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng công trình xây dựng….

Nhiệm vụ của giám sát chủđầu tư:

a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng;

b) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi côngxây dựng công trình:- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi côngxây dựng công trìnhđưa vào công trường;- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn thi công;- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

c) Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi côngxây dựng công trìnhcung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm: - Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xâydựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình; - Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

d) Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi côngxây dựng công trình, bao gồm:- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi côngxây dựng công trình;- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi côngxây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;- Xác nhận bản vẽ hoàn công;- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựngtheo quy định tại Điều 23 của Nghị định này;- Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây

dựng;- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh; - Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giám sát chất lượng thi công công trình thủy lợi của ban quản lý dự án ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nghệ an (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)