Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 18 đến 60 tuổi tại thị trấn ít ong, huyện mường la, sơn la năm 2020 (Trang 57 - 113)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=500)

Giới tính

Dân tộc

Tuổi

Trình độ học vấn

Tình trạng hôn nhân

Nhận xét:

Kết quả bảng trên cho thấy: Đa số đối tượng nghiên cứu là người Thái (72,0%) và tỷ lệ nữ giới là 59,4%. Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình là 43,51 tuổi (độ lệch chuẩn là 10,8), trong đó nhóm tuổi 40 – 60 chiếm đa số (48,0%), nhóm tuổi 18 – 29 là 14,4%, từ 30 - 45 tuổi là 37,6%.

Về trình độ học vấn, đối tượng THPT trở xuống chiếm đa số là 25,1%, trình độ đại học là 16,6%, trình độ cao đẳng chiếm 12,4%, thấp nhất là sau đại học chỉ chiếm 1,0%.

Về tình trạng hôn nhân có 95,6% đối tượng đã kết hôn; chỉ có 4,4% đối tượng hiện còn chưa kết hôn.

3.2. Thực trạng tăng huyết áp và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.2. Trị số huyết áp của đối tượng nghiên cứu

Chỉ số huyết áp

Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương

Nhận xét:

Kết quả trong bảng 3.2 cho thấy trị số huyết áp tâm thu và tâm trương có giá trị trung bình lần lượt là 139,01 mmHg (độ lệch chuẩn là 26,4) và 83,99 mmHg (độ lệch chuẩn là 13,12). Giá trị huyết áp tâm thu cao nhất là 180 mmHg và thấp nhất là 90 mmHg. Giá trị huyết áp tâm trương cao nhất là 121 mmHg và thấp nhất là 60 mmHg.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n= 500) Nhận xét:

Kết quả trên biểu đồ 3.1 cho thấy, tỷ lệ người bị tăng huyết áp khá cao chiếm 69,2% còn lại 30,8% không bị tăng huyết áp.

Bảng 3.3 Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp theo giới và tuổi (n= 500)

Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy:

Nam giới bị tăng huyết áp là 74,8% cao hơn so với nữ giới là 65,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm tuổi 46 – 60 tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất (74,6%), sau đó đến nhóm 30 - 45 tuổi (66,5%), tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm 18 – 29 tuổi thấp nhất (58,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Biểu đồ 3.2. Phân độ tăng huyết áp hiện tại của đối tượng nghiên cứu (n= 500) Nhận xét:

Phân độ tăng huyết áp của đối tượng được trình bày trong Biểu đồ 3.2.

Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tiền tăng huyết áp là 17,5%;trong các phân độ tăng huyết áp 1, 2, 3 thì tỷ lệ giảm dần lần lượt là 32,4%; 16,7% và 2,6%.

Biểu đồ 3.3. Loại tăng huyết áp hiện tại của đối tượng nghiên cứu (n= 346)

Nhận xét:

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị tăng huyết áp tâm thu và tâm trương chiếm cao nhất (57,3%); sau đó đến tăng huyết áp tâm thu là 28,1% và thấp nhất là tăng huyết áp tâm trương (14,6%)

Bảng 3. 4. Phân bố đối tượng tăng huyết áp theo 5 tiểu khu (n=500)

Địa điểm

Tiểu khu 1 Tiểu khu 2 Tiểu khu 3 Tiểu khu 4 Tiểu khu 5

Tổng

Nhận xét:

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị tăng huyết áp cao nhất tại tiểu khu 4 (22,8%); sau đó đến tiểu khu 2 chiếm 20,2% và các tiểu khu còn lại chiếm tỷ lệ mắc thấp hơn như tiểu khu 5 chiếm 19,9 %; tiểu khu 1 (18,8%); tiểu khu 3 có tỷ lệ người mắc thấp nhất là 18,2%.

Bảng 3.5. Phân bố đối tượng tăng huyết áp theo nghề nghiệp (n=500)

Nghề nghiệp

Nông dân Công nhân

Buôn bán Tiểu thủ công nghiệp

Nội trợ Cán bộ Tổng

Nhận xét:

Bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ nhóm đối tượng làm nghề công nhân nhân mắc tăng huyết áp cao nhất (41,0%), tiếp theo là nhóm nghề cán bộ (23,4%) và nông dân (13,6%); các nhóm nghề còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn.

Bảng 3.6. Phân bố đối tượng tăng huyết áp theo dân tộc (n=500)

Dân tộc

Kinh Thái Khác Tổng

Nhận xét:

Kết quả phân tích chỉ ra rằng, đa số người dân tộc Thái bị tăng huyết áp nhiều nhất chiếm 70,5%; xếp thứ 2 là dân tộc Kinh chiếm 26,3%; còn lại là các dân tộc khác chỉ chiếm 3,2%.

Bảng 3.7. Phân bố đối tượng tăng huyết áp theo trình độ học vấn (n=500)

Trình độ học vấn

THPT trở xuống Trung cấp

Cao đẳng Đại học Sau đại học

Tổng

Nhận xét:

Nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp nhất là trung học phổ thông trở xuống có tỷ lệ mắc tăng huyết áp cao nhất là 52,9%; tiếp theo là các nhóm đối tượng trung cấp (18,2%); đại học (16,5%); cao đẳng (11,6%); tỷ lệ mắc thấp nhất là nhóm trình độ sau đại học (0,9%).

Bảng 3.8. Phân bố đối tượng tăng huyết áp theo tình trạng hôn nhân (n=500)

Tình trạng hôn nhân

Độc thân Đã kết hôn

Tổng

Nhận xét:

Bảng kết quả trên cho thấy người đã kết hôn có tỷ lệ mắc tăng huyết áp cao nhất (96,0%) so với nhóm độc thân chỉ chiếm có 4,0%.

Biểu đồ 3.4 Thói quen hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu (n = 500)

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện tại có 27,4% đối tượng có hút thuốc lá, trong đó có 14,9% thường xuyên hút hàng ngày; 8,7% đối tượng thỉnh thoảng hút khi thèm và chỉ có 3,8% hút khi có công việc cần giao tiếp.

Bảng 3.9. Tỷ lệ hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu theo giới (n = 500)

Giới tính

Nữ (n=297)

Nhận xét:

Kết quả bảng trên cho thấy:

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có hút thuốc lá là 40,2% trong đó tỷ lệ này ở nam giới là 92,0% cao hơn ở nữ giới là 5,4%.

Bảng 3.10. Tỷ lệ người sử dụng thuốc lá có tăng huyết áp (n = 500)

Nhận xét:

Kết quả bảng trên cho thấy:

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hút thuốc lá bị tăng huyết áp chiếm 75,1%

trong đó tỷ lệ này ở nhóm không hút thuốc lá chiếm 65,2%.

Bảng 3.11. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sử dụng rượu bia theo giới (n = 500)

Giới tính

Nhận xét: Kết quả điều tra (Bảng 3.4) cho thấy, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sử dụng rượu bia là 33,2% trong đó ở nam giới là 80,3% cao hơn ở nữ giới là 1,0%.

Bảng 3.12. Tỷ lệ người sử dụng rượu bia có tăng huyết áp (n = 500)

Nhận xét:

Kết quả bảng trên cho thấy:

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có sử dụng rượu bia bị tăng huyết áp chiếm 67,7% trong đó tỷ lệ này ở nhóm không sử dụng rượu bia chiếm 70,7%.

Bảng 3.13. Trung bình số ngày và lượng ăn rau/trái cây của đối tượng nghiên cứu (n = 500)

Số ngày ăn rau củ & trái cây trung bình/tuần Lượng rau củ &trái cây trong 1 ngày trung bình

Nhận xét:

Số ngày ăn rau củ & trái cây trung bình/tuần là 4,30±1,00 ngày (Bảng 3.13) và số ngày ăn trái cây trung bình/tuần là 4,81±2,21 ngày, không có sự chênh lệch nhiều giữa nhóm có tăng huyết áp và không tăng huyết áp.

Lượng ăn rau và trái cây/ngày trung bình của đối tượng nghiên cứu là 4,28±0,95 đơn vị, số đơn vị rau và trái cây ở nhóm tăng huyết áp là 4,25±0,99 và nhóm không tăng huyết áp là 4,34±0,96, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ ăn thiếu rau/trái cây theo giới/ngày (%) Nhận xét:

Tỷ lệ ăn thiếu rau & trái cây theo tiêu chuẩn là 38,4%, trong đó ở nam là 32,0% thấp hơn ở nữ là 42,8%.

Thang Long University Library

Bảng 3.14. Đặc điểm ăn muối của đối tượng nghiên cứu (n = 500)

Đặc điểm

 6gram (n=246)

> 6 gram (n=254)

< 4 ngày (n=182)

 4 ngày(n=318)

Nhận xét:

Kết quả điều tra về đặc điểm ăn muối được thể hiện ở bảng 3.14. Kết quả cho thấy, tỷ lệ đối tượng thường xuyên sử dụng nhiều muối ăn/ngày bị tăng huyết áp là 68,9%; Nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng muối nhiều ngày/

tuần bị tăng huyết áp là 68,6%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.15 Đặc điểm ăn dầu mỡ của đối tượng nghiên cứu (n = 500)

Sử dụng nhiều dầu mỡ/ ngày

Sử dụng dầu mỡ nhiều ngày/tuần

Nhận xét:

Kết quả điều tra về đặc điểm sử dụng dầu ăn được thể hiện ở bảng 3.15.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ đối tượng thường xuyên sử dụng nhiều dầu ăn ăn/ngày bị tăng huyết áp là 69,0%; Nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng muối nhiều ngày/ tuần bị tăng huyết áp là 69,5%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.16 Đặc điểm thời gian hoạt động thể lực trong ngày của đối tượng nghiên cứu (n = 500)

Đặc điểm

Thời gian hoạt động thể lực (phút/ngày)

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian hoạt động thể lực trung bình/ngày của đối tượng là 84,0 phút (Bảng 3.16), trong đó thời gian trung bình ở nam giới là 86,5 phút và nữ giới là 82,3 phút.

Thang Long University Library

Bảng 3.17. Phân loại vòng bụng, tỷ số vòng bụng/vòng mông của đối tượng nghiên cứu (n = 500)

Đặc điểm Phân loại vòng bụng Vòng bụng to (n=309) Bình thường (n=191)

Tỷ số vòng bụng/vòng mông Cao (n=333)

Bình thường (n=167)

Nhận xét:

Tỷ lệ nhóm đối tượng có vòng bụng to bị THA là 72,2% cao hơn tỷ lệ THA của nhóm vòng bụng bình thường (39,3%) tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ đối tượng có tỷ số vòng bụng/vòng mông cao bị THA là 71,8% cao hơn so với tỷ lệ THA ở nhóm có chỉ số bình thường

(64,1%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.18. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị thừa cân/béo phì theo giới (n = 500)

Đặc điểm

Nam (n=203) Nữ (n=297)

Nhận xét:

Tỷ lệ đối tượng bị thừa cân/béo phì là 15,8% trong đó ở nam giới là 17,2% cao hơn ở nữ giới là 14,8%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu.

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tuổi với bệnh tăng huyết áp (n = 500)

Nhóm tuổi

Nhận xét:

Kết quả phân tích cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tuổi và bệnh tăng huyết áp.Nhóm từ 46 – 60 tuổi có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao gấp 1,63 lần nhóm< 46 tuổi, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa giới tính với bệnh tăng huyết áp (n = 500)

Giới tính

Nam

Nữ

Nhận xét:

Kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy không có mối liên quan giữa giới tính và bệnh tăng huyết ápvới p >0,05.

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu với bệnh tăng huyết áp (%) (n = 500)

Nhận xét:

Kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy không có mối liên quan giữa các nghề nghiệp và bệnh tăng huyết áp với p > 0,05.

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu với bệnh tăng huyết áp (n = 500)

Nơi cư trú Tiểu khu 5 Tiểu khu 1

Tiểu khu 2

Tiểu khu 3

Tiểu khu 4

Nhận xét:

Kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy không có mối liên quan giữa nơi cư trú và bệnh tăng huyết áp với p > 0,05.

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với bệnh tăng huyết áp (n = 500)

Thừa cân, béo phì

Không

Nhận xét:

Kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy không có mối liên quan giữa thừa cân, béo phì và bệnh tăng huyết áp với p > 0,05.

Thang Long University Library

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa ăn mặn với bệnh tăng huyết áp (n = 500)

Ăn mặn

> 6 gram (n=254)

 6gram (n=246)

Nhận xét:

Kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy không có mối liên quan giữa ăn mặn và bệnh tăng huyết áp với p > 0,05.

Bảng 3.25. Mối liên quan giữa hút thuốc lávới bệnh tăng huyết áp (n = 500)

Hút thuốc lá

Không

Nhận xét:

Kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy không có mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh tăng huyết áp với p > 0,05.

Bảng 3.26. Mối liên quan giữa sử dụng đồ uống có cồn với bệnh tăng huyết áp (n = 500)

Sử dụng đồ uống có cồn

Có sử dụng đồ uống có cồn

Không sử dụng đồ uống có cồn

Nhận xét:

Kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy không có mối liên quan giữa sử dụng đồ uống có cồn và bệnh tăng huyết áp với p > 0,05.

Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tiêu thụ ít rau, quả với bệnh tăng huyết áp (n = 500)

Tiêu thụ rau, quả

Tiêu thụ chưa đơn vị rau

Tiêu thụ đủ đơn vị rau

Nhận xét:

Kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy không có mối liên quan giữa việc tiêu thụ rau, quả vàbệnh tăng huyết áp với p > 0,05.

Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thiếu hoạt động thể lực với bệnh tăng huyết áp (n = 500)

Hoạt động thể lực

Thiếu

Đủ

Nhận xét:

Kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy không có mối liên quan giữa hoạt động thể lực và bệnh tăng huyết áp với p > 0,05.

Chương 4. BÀN LUẬN

4.1 Thực trạng bệnh tăng huyết áp của những người từ 18 đến 60 tuổi tại thị trấn Ít Ong – huyện Mường La

Tỷ lệ mắc tăng huyết áp chung

Tăng huyết áp là một kẻ giết người vô hình, im lặng hiếm khi gây ra triệu chứng. Tăng nhận thức cộng đồng là chìa khóa để phát hiện sớm. Tăng huyết áp là một dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng đáng kể thay đổi lối sống là rất cần thiết.

Các quốc gia có thu nhập cao đã bắt đầu giảm huyết áp trong quần thể của họ thông qua mạnh mẽ chính sách y tế công cộng như giảm muối trong thực phẩm chế biến và chẩn đoán rộng rãi có sẵn và điều trị giải quyết tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ khác với nhau.

Ngược lại, nhiều nước đang phát triển đang thấy số lượng người bị ảnh hưởng ngày càng tăng đau tim và đột quỵ do yếu tố nguy cơ không được chẩn đoán và không kiểm soát được như tăng huyết áp.

Trong nghiên cứu này đối tượng nghiên cứu được chọn là nhóm tuổi 18 - 60, không phân biệt giới tính. Nhóm tuổi này do chịu tác động của nhiều yếu tố phơi nhiễm nên có nguy cơ cao, có thể đã mắc một số bệnh mạn tính nhất là các bệnh không lây nhiễm, mà đặc biệt là tăng huyết áp. [25]

Việc phát hiện sớm những người có nguy cơ cao, những người đã mắc tăng huyết áp để từ đó can thiệp các giải pháp phòng bệnh, ngăn chặn tình trạng tiến triển thành bệnh, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn, hạn chế các biến chứng do tăng huyết gây ra, phù hợp với chiến lược hiện nay của Việt Nam.

Nghiên cứu được tiến hành tại thị trấn Ít Ong,trong 500 đối tượng được nghiên cứu có 40,6% là nam giới và 59,4% là nữ giới được chia thành 3 nhóm tuổi 16 – 29, 30 – 45 và 46 – 60 tuổi có tỷ lệ lần lượt là 14,4%; 37,6% và 48,0%.

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là dân tộc Thái chiếm 75,3%; trình độ học vấn chủ yếu là trung học phổ thông trở xuống chiếm 52,2%. Tỷ lệ dân tộc Thái chiếm chủ yếu trongnghiên cứu, điều này phù hợp với đặc điểm của tỉnh Sơn La.

Khi tiến hành đo huyết áp 3 lần, trị số huyết áp của cácđối tượng được tính là

Thang Long University Library

trung bình của các lần đo. Kết quả thu được tỷ lệ bị tăng huyết áp của cácđối tượngtại thị trấn Ít Ong là 69,2%.

Tỷ lệ này là khá cao so với một số kết quả nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp trên cùng nhóm đối tượng (tại Việt Nam các nghiên cứu cho tỷ lệ gần 50%) như nghiên cứu tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang (năm 2013) của tác giả Tạ Văn Trầm và Phạm Thế Hiền là 56,5%[12]; tác giả Hoàng Thị Thúy Hà và cộng sự tại tỉnh Sơn La (năm 2014) cho kết quả là 50,2%[14]; nhóm tác giả tại trường Đại học Y tế công cộng nghiên cứu tại tỉnh Nam Định có tỷ lệ là 52,8%; nghiên cứu tại tại tỉnh Hải Dương (năm 2018) cho kết quả là 64,2%;nghiên cứu tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên năm 2019 của tác giả Phạm Thế Xuyên nghiên cứu trong 459 đối tượng có163 người tăng huyết áp (chiếm tỷ lệ 35,5%). [36]

Kết quả nghiên cứu này cũngcó tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn so với kết quả của một số nghiên cứu, như: Nghiên cứu của Lê Ngọc Cường và cộng sự (2013) trên 600 đối tượng có độ tuổi từ 7 đến 96 thuộc diện bảo vệ sức khỏe tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ tăng huyết áp ở độ tuổi từ 7 đến 60 tỷ lệ tăng huyết áp là 36,48% [13].

Nghiên cứu của Đỗ Thái Hòa, Trương Việt Dũng và cộng sự năm 2013, được tiến hành bằng phương pháp khám lâm sàng, đo huyết áp, tỷ lệ tăng huyết áp là 19,7%. [24]

Nghiên cứu của Đặng Thị Nhàn, Đặng Bích Thủy và Nguyễn Thị Xuân (2014) trên 278 người tỷ lệ tăng huyết áp chung là 16,6%, trong đó nam là 21,

%, nữ là 13,1%, với p < 0,05 [23].

Nghiên cứu về tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành tại tỉnh Đắk Lắk và một số yếu tố liên quan được tiến hành bằng phương pháp cắt ngang mô tả trên 600 đối tượng từ 25 tuổi trở lên được lựa chọn ngẫu nhiên tại 3 xã và phường/thị trấn [7].

Nghiên cứu về tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thị trấn Châu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội (năm 2011), cho thấy 45%

người cao tuổi bị tăng huyết áp, trong đó có hơn 1/3 đối tượng nghiên cứu không biết mình bị tăng huyết áp. Yếu tố tuổi, tiền sử mắc bệnh tim mạch/đái

tháo đường/thận, thói quen ăn mặn, thói quen uống cà phê/trà đặc là những yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi (p < 0,05) [16].

Theo báo cáo của Bộ Y tế (năm 2017), có đến 60% người mắc tăng huyết áp chưa được phát hiện bệnh, chỉ có 14% bệnh nhân THA và gần 0% người có nguy cơ tim mạch được quản lý, dự phòng và dùng thuốc theo quy định. [27]

Trong cuộc “Điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam 2015” tỷ lệ bị tăng huyết áp trong nhóm 60 – 69 tuổi là 46,6% [10]

cũng cao hơn kết quả của chúng tôi.

Kết quả nghiên cứu này cũng cao hơn nghiên cứu của Đỗ Minh Tuấn và cộng sự (2013), về thực trạng tăng huyết áp ở độ tuổi lao động tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa[33]. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, điều tra 926 người trong độ tuổi lao động (18 - 60 tuổi) nhằm xác định tỷ lệ bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng dân cư, kết quả cho thấy: Có 224 người mắc tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 24,1%, trong đó số phát hiện trước điều tra 11,6%, phát hiện trong điều tra 88,4%. Nhóm tuổi 51 - 60 có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất ( 6,1%) và cũng là nhóm tuổi tăng huyết áp có tai biến mạch não cao nhất (20,5 %); tỷ lệ mắc tăng huyết ở nam cao hơn nữ, lần lượt là 2,1% và 20,9% [34].

Theo Ngô Trí Tuấn, Hoàng Văn Minh và cộng sự (năm 2011), nghiên cứu về: Tăng huyết áp ở người dân 40 - 79 tuổi tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp của nhóm đối tượng nghiên cứu là 5,7%, tỷ lệ tăng huyết áp ở nam cao hơn nữ là 1,5 lần [17]

Trên thế giới một số nghiên cứu trên cùng đối tượng cũng chỉ ra tỷ lệ thấp hơn nghiên cứu này như nghiên cứu của tác giả Lin H và cộng sự tại Thượng Hải, Trung Quốc năm 2017 trong nhóm 60-69 tuổi (nhóm 60-64 tuổi là 56%, nhóm 65-69 tuổi là 66,7%) [18].

So sánh với một số nghiên cứu trên Thế giới thấy tỷ lệ mắc tăng huyết áp của người dân Mường Lacao hơn như: Nghiên cứu Các tác giả Tej K. Khalsa, Norm R.C. Campbell và cộng sự (năm 2015) tiến hành đánh giá Nhu cầu các Tổ chức tăng huyết áp Quốc gia Châu Phi Tiểu vùng Sahara, về các chương trình

Thang Long University Library

Một phần của tài liệu Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 18 đến 60 tuổi tại thị trấn ít ong, huyện mường la, sơn la năm 2020 (Trang 57 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w