CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH DÁNG ĐI
2.1.6. Các phương pháp điều trị bệnh Parkinson
Theo [69] bệnh Parkinson gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc hằng ngày của người bệnh. Bệnh tăng lên từ từ không ngừng, nhưng nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, đa số bệnh nhân vẫn duy trì được cuộc sống và công việc trong rất nhiều năm.
Cho tới nay, y học hiện đại cũng chưa có cách nào để phòng ngừa và chữa khỏi hẳn được bệnh Parkinson. Tuy nhiên, hiện nay thuốc điều trị có thể làm giảm triệu chứng của bệnh rất tốt. Các bác sĩ cũng khuyên nên phối hợp dùng thuốc với các biện pháp khác như vật lý trị liệu, tập luyện thể dục, chế độ ăn thích hợp… Một số bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, ví dụ như phương pháp kích thích não sâu.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh Parkinson hiệu quả:
a. Điều trị Parkinson bằng thuốc
- Levodopa: Levodopa (L-dopa) là một dạng tiền chất của Dopamine. Nó được sử dụng từ những năm 1970 và vẫn là thuốc đặc trị có hiệu quả nhất với bệnh Parkinson. Khi sử dụng Levodopa, thuốc đi qua hàng rào máu n o và chuyển thành DPM. Nồng độ DPM trong n o tǎng s cải thiện khả nǎng dẫn truyền th n kinh và giải quyết những rối loạn vận động trong bệnh Parkinson như: di chuyển chậm chạp và cơ
cứng cơ khớp, từ đó giúp người bệnh di chuyển dễ dàng hơn. Sử dụng Levodopa tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn và buồn ngủ, hiện tượng ảo giác, hoang tưởng và các cử động không ý thức (như dạng múa giật) có thể xảy ra khi sử dụng dài ngày.
- Chất chủ vận Dopamin: Thuốc có tác dụng tương tự DPM gọi là chất chủ vận Dopamine, có thể được sử dụng thay thế DPM để giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson. Một số thuốc với dược chất là các chất chủ vận Dopamin hay được sử dụng: Apokyn, Mirapex, Parlodel và Requip. Apokyn dạng tiêm, có thể được sử dụng khi có hiện tượng giảm tác dụng của Levodopa. Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm bao gồm: Buồn nôn, ói mửa, buồn ngủ, giữ nước và rối loạn tâm th n.
b. Phẫu thuật điều trị Parkinson
- Kích thích não sâu: Kích thích não sâu mặc dù chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng đ được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Đây là một kỹ thuật cấy ghép những vi điện cực vào các nhân xám tham gia điều khiển vận động trong não để tạo ra các kích thích điện thích hợp lên các nhân xám này, từ đó điều hòa lại các rối loạn vận động. Có 1 hoặc 2 điện cực được đặt ở n o, đồng thời 1 máy phát xung điện và 1 máy điện toán cực nhỏ đặt ở ngực. Khi máy vận hành, các điện cực được kích thích và các triệu chứng rối loạn vận động, run rẩy và cứng ngắc tứ chi ở người bệnh Parkinson h u như hoàn toàn biến mất. Các thống kê cho thấy, 70% bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật này đ trở lại sinh hoạt bình thường; 30% thấy bệnh giảm bớt.
- Phẫu thuật mở đồi thị: Phẫu thuật mở đồi thị là phương pháp sử dụng t n số vô tuyến năng lượng phá hủy vĩnh viễn một trung khu của n o có liên quan đến bệnh Parkinson, làm giảm bớt cử động bất thường của bệnh nhân. Phương pháp này ít được sử dụng vì có thể gây biến chứng rối loạn nhiều chức năng khác.
Hình 2.3. Điều trị bệnh Parkinson bằng phương pháp kích thích não sâu.
c. Biện pháp kết hợp tăng hiệu quả điều trị Parkinson khác
- Điều chỉnh chế độ ăn: Bệnh nhân Parkison nên chọn một chế độ ăn uống cung cấp nhiều canxi và vitamin D để tăng cường sức khỏe hệ cơ - xương, tăng cường chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Nên giảm protein (chất đạm) trong khẩu ph n ăn do protein và Levodopa cạnh tranh hấp thu ở ruột, nên uống thuốc trước bữa ăn khoảng nửa giờ.
Nếu tác dụng phụ của thuốc khiến buồn nôn, bạn nên sử dụng thêm bánh hoặc rượu gừng. Cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy uống cà phê và hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson (tuy nhiên, hãy nhớ hút thuốc rất có hại cho sức khỏe).
- Tránh xa môi trường độc hại: Nghiên cứu ch ra rằng việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể làm tăng nguy cơ của bệnh Parkinson. Một số người đ có tiền sử gia đình mắc bệnh Parkinson khi sống trong môi trường độc hại s làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh. Hãy lựa chọn một môi trường sống trong lành để tránh xa bệnh tật.
- Luyện tập thể dục: Tập thể dục có tác dụng giúp bộ não sử dụng DPM một cách hiệu quả hơn. Đồng thời giúp cải thiện chức năng vận động của hệ cơ xương, giúp bệnh nhân giữ cân bằng tốt hơn, dáng đi thẳng và giảm run giật. Để có hiệu quả tốt nhất, người bệnh Parkinson nên thường xuyên tập thể dục, tốt nhất là nên tập 1giờ/l n và mỗi tu n từ 3-4 l n chia đều các ngày. Bạn có thể sử dụng máy chạy bộ, đạp xe hoặc tập yoga để giúp cân bằng cơ thể và tăng tính linh hoạt của chân tay.
- Yếu tố tâm lý: Parkinson ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Thuốc điều trị có thể giúp bạn giảm triệu chứng, nhưng bên cạnh đó yếu tố tâm lý cũng đóng một vai trò quan trọng. Các rối loạn về tâm trạng, chẳng hạn như tr m cảm và lo âu cũng có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu tại nhà cùng với điều ch nh tâm trạng s mang lại tác dụng tốt cho người bệnh.
- Giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên: Việc sử dụng thuốc điều trị ch mới là một biện pháp giải quyết được ph n ngọn vấn đề đó là bổ sung DPM để làm giảm triệu chứng.
Tuy nhiên để có một tác dụng toàn diện, tăng cường chức năng hệ th n kinh, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng thêm các sản phẩm từ Đông có độ an toàn cao, sử dụng lâu dài để tăng hiệu quả điều trị của thuốc.
Chăm sóc cho một người bị Parkinson có thể là một thử thách do người bệnh bị suy giảm khả năng vận động, mọi hoạt động đơn giản nhất cũng có thể trở nên khó khăn, nhưng h y giúp người bệnh có một kế hoạch tự tập luyện để duy trì sự độc lập.
Đồng thời kết hợp cả việc sử dụng thuốc với các biện pháp hỗ trợ và liệu pháp tâm lý để có thể đạt được kết quả điều trị cao nhất, giúp duy trì sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm bệnh Parkinson là một
việc rất quan trọng để hỗ trợ cho việc điều trị làm giảm khả năng phát triển của bệnh là rất c n thiết.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẤN ĐOÁN SỚM BỆNH PARKINSON 2.2.
Dựa vào các biểu hiện của bệnh Parkinson, các nhà khoa học trong và ngoài nước đ và đang nghiên cứu một số phương pháp để chẩn đoán sớm bệnh Parkinson giúp cho việc theo dõi và điều trị bệnh được tốt hơn.
2.2.1. Chẩn đoán Parkinson bằng phương pháp quét DAT
Theo [70] chẩn đoán Parkinson bằng phương pháp quét DAT được Cục quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ phê duyệt năm 2011. Kỹ thuật quét DAT (DATScan) là một trong những phương pháp có giá trị giúp phát hiện Parkinson giai đoạn sớm đ nhanh chóng được áp dụng và thực hiện trên 300.000 người Mỹ và nhiều nước châu Âu.
Kỹ thuật quét DAT để chẩn đoán Parkinson là gì?
Phương pháp quét DAT là một công nghệ hình ảnh được thực hiện bằng cách sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ để xác định có bao nhiêu Dopamine trong não của một người.
Đối với Parkinson, các triệu chứng thường ch xuất hiện rõ rệt khi lượng DPM trong não giảm xuống còn khoảng 20%, còn trước đó rất khó có thể phát hiện. Thường thì việc sử dụng chụp cộng hưởng từ ch có thể cho thấy được sự bất thường về tổn thương của não, vị trí tổn thương (nếu có) chứ không thể xác định được lượng DPM trong não. Vì vậy, DAT có ý nghĩa lớn trong việc phát hiện sớm Parkinson và phân biệt với những chứng run khác đặc biệt là run vô căn.
Hình 2.4. Kỹ thuật quét DAT được thực hiện trong trường hợp nghi ngờ Parkinson.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Th n kinh học James Beck, phó chủ tịch - phụ trách khoa học của Tổ chức Parkinson uốc tế cho biết: “Kỹ thuật DAT không thể chẩn đoán chính xác hoàn toàn được bệnh Parkinson bởi có rất nhiều nguyên nhân có thể gây tình trạng giảm DPM trong não, DAT ch có vai trò đưa ra một trong những định hướng chẩn đoán cho bác sĩ giúp bệnh nhân phòng ngừa Parkinson một cách chủ động hơn.”
Đúng như những gì Tiến sĩ James Beck nói, không phải tất cả số người có lượng DPM trong não giảm sau khi thực hiện kỹ thuật quét DAT đều đối mặt với Parkinson.
Hơn nữa, trong tất cả các kỹ thuật đều có những sai số, nghiên cứu cho thấy độ chính xác của DAT chưa đạt tới con số tuyệt đối 100%. Kết của này ch mang tính chất tham khảo trong việc đưa ra chẩn đoán cuối cùng của bác sĩ.