PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh nghệ an đến năm 2015 (tt) (Trang 22 - 30)

3.1. Dự báo bối cảnh tác động và phương hướng xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An đến năm 2015

3.1.1 Dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An

xxiii

* Bối cảnh quốc tế:

Bước sang năm 2010, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và người dân, nhiều cơ hội phát triển xuất khẩu đã mở ra cho Nghệ An. Ở tầm vĩ mô, tình hình khủng hoảng tài chính mang tính chất toàn cầu đã được ngăn chặn, nhiều nước điều chỉnh tăng GDP. Thị trường chè thế giới có nhiều biến động thuận lợi. Sản lƣợng chè ở Kenya, Ấn Độ và Sri Lanka, những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, đều giảm xuống 603,6 triệu kg trong nửa đầu năm 2009, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái, do hạn hán và do nông dân giảm sử dụng những loại phân bón chất lƣợng cao. Nhu cầu chè cao ngay cả trong giai đoạn kinh tế suy thoái, nhất là với các loại chè chế biến.

Giá chè thế giới năm 2009 đã tăng gấp đôi, lập kỷ lục cao của nhiều năm nay.

* Bối cảnh trong nước:

Ở trong nước, Chính phủ đã có nhiều giải pháp kích thích nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu.

Vừa qua, Hiệp hội Chè Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị quốc tế chè Việt Nam năm 2010 tại Hà Nội với chủ đề “Đổi mới để thành công”.

Hội nghị đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp chè Việt Nam và đại diện các hiệp hội chè quốc tế nhƣ: Pakistan, Malaysia và Ấn Độ.

Bên cạnh đó, dự kiến đến cuối năm 2010, Sàn đấu giá Chè Việt Nam sẽ bắt đầu đi vào hoạt động. Việc xây dựng một trung tâm đấu giá chè là rất cần thiết để đƣa ra những chuẩn mực giá cả, chất lƣợng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

3.1.2 Quan điểm thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An 3.1.2.1- Quan điểm phát huy lợi thế so sánh.

Với địa hình trung du- miền núi chiếm 3/4 diện tích đất đai tự nhiên chủ yếu là đất đỏ bazan và đất feralit rất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày ở Nghệ An. Độ cao trung bình 180m, nơi cao nhất

xxiv

không quá 600m so với mặt nước biển, độ dốc từ 8-250 nên rất thích hợp với việc trồng chè so với các loại cây khác ở tỉnh Nghệ An.

Về điều kiện xã hội, toàn bộ diện tích chè của tỉnh chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa nên việc trồng chè công nghiệp là phù hợp với khả năng tài chính và kinh nghiệm sản xuất của nhân dân trên địa bàn so với các loại cây trồng khác có yêu cầu cao hơn về vốn đầu tƣ, kỹ thuật canh tác.

3.1.2.2- Quan điểm về khai thác hợp lý các nguồn lực.

Việc phát triển sản xuất kinh doanh chè ở Nghệ An phải đƣợc gắn liền với việc khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhƣ đất đai, nguồn lao động, vốn đầu tƣ…

3.1.2.3- Quan điểm ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến.

Từ nay đến năm 2020, ngành chè Nghệ An phải đẩy nhanh quá trình đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ ở lĩnh vực sản xuất, chế biến, dịch vụ nhằm tạo được bước tiến bộ rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả.

3.1.2.4- Đa dạng hoá thị trường tiêu thụ, trong đó chú ý phát huy, mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp.

Ngành chè Nghệ An xác định trong thời gian tới sẽ mở rộng sản xuất tiêu thụ trên cơ sở mở rộng thị trường trong đó chú ý phát huy, mở rộng thị trường xuất khẩu đặc biệt là hình thức xuất khẩu trực tiếp. Bên cạnh việc giữ vững quan hệ giao thương với các bạn hàng truyền thống, cần thâm nhập một cách chủ động và tích cực các thị trường mới với yêu cầu chất lượng cao, phù hợp với tập quán buôn bán quốc tế, năng động và hiệu quả nhƣ Mỹ, Canada, Nhật Bản…

3.1.3 Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An

3.1.3.1- Phương hướng phát triển chung của ngành nông nghiệp Nghệ An đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020.

 Đƣa nông nghiệp và nông thôn Nghệ An ra khỏi tình trạng kém phát triển,

xxv

nâng cao đời sống của nông dân, góp phần giảm chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng.

 Đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành nông nghiệp trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành một số vùng cây công nghiệp tập trung với quy mô lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đƣa chăn nuôi trở thành ngành chính, đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc ở các huyện miền núi; đẩy mạnh phát triển các loại rau thực phẩm, hoa cây cảnh nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho người tiêu dùng; tăng nhanh giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác.

 Mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

3.1.3.2- Mục tiêu của ngành chè Nghệ An đến năm 2015.

Từ năm 2011 đến 2015, ngành chè đặt mục tiêu trồng mới 3000 ha để đạt 12000 ha, trong đó diện tích kinh doanh là 9700 ha, năng suất 110 tạ/ha, sản lượng 106.700 tấn búp tươi, tương đương 21.000 tấn chè búp khô. Từ năm 2016 đến 2020, trồng mới 1000 ha để đạt 13000 ha, trong đó diện tích kinh doanh là 12.000 ha, năng suất đạt 130 tạ/ha, sản lƣợng 156.000 tấn búp tươi, tương đương 31.000 tấn chè búp khô.

Giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho khoảng 33.000 lao động.

Tổng giá trị sản phẩm ƣớc đạt 468 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 25 triệu USD/năm.

3.1.3.3- Phương hướng phát triển của ngành chè Nghệ An đến năm 2015.

Mở rộng diện tích đi đôi với đầu tƣ thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm thông qua việc đƣa các giống mới chất lƣợng cao vào sản xuất và hiện đại hoá công nghệ chế biến.

Cân đối với vùng nguyên liệu để xây dựng các cơ sở chế biến tại các vùng trồng chè tập trung với công nghệ hiện đại, sản xuất ra các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

xxvi

Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển ngành chè khép kín từ xây dựng vùng nguyên liệu cho đến chế biến xuất khẩu.

3.2 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An đến năm 2015

3.2.1- Hoàn thiện công tác quy hoạch và xây dựng chiến lược thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An

Đối với ngành chè, việc cần làm ngay là phải nhanh chóng rà soát điều chỉnh bổ sung kế hoạch diện tích, trước mắt là nhằm tạo vùng chè cao sản, đặc sản, ổn định về sản lượng và chất lượng ngay trên những vườn chè tập trung hiện có. Cần thúc đẩy hơn nữa việc gắn lợi ích của kinh doanh chè với lợi ích của người trồng chè. Tỉnh cần tập trung chỉ đạo các biện pháp kỹ thuật thâm canh theo quy trình đề ra, thực hiện đầu tƣ cao và cân đối các yếu tố vật tƣ phân bón để tăng nhanh năng suất, sản lƣợng. Việc quy hoạch lại vùng nguyên liệu để khai thác các tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên, sinh thái và kinh tế xã hội, tạo ra sự ổn định sản xuất sẽ có vai trò định hướng và đòn bẩy nhằm thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất tăng sản lƣợng, tạo nên nguồn sản phẩm hàng hóa lớn có khả năng cạnh tranh, đặc biệt đối với nguồn sản phẩm xuất khẩu.

3.2.2- Hoàn thiện chính sách đất đai ở các vùng trồng chè

Trong thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục triển khai quy hoạch đất phát triển sản xuất chè theo hướng tập trung, thâm canh tăng năng suất cho sản lượng lớn gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ để có giá trị trên đơn vị diện tích canh tác lớn nhất. Chuyển một số diện tích đất rừng sản xuất sang trồng chè đảm bảo đủ diện tích đất để mở rộng vùng nguyên liệu theo đúng quy hoạch.

Tập trung khai thác quỹ đất chƣa sử dụng (chủ yếu là đất trống đồi núi trọc) để trồng chè nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp và người trồng chè, tỉnh cần khuyến khích các địa phương mạnh dạn giao đất cho các hộ trồng chè. Có chính sách

xxvii

miễn thuế nhằm khuyến khích các hộ trồng mới chè trên diện tích đƣợc giao và yêu cầu người nhận đất trồng chè phải sử dụng đúng mục đích, đúng quy trình kỹ thuật.

3.2.3- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với sản xuất và xuất khẩu chè

Thực hiện tốt các chính sách của tỉnh đối với người trồng chè theo Quyết định số 07/2006/QĐ-UBND ngày18/01/2006 về việc hỗ trợ đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản của UBND tỉnh và tiếp tục nghiên cứu đề xuất tham mưu cho tỉnh bổ sung thêm một số chính sách mới hỗ trợ cho ngành chè phát triển, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa và chè chất lƣợng cao.

Trong thời gian tới, tỉnh cần phải tập trung đầu tƣ vốn để phát triển công nghệ, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, thương hiệu chè Nghệ An. Do đó, cần phải đa dạng hoá và huy động vốn từ nhiều nguồn trong và ngoài nước.

Ngoài ra, tỉnh cũng cần áp dụng chính sách cho vay ƣu đãi và linh hoạt, cho phép các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư, xây dựng và cải tạo các nhà máy chế biến trong thời gian dài (vốn trung và dài hạn) với một thời gian gia hạn với lãi suất ƣu đãi để các doanh nghiệp có thời gian bù đắp các chi phí và thu lợi nhuận.

3.2.4- Tăng cường xúc tiến xuất khẩu vĩ mô đối với ngành chè của tỉnh

Đối với thị trường xuất khẩu chè Nghệ An đã có mặt trên thị trường thế giới hàng chục năm qua. Việc củng cố và tìm kiếm thị trường xuất khẩu chè là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lƣợc phát triển ngành chè Nghệ An. Đi đôi với việc mở rộng thị trường là việc đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất ra nhiều loại chè thích hợp với thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng ở các khu vực thị trường khác nhau.

xxviii

Mặt khác, để mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành chè Nghệ An cần có biện pháp đầu tư thích đáng cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu chè Nghệ An.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong công tác xuất khẩu, tỉnh cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại từ cấp quản lý đến doanh nghiệp. Trung tâm Xúc tiến thương mại Tỉnh phải trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ từ các Bộ ngành Trung ƣơng.

3.3 Một số kiến nghị.

3.3.1 Đối với hiệp hội Chè Việt Nam

Hiệp hội Chè Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng xong Sàn giao dịch chè trong năm 2010 để sớm đƣa vào hoạt động.

Hiệp hội Chè cũng cần xây dựng những tiêu chuẩn chất lƣợng và tƣ vấn cho hội viên xây dựng các tiêu chuẩn cho sản phẩm của mình nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Hiệp hội Chè Việt Nam cần tạo ra liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp kinh doanh chè của cả nước. Đồng thời cũng cần kịp thời có những kiến nghị với Chính phủ để điều chỉnh cũng nhƣ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè khi thị trường biến động hay gặp khó khăn.

Tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp thành viên, nên thành lập một quỹ của hiệp hội để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

3.3.2 Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An:

3.3.2.1. Nhanh chóng áp dụng quy trình sản xuất chè sạch (VietGAP) nhằm nâng cao chất lượng mặt hàng chè xuất khẩu.

Việc thực hiện quy trình sản xuất VietGAP đối với mặt hàng chè của Nghệ An là rất cần thiết nhằm nâng cao giá trị chè xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tuy

xxix

nhiên, việc thực hiện mô hình sản xuất theo VietGAP ở Nghệ An sẽ gặp một số khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè cần có chính sách hỗ trợ kinh phí để triển khai chương trình tập huấn cho nông dân. Đồng thời, tiến hành xây dựng mô hình trình diễn để bà con nông dân làm theo.

3.3.2.2. Đầu tư công nghệ thu hoạch và chế biến chè :

Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần chú trọng đầu tƣ công nghệ thu hoạch và chế biến chè, phấn đấu đến năm 2015 đổi mới 100% thiết bị hiện đại, chế biến ra nhiều chủng loại sản phẩm chất lƣợng cao để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chè. Đồng thời, các doanh nghiệp phải tập trung giải quyết đồng bộ giữa các khâu: Trang thiết bị mới, công nghệ mới và phương pháp tổ chức quản lý sản xuất mới để từng bước tiến kịp với trình độ công nghệ và quản lý của khu vực và quốc tế.

3.3.2.3. Tăng cường hoạt động Marketing xuất khẩu chè :

Để làm tốt công tác thị trường, các doanh nghiệp cần phải thay đổi quan điểm theo hướng marketing hiện đại, đặt nghiên cứu nhu cầu lên hàng đầu, nghiên cứu và dự đoán nhu cầu trước rồi rồi mới sản xuất để thoả mãn nhu cầu đó. Tổ chức các đội ngũ chuyên gia marketing thành thạo để xây dựng và thực hiện chiến lƣợc marketing hiệu quả.

3.3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực:

Các doanh nghiệp chè ở Nghệ An cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại cơ sở. Ngoài ra, cần thường xuyên tổ chức thi thợ bậc giỏi, thi nâng bậc, ca sản xuất có chất lƣợng, nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề thợ bậc cao trong lĩnh vực sản xuất, chế biến chè nhằm ổn định và nâng cao kỹ thuật sử dụng thiết bị và kỹ thuật chế biến chè tại cơ sở. Chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ kinh doanh quốc tế giỏi, am hiểu sản xuất, am hiểu thị trường, kỹ thuật đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng và giỏi ngoại ngữ. Đào tạo cán bộ pháp lý, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và thương mại quốc tế, đủ trình độ tƣ vấn, trợ giúp giám đốc trong kinh doanh và hợp tác quốc tế.

xxx

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh nghệ an đến năm 2015 (tt) (Trang 22 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)