Cơ cấu của tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 28 - 42)

Chương 1. Tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ 2007 đến 2011

1.2. Cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua

1.2.1. Cơ cấu của tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

"Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng, mối tương quan giữa nhân tố bộ phận và tổng thể của tình hình tội phạm trong khoảng thời gian nhất định và trên địa bàn nhất định"9.

Trong 5 năm từ năm 2007 đến năm 2011, Công an tỉnh Đồng Nai đã điều tra, triệt phá và khởi tố 94 băng nhóm tội phạm cướp tài sản với 374 bị can gây ra 231 vụ cướp tài sản trên thực tế. Để làm sáng tỏ cơ cấu của tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tác giả đã nghiên cứu 231 vụ cướp tài sản do băng nhóm cướp tài sản thực hiện trên thực tế, 374 bị can phạm tội cướp tài sản được thể hiện trong 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức. Cụ thể như sau:

8 Dương Tuyết Miên (chủ biên), Giáo trình Tội phạm học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr.90.

9 Dương Tuyết Miên (chủ biên), Giáo trình Tội phạm học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr.91.

- Cơ cấu theo dạng hành vi khách quan của tội cướp tài sản có tổ chức.

Để xác định cơ cấu này, tác giả phân tích cơ cấu theo số vụ cướp tài sản do các băng nhóm tội phạm cướp tài sản thực hiện trên thực tế.

Bảng 2.1. Cơ cấu tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo dạng hành vi khách quan.

Hành vi dùng vũ lực 137 vụ cướp 59,3%

Hành vi đe dọa dùng vũ lực 72 vụ cướp 31,2%

Thủ đoạn khác 22 vụ cướp 9,5%

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức)

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo dạng hành vi khách quan.

59.30%

9.50%

31.20%

Dùng vũ lực

Đe doạ dùng vũ lực

Thủ đoạn khác

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức)

Theo dạng hành vi khách quan thì dạng hành vi dùng vũ lực để cướp tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất là 59,3%, tỷ lệ thấp nhất là dạng hành vi sử dụng thủ đoạn khác để cướp tài sản chiếm 9,5%. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy do đặc điểm của các băng nhóm tội phạm cướp tài sản thường hoạt động manh động, có sự bàn bạc, chuẩn bị kỹ trước khi thực hiện hành vi cướp tài sản nên dạng hành vi dùng vũ lực để cướp tài sản là phổ biến, dạng hành vi sử dụng thủ đoạn khác rất ít xảy ra, chiếm tỷ lệ thấp không đáng kể do chỉ xảy ra khi băng nhóm cướp tài sản thấy nạn nhân có những sơ hở nhất định mới thực hiện được. Còn số vụ cướp tài sản do băng nhóm cướp gây ra được thực hiện bởi hành vi đe dọa chủ yếu khi nạn nhân đi một mình, ở khu vực vắng người.

- Cơ cấu theo địa bàn phạm tội.

Để xác định cơ cấu này, tác giả phân tích cơ cấu theo số vụ cướp tài sản mà các băng nhóm tội phạm cướp tài sản thực hiện và cơ cấu theo địa bàn xảy ra các vụ cướp tài sản do băng nhóm cướp tài sản thực hiện.

Bảng 2.2. Bảng cơ cấu tình hình tội cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo địa phương nơi xảy ra các hành vi cướp tài sản do các nhóm cướp thực hiện

Thành phố Biên Hòa Thị xã Long Khánh Các huyện Tỉnh khác 97 vụ cướp 17 vụ cướp 113 vụ cướp 4 vụ cướp

42% 7,4%% 48,9% 1,7%

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức)

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ cơ cấu tình hình tội cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo địa phương nơi xảy ra các hành vi cướp tài sản do các nhóm cướp thực hiện.

1,70%

47,20%

9,10%

42%

Thành phố Biên Hòa Thị xã Long Khánh Các huyện Tỉnh khác

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức)

Qua bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.2 cho thấy, địa phương xảy ra các vụ cướp tài sản do các băng nhóm cướp thực hiện ở Thành phố Biên Hòa chiếm tỷ lệ cao là 42%, Thị xã Long Khánh chiếm tỷ lệ 9,1%, 09 huyện còn lại của tỉnh Đồng Nai chiếm tỷ lệ 47,2% và tỷ lệ số vụ cướp tài sản xảy ra ở các tỉnh khác là thấp nhất, chiếm 1,7%.

- Cơ cấu theo địa điểm phạm tội.

Để xác định cơ cấu này, tác giả sử dụng cơ cấu theo số vụ cướp tài sản mà các băng nhóm tội phạm cướp tài sản thực hiện.

Bảng 2.3. Bảng cơ cấu tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo địa điểm phạm tội.

Nhà nạn nhân 23 vụ cướp 10%

Đường phố khu đô thị 53 vụ cướp 22,9%

Nơi vắng người 82 vụ cướp 35,5%

Trong khu công nghiệp 52 vụ cướp 22,5%

Địa điểm khác 21 vụ cướp 9,1%

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức)

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ cơ cấu tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo địa điểm phạm tội.

9,10% 10%

22,90%

35,50%

22,50%

Nhà nạn nhân Đường phố Nơi vắng người Trong khu công nghiệp Địa điểm khác

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức)

Hành vi cướp tài sản có tổ chức của các băng nhóm cướp tài sản thực hiện xảy ra ở nhiều địa điểm khác nhau do tính chất manh động, nguy hiểm của tội phạm cướp tài sản có tổ chức. Theo thống kê từ 94 hồ sơ vụ án 94 băng nhóm cướp tài sản, địa điểm gây án cướp tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất là ở các địa điểm vắng người (chiếm 35,5%), tỷ lệ đứng thứ hai thuộc về đường phố chiếm tỷ lệ 22,90%, thứ ba thuộc về địa bàn các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ 22,50%, chỉ thấp hơn địa điểm gây án là đường phố có 0,4%, xảy ra ở nhà nạn nhân chiếm tỷ lệ là 10% và thấp nhất là xảy ra ở các địa điểm khác (như quán cà phê, trong công viên, bến xe...) chiếm tỷ lệ 9,1%.

Qua nghiên cứu tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ 2007 đến 2011 cho thấy, các vụ cướp tài sản do băng nhóm cướp tài sản gây ra ở các địa điểm vắng người phần lớn là đối với các cặp nam nữ ngồi tâm sự, những người điều khiển xe môtô đi vào khu vực ít người qua lại hoặc nạn nhân bị các băng nhóm cướp tài sản sử dụng vũ lực để khống chế và đưa nạn nhân đến các khu vực vắng người mới thực hiện hành vi cướp tài sản. Đối với các vụ cướp tài sản do băng nhóm cướp tài sản gây ra ở trong địa bàn các khu công nghiệp thì phần lớn đối tượng mà các băng nhóm cướp tài sản hướng đến là công nhân sau khi tan ca. Đối với đối tượng này chúng thường lựa chọn thời điểm công nhân sau khi đã lãnh lương...

- Cơ cấu theo công cụ, phương tiện phạm tội của băng nhóm cướp tài sản.

Để xác định cơ cấu này, tác giả sử dụng cơ cấu theo số vụ cướp tài sản do các nhóm tội phạm cướp tài sản thực hiện.

Bảng 2.4. Bảng cơ cấu tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo công vụ, phương tiện phạm tội của băng nhóm cướp tài sản.

Có sử dụng vũ khí nóng, công

cụ hỗ trợ 13 vụ cướp 5,6%

Không sử dụng vũ khí nóng,

công cụ hỗ trợ 218 vụ cướp 94,4%

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức)

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ cơ cấu tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo công cụ, phương tiện phạm tội của băng nhóm cướp tài sản.

94,40%

5,60% Có sử dụng vũ khí nóng,

công cụ hỗ trợ

Không sử dụng vũ khí nóng, công cụ hỗ trợ

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức)

Qua nghiên cứu, thống kê từ 94 hồ sơ vụ án hình sự điều tra, khởi tố 94 băng nhóm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2007 đến năm 2011 cho thấy, tỷ lệ số vụ cướp tài sản do băng nhóm cướp tài sản thực hiện có sử dụng vũ khí nóng, công cụ hỗ trợ chiếm tỷ lệ thấp là 5,6%; trong khi đó tỷ lệ số hành vi cướp tài sản không sử dụng vũ khí nóng, công cụ hỗ trợ mà sử dụng dao, mã tấu chiếm tỷ lệ khá cao là 94,4%. Qua nghiên cứu, phân tích 94 hồ sơ vụ án hình sự cướp tài sản có tổ chức cho thấy, do các băng nhóm cướp ở Đồng Nai hình thành có sự câu kết khá chặt chẽ, tuy nhiên, sự câu kết này cũng chỉ hình thành chủ yếu trên phương diện cùng chung mục đích là vụ lợi, không muốn lao động và các bị can đã có quen biết từ trước; cơ cấu tổ chức của các băng nhóm cướp còn ở mức thấp nên chưa có sự phân biệt giai tầng rõ ràng, trình độ văn hóa của các bị can thấp, phần lớn bị can đều dưới 30 tuổi nên chưa có sự bàn bạc, chuẩn bị vũ khí nóng và công cụ hỗ trợ để sửng dụng vào thực hiện các vụ cướp tài sản. Do vậy, tỷ lệ số vụ cướp tài sản do băng nhóm thực hiện có sử dụng vũ khí nóng, công cụ hỗ trợ chiếm tỷ lệ khá thấp.

- Cơ cấu theo thời gian phạm tội.

Để xác định cơ cấu này, tác giả sử dụng cơ cấu theo số vụ cướp tài sản mà các băng nhóm tội phạm cướp tài sản thực hiện.

Bảng 2.5. Bảng cơ cấu tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo thời gian phạm tội.

Từ 0 giờ đến 6 giờ 53 vụ cướp 22,9%

Từ 6 giờ đến 12 giờ 05 vụ cướp 2,2%

Từ 12 giờ đến 19 giờ 23 vụ cướp 10%

Từ 19 giờ đến 24 giờ 150 vụ cướp 64,9%

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức)

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ cơ cấu tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo thời gian phạm tội.

22,90%

64,90% 10%

2,20%

Từ 0 giờ đến 06 giờ Từ 06 giờ đến 12 giờ Từ 12 giờ đến 19 giờ Từ 19 giờ đến 24 giờ

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức)

Hành vi cướp tài sản có tổ chức có thể xảy ra vào bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày. Theo phân tích và thống kê từ 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức, trong khoảng thời gian từ 19 giờ đến 24 giờ là khoảng thời gian chiếm tỷ lệ cao nhất về số vụ cướp tài sản do băng nhóm gây ra, chiếm tỷ lệ 64,90%; đứng thứ hai là khoảng thời gian từ 0 giờ đến 06 giờ, chiếm tỷ lệ 22,90%; đứng thứ ba là khoảng thời gian từ 12 giờ đến 19 giờ chiếm tỷ lệ 10% và thấp nhất là trong khoảng thời gian từ 06 giờ đến 12 giờ chiếm tỷ lệ 2,2%. Qua nghiên cứu hồ sơ 94 vụ án cướp tài sản có tổ chức cho thấy, các nhóm cướp tài sản hoạt động mạnh trong khoảng thời gian từ 19 giờ đến 24 giờ và từ 0 giờ đến 06 giờ vì đây là khoảng thời gian trời tối, ánh sáng yếu, vắng người.

- Cơ cấu theo chế tài hình sự áp dụng đối với người phạm tội;

Để xác định cơ cấu này, tác giả sử dụng cơ cấu theo chế tài hình sự áp dụng với từng nhóm bị can theo tính chất nguy hiểm của hành vi cướp tài sản do các bị can thực hiện.

Bảng 2.6. Bảng cơ cấu tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo chế tài hình sự áp dụng đối với người phạm tội.

Phạt tù dưới 5 năm 114 bị can 30,5%

Phạt tù từ 5 năm đến dưới 10 năm 233 bị can 62,3%

Phạt tù từ 10 năm đến dưới 15 năm 23 bị can 6,1%

Phạt tù từ 15 năm trở lên 4 bị can 1,1%

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức)

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ cơ cấu tình hình tội cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo chế tài hình sự áp dụng đối với người phạm tội.

1,10%

6,10% 30,50%

62,30%

Tù dưới 5 năm Tù từ 5 năm đến 10 năm Tù từ 10 năm đến dưới 15 năm Tù trên 15 năm

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức )

Hành vi cướp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, vừa xâm phạm đến quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ. Do vậy, trong xét xử đối với những bị can, bị cáo phạm tội cướp tài sản, Tòa án nhân dân phải áp dụng hình phạt tương ứng với mức độ nguy hiểm và hậu quả do hành vi phạm tội cướp tài sản gây ra. Theo thống kê từ 94 bản án hình sự sơ thẩm xét xử 94 nhóm tội phạm cướp tài sản có tổ chức, tỷ lệ hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo cao nhất là khung hình phạt tù từ 5 năm đến dưới 10 năm, chiếm tỷ lệ 62,3%; đứng thứ hai là khung hình phạt tù dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 30,5%; thấp nhất là khung hình phạt tù trên 15 năm chiếm tỷ lệ 1,1%. Qua phân tích, nghiên cứu 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức cho thấy, tội cướp tài sản có tổ chức là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, hành vi cướp tài sản do băng nhóm cướp tài sản thực hiện được Tòa án nhân dân tỉnh xét xử thường áp dụng khoản 2 Điều 133 có mức hình phạt từ 5 năm đến 15 năm, khoản 3 Điều 133 có mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Tuy nhiên, trong cơ cấu chế tài hình sự áp dụng đối với các bị can, bị cáo là thành viên các băng nhóm cướp tài sản thì tỷ lệ bị can, bị cáo bị

áp dụng hình phạt tù dưới 5 năm tù chiếm tỷ lệ khá cao là 30,5%, đứng thứ hai sau tỷ lệ phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Từ 94 bản án hình sự sơ thẩm xét xử 94 băng nhóm tội phạm cướp tài sản cho thấy, số bị cạn, bị cáo là thành viên các băng nhóm cướp tài sản phải chịu mức hình phạt dưới 5 năm tù chủ yếu là số người chưa thành niên phạm tội. Chỉ có một số lượng rất nhỏ, chiểm tỷ lệ không đáng kể là người đã thành niên, tuy nhiên do mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội khi tham gia băng nhóm cướp tài sản thấp nên nhận được chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta.

- Cơ cấu theo đặc điểm nhân thân người phạm tội.

Cơ cấu của tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức theo đặc điểm nhân thân người phạm tội tác giả phân tích theo giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tiền án tiền sự, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người phạm tội.

+ Cơ cấu về giới tính và độ tuổi của người phạm tội

Bảng 2.7. Bảng cơ cấu tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo giới tính và lứa tuổi

Giới tính Độ tuổi

Nam Nữ Từ đủ 14 đến

dưới 18 tuổi

Từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi

Từ 30 tuổi trở lên 370 bị can 4 bị can 152 bị can 197 bị can 25 bị can

98,9% 1,1% 40,6% 52,7% 6,7%

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức)

Biểu đồ 2.7. Biểu đồ cơ cấu tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo giới tính và lứa tuổi.

1,10%

98,90%

Nam Nữ

6,70%

40,60%

52,70%

Từ đủ 14 đến dưới 18 Từ đủ 18 dến dưới 30 Trên 30 tuổi

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức) Qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.7 cho thấy:

Xét về giới tính, tỷ lệ bị can là nam giới chiếm tỷ lệ cao là 98,4%, trong khi tỷ lệ bị can là nữ giới chỉ chiếm tỷ lệ có 1,6%. Đây là vấn đề hoàn toàn phù hợp do tính chất nguy hiểm, manh động của tội phạm cướp tài sản nói chung, tội phạm cướp tài sản có tổ chức nói riêng.

Xét về độ tuổi, tỷ lệ bị can có độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm 40,6% và đứng thứ hai, chỉ sau tỷ lệ của độ tuổi từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi là 52,7%; thấp nhất là tỷ lệ bị can thuộc nhóm tuổi trên 30 tuổi. Qua các số liệu trên cho thấy, tỷ lệ bị can thuộc nhóm tuổi tử đủ 14 đến dưới 18 tuổi là nhóm tuổi của người chưa thành niên chiếm tỷ lệ khá cáo do đây là nhóm tuổi mà bị can dễ bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các băng nhóm cướp tài sản. Qua phân tích 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức cho thấy, số bị can thuộc nhóm tuổi chưa thành niên chủ yếu rơi vào số lêu lổng, bỏ học, thường xuyên tụ tập với số có tiền án tiền sự hay gia đình không quan tâm nên dễ bị dụ dỗ, lôi kéo khi muốn có tiền tiêu xài.

Đối với nhóm tuổi từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất đa phần tập trung vào số bị can không có công việc ổn định, lười lao động, số có tiền án tiền sự...

+ Cơ cấu theo trình độ học vấn của bị can

Bảng 2.8. Bảng cơ cấu tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo trình độ học vấn của bị can.

Không biết chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 19 bị can 63 bị can 197 bị can 95 bị can

5,1% 16,8% 52,7% 25,4%

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướptài sản có tổ chức)

Biểu đồ 2.8. Biểu đồ cơ cấu tình hình tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 theo trình độ học vấn của bị can.

25,40%

5,10%

16,80%

52,70%

Không biết chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

(Nguồn: 94 hồ sơ vụ án cướp tài sản có tổ chức)

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 28 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)