CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT, KINH TẾ TÀI CHÍNH CỦA PHƯƠNG ÁN CHUYỂN ĐỔI TBA 110KV HỘI AN THÀNH TBA KHÔNG NGƯỜI TRỰC
3.7. PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH
Trước khi quyết định đầu tư, ngoài yếu tố đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cần phải xem xét đến hiệu quả về tài chính, kinh tế mà dự án mang lại.
Phân tích kinh tế tài chính gồm 2 phần:
- Phân tích tài chính: Đứng trên quan điểm của nhà đầu tư. Mục tiêu của nhà đầu tư là lợi nhuận, làm sao đồng vốn bỏ ra mang lại nhiều lợi nhuận nhất.
- Phân tích kinh tế: Đứng trên quan điểm của toàn xã hội, trên phạm vi cả vùng, hoặc một quốc gia. Một dự án có thể không mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, nhưng có thể có lợi cho xã hội, cho một vùng hoặc cho cả một quốc gia.
Việc phân tích kinh tế – tài chính dựa trên sự so sánh giữa các lợi ích của dự án và chi phí trong khoảng thời gian tuổi thọ của hệ thống điều khiển là 10 năm (từ năm 2017 – 2027). Tính toán dùng 4 phương pháp:
• Thời gian hoàn vốn (Payback period),
• Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV - Net Present Value),
• Tỉ suất sinh lợi nội bộ (IRR – Internal Rate of Return),
Thông thường đối với các công ty phân phối điện thì lợi ích chủ yếu mang lại từ việc giảm tổn thất kỹ thuật và điện năng không bán được. Nhưng một số lợi ích khác ít quan tâm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án như đào tạo đội ngũ, quản lý thông tin và tổ chức bộ máy.
Trước hết mô tả các lợi ích khác nhau, sau đó đưa ra các cơ sở sử dụng cho việc tính toán và kết quả phân tích kinh tế – tài chính.
3.7.1. Những lợi ích mong muốn
Thông thường, những lợi ích mong muốn của hệ thống điều khiển thông tin gồm:
• Giảm nhân sự,
• Giảm mất điện,
• Bảo trì tốt hơn,
• Giảm tổn thất kỹ thuật,
• Giảm điện năng không cung cấp được (nhờ việc khôi phục lại hệ thống nhanh hơn trong trường hợp mất điện),
• Huấn luyện nhân sự tốt hơn (chức năng mô phỏng);
• Hạn chế các tai nạn lao động điện.
• Cải thiện kế hoạch củng cố lưới điện, quản lý thông tin tốt hơn, hoàn thiện tổ chức.
Những lợi ích này chủ yếu đến từ việc xây dựng trung tâm điều khiển, nó cho phép các kỹ sư vận hành xác định vị trí và nguyên nhân của sự cố trong hệ thống lưới điện, từ đó người vận hành có nhiều phương án để điều khiển từ xa thiết bị. Hơn nữa, tự động hóa các trạm biến áp thông qua hệ thống thông tin SCADA, miniSCADA sẽ thu thập được một lượng lớn thông tin vận hành hằng ngày của hệ thống, qua đó ngăn ngừa được các sự số, có kế hoạch tăng cường cải tiến hệ thống lưới điện và bảo dưỡng tốt hơn.
Giảm nhân sự
Việc tự động hóa các trạm biến áp theo mô hình trạm không người trực sẽ dẫn đến giảm đội ngũ vận hành ở các trạm biến áp. Đối với trạm này, theo biên chế trực vận hành tại mỗi trạm gồm 11 người (1 trưởng trạm, 10 vận hành viên làm việc 3 ca 5 kíp), tổng số nhân sự của trạm là: 11 người. Khi hoàn thành cải tạo trạm này trước, sẽ giảm được 11 nhân viên vận hành tại các TBA.
Như vậy, khi trạm cải tạo xong đưa vào vận hành sẽ giảm được 11 người.
Chi phí sắp xếp lại công việc cho người không được sử dụng lại trong tổ chức vận hành sau này và cũng cho mức lương cao hơn cho các nhân viên cho tổ chức vận hành
sau này, dự kiến mức lương tăng 1,2 lần hiện tại.
Giảm mất điện
Trong trường hợp mất điện, rất cần thiết:
• Dò tìm sự cố,
• Hạn chế tác động của mất điện,
• Nhanh chóng tái lập điện để đưa về trạng thái bình thường.
Hệ thống tự động hóa trạm, điều khiển giám sát từ xa giúp cho người vận hành có thể xác định vị trí và loại sự cố. Sau đó khôi phục từ xa cung cấp điện cho những vùng không bị sự cố và khoanh vùng để đội ngũ sửa chữa, bảo trì xác định đúng vị trí thực hiện khắc phục nhanh sự cố (giảm thời gian sửa chữa). Nói chung, khi giảm được thời gian giải quyết sự cố một hạng mục nào đó trong lưới điện sẽ giảm được lượng điện năng không bán được.
Bảo trì
Bất cứ hệ thống cơ khí nào khi cũ đều trở nên dễ bị sự cố, và việc vận hành nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị. Do vậy, việc xác định tần suất sử dụng thiết bị là chỉ số quan trọng để xem xét bảo trì, bảo dưỡng. Thực tế một thiết bị đang vận hành được cách ly ngay lập tức, có thể gây ra những hư hỏng về cơ khí, ôxy hóa các tiếp điểm trạng thái và các tác động liên quan khác. Đồng thời, sự rung động trong quá trình hoạt động của các thiết bị thường thao tác (máy cắt, dao cách ly...) có thể gây ra các vấn đề đối với các dây dẫn tín hiệu, đặc biệt là các đầu nối dẫn đến mất kết nối thông tin.
Hệ thống liên tục thu thập dữ liệu về các thành phần của lưới điện, những dữ liệu thống kê liên quan đến các thiết bị đóng cắt giúp có kế hoạch bảo trì thiết bị và ngăn ngừa sự cố.
Giảm tổn thất kỹ thuật và điện năng không cung cấp được:
Hành động phối hợp trong lĩnh vực tối ưu hóa kế hoạch vận hành lưới điện và cơ cấu tổ chức bảo trì hiệu quả hơn sẽ góp phần giảm tổn thất kỹ thuật và điện năng không cung cấp được.
Cải thiện huấn luyện điều hành viên:
Việc sử dụng công cụ mô phỏng cung cấp các chức năng huấn luyện cơ bản sử dụng hằng ngày cho các điều hành viên. Các thao tác đóng/mở máy cắt, điều chỉnh nấc phân áp, v.v.. có thể được mô phỏng mà không ảnh hưởng đến trạng thái/tính an toàn của hệ thống điện thực. Việc đào tạo phân tích mạng lưới điện cũng bảo đảm cho việc hiểu biết sâu hơn các đặc điểm của lưới điện. Thông qua các hoạt động đào tạo và mô phỏng, các vận hành viên sẽ tự tin để thực hiện dứt khoát và chính xác trong các tình huống khẩn cấp trong thực tế.
Quản lý thông tin tốt hơn:
Tự động hóa các trạm biến áp và điều khiển, vận hành từ xa có khả năng thu thập dữ liệu, khôi phục các dữ liệu cho việc chuẩn bị các báo cáo và ghi nhận trình tự các sự kiện, phân tích dữ liệu sự cố….
Những báo cáo và dữ liệu này là nguồn dữ liệu thời gian thực cần thiết của hệ thống điện và chúng góp phần cải thiện các vấn đề sau:
• Tạo ra chỉ số tin cậy để quản lý điện lực,
• Kế hoạch đầu tư củng cố lưới điện thông qua kiểm tra các điều kiện ràng buộc và xác định dấu hiệu lão hóa thiết bị,
• Củng cố các nghiên cứu quy hoạch trung – dài hạn,
• Công bố chất lượng điện với khách hàng,
• Quản lý lực lượng lao động,
• Duy trì việc ghi lại các bất thường, giúp nhân viên vận hành trong việc xác nhận rằng thiết bị bảo vệ đó tác động đúng với sự cố,
• Bảo dưỡng phòng ngừa,
• v.v...
Cải thiện tổ chức:
Việc thành lập trung tâm điều khiển thao tác xa thực hiện toàn bộ các hoạt động vận hành, lên kế hoạch và giám sát được xem xét kỹ lưỡng. Điều này thường dẫn đến sự cơ cấu lại hoàn chỉnh của toàn bộ tổ chức sao cho về lâu dài mang lại hiệu quả trong vận hành hệ thống điện.
Chuyển giao công nghệ sẽ hổ trợ cho ngành điện trong tương lai trong nổ lực hợp lý hóa và cải thiện vận hành bằng việ sử dụng công nghệ máy tính. Chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm sẽ được hoàn tất trong dự án trung tâm điều khiển, nâng cao năng lực để tiếp nhận công nghệ mới.
3.7.2. Phân tích kinh tế tài chính a. Các chi phí của dự án
- Chi phí đầu tư
- Chi phí vận hành : giả định có các chi phí vận hành như sau:
+ Chi phí vận hành hệ thống và bảo dưỡng hệ thống dự kiến: 1% chi phí vốn hằng năm.
+ Chi phí đào tạo lại cho nhân công dôi dư (11 người): những nhân công này được đào tạo lại cho công việc khác, chi phí này là chi phí một lần, dự kiến chi phí này là 6 tháng lương.
b. Các lợi ích/ doanh thu của dự án
Các lợi ích dưới đây được giả định cho dự án:
• Lợi ích giảm nhân công: Khi hoàn thành đưa vào vận hành không người trực sẽ giảm được 11 người.
• Giảm lượng điện năng không phục vụ được,
• Giảm tổn thất kỹ thuật.
Theo số liệu của ADB thống kê các dự án đã thực hiện tương tự như Việt Nam thì tỉ lệ giảm tổn thất kỹ thuật và điện năng không cung cấp được khi có dự án tương ứng là 3%/kWh và 5%/kWh. Số liệu này cũng đã được WB thống nhất và đã áp dụng để phân tích kinh tế – tài chính cho các dự án tự động hóa, SCADA tại EVN NPC và EVN SPC.
3.7.3. Kết quả phân tích kinh tế – tài chính
Với các dữ liệu giả thiết trên, kết quả phân tích như sau:
• Thời gian hoàn vốn = 4 năm 1 tháng