Rủi ro liên quan đến tài sản cho thuê

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1.2. Những rủi ro thường gặp trong hoạt động cho thuê tài chính

1.2.3. Rủi ro liên quan đến tài sản cho thuê

Rủi ro liên quan đến tài sản cho thuê là một trong những rủi ro gây cản trở rất lớn cho bên cho thuê trong hoạt động CTTC. Đó là loại rủi ro liên quan đến chất lượng tài sản thuê khi tài sản sau khi thu hồi có thể bị lỗi thời, hư hỏng hoặc tài sản thuộc loại hàng chuyên dụng nên bên cho thuê không thể chuyển nhượng, cho thuê lại hoặc bán đi được34. Đó cũng có thể là rủi ro xảy ra đối với bên cho thuê và bên thuê khi tài sản CTTC chưa được mua bảo hiểm. Hay rủi ro khi quyền sở hữu tài sản của công ty CTTC, công ty TC chưa được đảm bảo khi những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền sở hữu của bên cho thuê chưa được thực thi hiệu quả trên thực tế.

Đáng chú ý trong thực tế hiện nay là rủi ro liên quan đến việc thu hồi tài sản cho thuê. Đây là một trong những vấn đề nổi cộm mà các công ty hoạt động trong lĩnh vực CTTC đang gặp phải. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, mặc dù các công ty hoạt động trong lĩnh vực CTTC đã thực hiện đầy đủ và đúng các thủ tục trình tự quy định theo ướng dẫn về việc thu hồi và xử lý tài sản CTTC nhưng vẫn không thể thu hồi được tài sản cho thuê35. Hơn nữa, trong quá trình thu hồi tài sản CTTC, các công ty CTTC, công ty TC cũng chưa có được sự hỗ trợ cần thiết của các cơ quan chức năng có thẩm quyền để có thể tiến hành thu hồi tài sản một cách nhanh chóng và theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật. Một ví dụ điển hình liên quan đến rủi ro trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê là đối với tài sản là phương tiện giao thông vận tải thì ngoài việc gửi yêu cầu thu hồi tài sản theo quy định, bên cho thuê có quyền gửi yêu cầu thu hồi tới cơ quan có thẩm quyền về đăng ký để được hỗ trợ thu hồi nhưng thực tế thì dù bên cho thuê đã nhiều lần gửi yêu cầu tới Cục cảnh sát giao

34 Nguyễn Minh Trí (2007), “Cho thuê tài chính trong quá trình đa dạng hóa dịch vụ của các ngân hàng thương mại”, Thị trường tài chính tiền tệ số 16 (238), ngày 15 tháng 8 năm 2007, tr.34 – 36, 60.

35 Phan Nam, Thu hồi tài sản cho thuê tài chính: Nắm dao đằng lưỡi (2011), http://dddn.com.vn/tai-chinh- ngan-hang/thu-hoi-tai-san-cho-thue-tai-chinh--nam-dao-dang-luoi-2011060903362455.htm truy cập ngày 20/06/2014.

thông và Cục Đăng kiểm, song hầu như không nhận được sự hỗ trợ nào từ các cơ quan này trong quá trình thu hồi tài sản36.

Như thế, hoạt động CTTC luôn tiềm ẩn những rủi ro liên quan đến tài sản CTTC. Để hạn chế, phòng ngừa dạng rủi ro này thì các văn bản pháp luật đã được xây dựng và ban hành. Tuy nhiên, các quy định pháp luật liên quan đến tài sản CTTC vẫn còn tồn tại những vướng mắc chưa được tháo gỡ, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan đến các vấn đề về quyền sở hữu, sử dụng tài sản CTTC, thu hồi tài sản CTTC,…

Vì vậy, để khắc phục những vướng mắc trên, thì việc xây dựng và từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến tài sản CTTC, nhằm tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất cho các bên bảo vệ quyền lợi của mình là một trong những vấn đề mấu chốt cần phải được thực hiện. Đồng thời, khi xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm ngăn ngừa rủi ro liên quan đến tài sản CTTC, cần phải dựa trên những cơ sở sau đây: đảm bảo sự thống nhất trong các quy định liên quan đến tài sản CTTC; tạo điều kiện cho việc xử lý tài sản được tiến hành công khai, kịp thời, đảm bảo lợi ích của các bên; đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến tài sản CTTC nhằm tạo thuận lợi cho các bên trong hoạt động CTTC.

Qua những phân tích trên, ta thấy do đặc thù kinh doanh mà hoạt động CTTC luôn tiềm ẩn những rủi ro khác nhau. Hơn nữa, vì hoạt động CTTC là một hoạt động tín dụng ngân hàng, cho nên khi rủi ro xảy ra, xét trên bình diện vĩ mô thì nó cũng sẽ gây mất an toàn cho cả hệ thống tín dụng, ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Do đó, pháp luật phải được xây dựng nhằm tạo hành lang, nền tảng cho hoạt động CTTC phát triển an toàn, bền vững. Mặt khác, ta cũng thấy một trong những mục tiêu quan trọng khi ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động CTTC của các nhà lập pháp là làm sao để hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh. Tuy nhiên, trên thực tế thì những rủi ro vẫn xảy ra. Xuất phát từ những lý do trên mà việc tìm hiểu những rủi ro thường gặp trong hoạt động CTTC cũng như xác định những nguyên tắc cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật về CTTC tương ứng với từng dạng rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về CTTC, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của văn bản trên thực tế, phát hiện ra “lỗ hổng” pháp lý cũng như những vấn đề của thực tiễn áp dụng. Từ đó, sẽ có những kiến nghị thích hợp tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động CTTC ở nước ta hiện nay.

36 Theo Báo Đầu tư, Cho thuê tài chính: Gian nan thu hồi tài sản (2011), <http://www.baomoi.com/Cho- thue-tai-chinh-Gian-nan-thu-hoi-tai-san/126/6428202.epi> truy cập ngày 20/06/2014.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong phạm vi chương I, tác giả đã đi sâu nghiên cứu hai vấn đề chính, đó là:

khái quát chung về hoạt động CTTC và những rủi ro thường gặp trong hoạt động CTTC ở nước ta hiện nay.

Cụ thể, ở phần khái quát chung về hoạt động CTTC, tác giả đã đưa ra khái niệm về hoạt động CTTC. Từ đó, tác giả làm rõ những đặc điểm, bản chất của hoạt động CTTC. Đây sẽ là cơ sở quan trọng giúp các nhà lập pháp xây dựng cơ chế pháp lý phù hợp để điều chỉnh hoạt động CTTC.

Tiếp đến, tác giả đã nêu lên những rủi ro điển hình mà hoạt động CTTC đang phải đối mặt hiện nay, đó là các rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro liên quan đến tài sản cho thuê, để từ đó cho thấy sự cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về CTTC nhằm tạo ra môi trường pháp lý an toàn, đồng bộ, thống nhất cho hoạt động CTTC phát triển.

Những nội dung lý luận chung ở chương I sẽ là cơ sở cho quá trình nghiên cứu, phân tích những quy định pháp luật về CTTC có liên quan với từng nhóm rủi ro và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trên thực tế. Từ đó, tác giả đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật thích hợp nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động CTTC. Đó cũng là nội dung tác giả sẽ tiếp tục trình bày ở chương II.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)