THỰC HÀNH QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 9 KÌ 1 CÔNG VĂN 5512 5 HOẠT ĐỘNG (Trang 173 - 178)

1. Kiến thức:

- Qua tranh ảnh và mẫu vật nhận biết được một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp.

- Qua tranh ảnh nhận biết được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.

- Thấy được tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu tác động của môi trường.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực nghiên cứu khoa học,năng lực thí nghiệm

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp:

yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học: Thường biến là gi? Có hại hay có lợi đối với cơ thể sinh vật? -> HS trả lời... .

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Hôm nay chúng ta nghiên cứu chúng cụ thể hơn thông qua quan sát thực hành. Bài 27.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI, LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG 1: Nhận biết một số sạng thường biến

a) Mục tiêu: biết được cách nhận biết một số dạng thường biến

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh, mẫu vật các đối tượng để:

+ Nhận biết thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.

+ Nêu các nhân tố tác động gây thường biến.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

I. Nhận biết một số thường biến

( Bảng)

Đối tượng Điều kiện môi trường Kiểu hình tương ứng Nhân tố tác động 1. Mầm

khoai

- Có ánh sáng - Trong tối

- Mầm lá có màu xanh - Mầm lá có màu vàng

- Ánh sáng

2. Cây rau dừa nước

- Trên cạn - Ven bờ

- Trên mặt nước

- Thân lá nhỏ - Thân lá lớn

- Thân lá lớn hơn, rễ biến thành phao.

- Độ ẩm

3. Cây mạ - Trong bóng tối - Thân lá màu vàng nhạt. - Ánh sáng

- Ngoài sáng - Thân lá có màu xanh HOẠT ĐỘNG 2: Phân biệt thường biến và đột biến

a) Mục tiêu: HS hiểu và phân biệt được thường biến và đột biến .

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS quan sát trên đối tượng lá cây mạ mọc ven bờ và trong ruộng, thảo luận:

? Sự sai khác giữa 2 cây mạ mọc ở 2 vị trí khác nhau ở vụ thứ 1 thuộc thế hệ nào?

? Các cây lúa được gieo từ hạt của 2 cây trên có khác nhau không? Rút ra kết luận gì?

? Tại sao cây mạ ở ven bờ phát triển không tốt bằng cây mạ trong ruộng?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

II. Phân biệt thường biến và đột biến

* Thường biến:

- Là những biến đổi về kiểu hình.

- Không di truyền.

- Biểu hiện theo hướng xác định.

- Thường có lợi cho bản thân sinh vật.

* Đột biến:

- Là những biến đổi về kiểu gen.

- Di truyền được.

- Biểu hiện không theo hướng xác định.

- Đa số có hại.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

HOẠT ĐỘNG 3. Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng

a) Mục tiêu: HS thấy được tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu tác động của môi trường.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩn dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát ảnh 2 luống su hào của cùng 1 giống, nhưng có điều kiện chăm sóc khác nhau.

? Hình dạng củ su hào ở 2 luống khác nhau như thế nào?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

III. Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng

- Kích thước của các củ su hào ở luống được chăm sóc nhiều thì to hơn ở luống ít được chăm sóc. Điều đó chứng tỏ tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh.

- Hình dạng các củ su hào ở 2 luống là giống nhau-> điều đó chứng tỏ tính trạng chất lượng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV nhận xét buổi thực hành và kết quả thực hành của các nhóm.

- Yêu cầu các nhóm dọn dẹp tranh ảnh, mẫu vật.

- Hướng dẫn HS làm bản thu hoạch.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Về viết báo cáo thu hoạch.

- Đọc và soạn trước bài mới. Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người.

* RÚT KINH NGHIỆM

...

...

TUẦN:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 9 KÌ 1 CÔNG VĂN 5512 5 HOẠT ĐỘNG (Trang 173 - 178)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(226 trang)
w