Do tính chất Dự án là xây dựng khách sạn có quy mô xây dựng đơn giản nên mức độ tác động gây ô nhiễm đến môi trường khu vực là không lớn. Nguồn ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ các hoạt động của nhân viên khách sạn, khách thuê phòng...như sự phát sinh CTR sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, khí thải giao thông, ngập nước cục bộ,... Ngoài ra trong quá trình hoạt động, khu nhà bếp của khách sạn còn có thể xảy ra một số sự cố như cháy nổ, tai nạn giao thông, sự cố sụt lún nhà cửa.
Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 3.22. các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
TT Các nguồn gây tác động Hoạt động của Dự án Đối tượng tác động
1 Bụi Bụi phát sinh từ hoạt động
giao thông nội bộ.
Môi trường không khí Môi trường nước
2
Khí thải
Khí thải phát sinh khi chạy máy phát điện dự phòng.
Khí thải từ các phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu.
Khí thải từ hoạt động đun nấu trong khu vực bếp ăn.
- Môi trường không khí
3 CTR
3.1 CTR thông thường Rác thải sinh hoạt từ tòa nhà.
Môi trường nước Môi trường không khí Môi trường đất
3.2 CTNH - CTNH phát sinh từ hoạt động sinh hoạt: bóng đèn
Môi trường đất
Môi trường không khí hỏng, pin thải,…
4 Nước thải
4.1 Nước thải sinh hoạt
Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của khách và nhân viên trong khách sạn
- Môi trường nước - Môi trường đất
4.2 Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt
- Môi trường nước - Môi trường đất 3.1.3.2. Đánh giá tác động
a. Môi trường không khí
Sau khi Dự án đi vào hoạt động, công trình khách sạn sẽ đi vào hoạt động. Với một lượng khách kèm theo các phương tiện giao thông cá nhân như: xe máy, xe ô tô,... ra vào tòa nhà, cùng với các thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động của tòa nhà như: máy phát điện phục vụ khi lưới điện xảy ra sự cố mất điện,... sẽ phát sinh một lượng khí thải, bụi, tiếng ồn... gây ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh khu vực Dự án.
Nguồn gốc ô nhiễm và chất chỉ thị ô nhiễm môi trường không khí được thể hiện tại bảng 3.22.
Bảng 3.23. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường không khí và chất ô nhiễm chỉ thị
TT Nguồn gốc ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị 1 Máy phát điện Khí thải độc hại (SOx, CO, NOx,
HC,...) 2 Hoạt động của dân cư, phương tiện,
như bãi đỗ xe, khu tập kết rác thải
Bụi, tiếng ồn, mùi, khí thải độc hại (CO, NOx, SOx, CH,…)
Bụi và khí thải từ hoạt động giao thông
Lượng khí thải phát sinh chủ yếu từ bãi đỗ xe sẽ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí xung quanh và gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sống và làm việc trong tòa nhà, ảnh hưởng gián tiếp đến người dân khu vực xung quanh. Tuy nhiên do khu vực này được thiết kế thông thoáng và là khu vực đỗ xe nên thời gian xe nổ máy là ngắn, những tác động này là không đáng kể.
Trong quy hoạch giao thông, sau khi Dự án đi vào hoạt động, trong phạm vi dự án sẽ chỉ có các phương tiện giao thông cá nhân và xe con loại nhỏ. Hệ số ô nhiễm củacác loại xe được thể hiện ở bảng 3.22 để ước tính tổng tải lượng ô nhiễm của các phương tiện giao thông sau khi Dự án đã đi vào hoạt động.
Bảng 3.24. Hệ số ô nhiễm khí thải của xe ô tô và xe máy ước tính theo đơn vị 1000km đường xe chạy hoặc 1 tấn nhiên liệu tiêu thụ
Đơn vị Bụi
kg/1000km SO2
kg/1000km NOx
kg/1000km CO kg/1000km
VOC kg/1000k
m Động cơ
>50cc,4
kỳ 1000km - 0,76S 0,3 20 3
Ôtô, xe tải
nhỏ 1000km 0,07 1,94S 0,25 1,49 0,19
(Nguồn: WHO – Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí, Tập 1 - Generva 1993) Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (0,05%); VOC là chất hữu cơ bay hơi Lượng khí thải do các phương tiện giao thông gây ra được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 3.25. Tải lượng ô nhiễm phát thải của xe ô tô và xe máy
Thông số
Loại động cơ
Bụi [kg/ngày]
SO2
[kg/ngày]
NOx
[kg/ngày]
CO [kg/ngày]
VOC [kg/ngày]
Động cơ >50cc, 4 kỳ - 8,55x10-5 0,068 4,5 0,68
Ôtô con 0,00105 1,46x10-5 0,0038 0,022 0,0029
Tổng cộng 0,00105 1x10-4 0,0718 4,522 0,6829
Khí thải từ hoạt động đun nấu trong khu vực bếp ăn
Khi Dự án đi vào vận hành, hoạt động đun nấu từ khu nhà bếp của nhân viên sẽ phát sinh mùi, khí thải và nhiệt. Nếu không có biện pháp giảm thiểu sẽ tác động đến sức khỏe của các CBCNV, khách tới khu vực Dự án. Tuy nhiên, nhiên liệu sử dụng nấu ăn trong toàn bộ Dự án là điện nên khí thải phát sinh với nồng độ khá thấp, tác động đến con người và môi trường khu vực là không lớn nếu có các biện pháp xử lý khí và thông thoáng đi kèm.
b. Môi trường nước
Trong quá trình hoạt động của Dự án, các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm: Nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt của người dân. Hoạt động gây ô nhiễm chủ yếu là do nước thải sinh hoạt
Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước và chất chỉ thị ô nhiễm môi trường nước được thể hiện tại bảng 3.27.
Bảng 3.26. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước
TT Nguồn gốc ô nhiễm Ô nhiễm
1 Nước mưa chảy tràn Chất rắn lơ lửng, các rác thải, chất hữu cơ dễ phân hủy, dầu mỡ nhiên liệu.
2 Phương tiện giao thông ra vào
Chất rắn lơ lửng, dầu mỡ phát sinh trong quá trình vận hành
3 Nước thải sinh hoạt Chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (BOD, COD, hợp chất nitơ, phốt pho) và vi khuẩn.
Nước thải sinh hoạt
Do đặc điểm Dự án là khách sạn nên nước thải khi Dự án đi vào hoạt động chủ yếu là nước thải sinh hoạt phát sinh từ khách thuê phòng, nhân viên làm việc trong khách sạn, khách hàng ra vào khách sạn.
Dự báo khối lượng nước sinh hoạt thải ra là lớn.
Trong quá trình Dự án đi vào hoạt động lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt là 20 m3/ngày đêm Nước cấp sinh hoạt được cấp từ nước sạch của khu vực. Theo mục a, khoản 1, điều 39 của Nghị định 80/2014/NĐ-CP, lượng nước thải ước tính bằng 100%
lượng nước cấp. Vậy lượng nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của khách sạn khoảng 20 m3/ngày đêm.
Nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này chứa các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật gây bệnh.
Từ hệ số phát thải ta tính được tải lượng chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải, nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt trước hệ thống xử lý của tòa nhà được thể hiện tại bảng 3.28 sau:
Bảng 3.27. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm
Chất ô nhiễm Tải lượng (g/ngày)
Lưu lượng
thải (m3/ngày)
Nồng độ trung bình (mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT
Cột B BOD5 14.850-17.820
20
742,5-891 50
COD 23.760-33.990 1188-1699,5 -
TSS 23.100-47.850 1155-2392,5 100
NO3- (Nitrat) 1.980-3.960 99-198 50
PO43(Photphat) 198-1.485 9,9-74,25 10
Amoniac 1.188-2.376 59,4-118,8 10
Nhận xét:
Từ bảng 3.28 so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) cho thấy nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm vượt Quy chuẩn tương đối cao, cụ thể như sau:
Hàm lượng BOD5 vượt từ 14,85 – 17,82 lần. Hàm lượng TSS vượt từ 11,55 – 23,925 lần. Hàm lượng NO3- vượt 1,98 – 3,96 lần.